221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
874314
Văn bản thiếu-thừa chữ, nhiều ngành "choáng''!
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Văn bản thiếu-thừa chữ, nhiều ngành 'choáng''!
,

(VietNamNet) - Chuyện mới tinh xảy ra trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) làm liên tưởng đến tích ''trâu cày không được giết'' ngày xưa...

Xưa, chỉ vì một vết bẩn tựa dấu phẩy nằm lọt giữa hai từ cuối câu khiến chiếu chỉ vua ban rành rành ''Trâu cày không được giết'' trở thành ''Trâu cày không được, giết'' - muôn dân đem trâu không cày được ra giết sạch!

Soạn: HA 980778 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tốn bao giấy, mực, công sức, thời gian và cả... chữ ký vì mấy chữ thiếu - thừa trong văn bản, quyết định đã ban hành... có gọi là lãng phí?

Nay, nhiều người dân quận Thanh Xuân vừa tưởng đã cầm chắc tiêu chuẩn mua nhà tái định cư khi giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng đường vành đai 3, hoặc tưởng đã cầm chắc một món tiền đền bù lớn - nếu cứ suy đúng như ý toát lên từ câu chữ trong các Quyết định, văn bản đã ban hành của UBND TP Hà Nội. Song, hoá ra không phải: chỉ có từ ngữ, câu chữ trong các văn bản, Quyết định kia chỗ thiếu chỗ thừa, chứ Thành phố không thừa tiền đền bù và thừa tiêu chuẩn nhà như thế!

Thừa...

Ngày 16/5/2005, UBND TP Hà Nội ra văn bản số 2022/UBND-NNĐC về việc bán nhà tái định cư cho các trường hợp KT3 khi giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 (đoạn qua quận Thanh Xuân). Theo đó, chấp thuận về nguyên tắc cho UBND quận Thanh Xuân phê duyệt phương án bán nhà tái định cư cho diện KT3 theo điều kiện ''đang sử dụng nhà, đất và ăn ở thường xuyên tại nơi thu hồi đất ít nhất 3 năm trước ngày quyết định thu hồi đất''.

Vì ngày có quyết định thu hồi đất khu vực này là 17/8/2001 nên chiểu theo văn bản trên, UBND quận Thanh Xuân đã ra Quyết định phê duyệt bán nhà tái định cư cho các trường hợp KT3 với thời gian được áp dụng là ăn ở thường xuyên tại nơi thu hồi đất từ 17/8/1998 (trước ngày có quyết định thu hồi đất 3 năm) trở về trước. Nhiều người hiểu rằng: điều kiện trên có nghĩa là các hộ dân chỉ cần ăn ở trước 3 năm và phải có ngày ở trước 17/8/2001 là được xem xét mua nhà tái định cư.

Thế là, nhiều hộ dân có thời gian ở liên tục không đủ 3 năm trước ngày có quyết định thu hồi đất (17/8/2001) nhưng đã ở thường xuyên tại nơi bị thu hồi đất từ năm 2000 trở về trước được UBND quận đề nghị xét mua nhà tái định cư. Tuy nhiên, liên ngành: Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố, Sở Tài chính, Sở TN-MT&NĐ khi trực tiếp kiểm tra, xem xét nội dung đề xuất đã không chấp thuận.

Dự án xây dựng đường vành đai 3 (Hà Nội) đã thông thoáng một phần,
đến đoạn Khuất Duy Tiến gần ra Nguyễn Trãi thì ''teo, tắc''!

Theo liên ngành, việc Quận Thanh Xuân đề nghị như vậy là quá thẩm quyền. Thế nhưng, để thuận lợi cả đôi đường, liên ngành cùng nhất trí đề nghị UBND TP bỏ chữ '''' trong câu ''đang sử dụng nhà, đất và ăn ở thường xuyên tại nơi thu hồi đất ít nhất 3 năm trước ngày quyết định thu hồi đất'' của văn bản 2022/UBND-NNĐC kể trên - nếu không thì còn rắc rối!

Ngày 4/12/2006 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã gửi văn bản 5649/UBND-NNĐC tới liên ngành nói trên và UBND quận Thanh Xuân, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT), chấp thuận một số đề xuất của liên ngành, trong đó có việc đổi lại câu trong văn bản cũ thành câu mới (không có chữ ''''): ''đang sử dụng nhà, đất và ăn ở thường xuyên tại nơi thu hồi đất ít nhất 3 năm trước ngày quyết định thu hồi đất''!

Một lần nữa, UBND quận Thanh Xuân lại phải tái thông báo tới các hộ dân chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổ chức tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền và chỉ đạo việc lập phương án, quyết định phê duyệt phương án theo hướng không còn chữ ''''!

Thiếu...

Cũng về việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng đường vành đai 3 (đoạn qua quận Thanh Xuân) và đường Lê Văn Lương, liên tục trong các năm 2003, 2004, UBND TP Hà Nội đã ra 3 Quyết định phê duyệt mức giá làm cơ sở tính bồi thường cho các vị trí đất khác nhau thuộc 3 tuyến phố: Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tưởng và Khuất Duy Tiến.

Đường vành đai 3 đang dở dang chờ đợi giải phóng mặt bằng khu vực Khuất Duy Tiến tiếp giáp đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Ảnh chụp ngày 10/12/2006.

Cụ thể: Quyết định 6562/QĐ-UB ngày 30/10/2003 ghi: ''Các thửa đất ở mặt đường Khuất Duy Tiến, từ số nhà 454 đến đường Hồng Liên là 13.700.000 đồng/m2. Các thửa đất ở vị trí tiếp giáp với ngõ có mặt cắt rộng ≥ 3,5m là 9.000.000 đồng/m2''.

Ngày 26/10/2004, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 7110/QĐ-UB ghi: ''Các thửa đất tiếp giáp đường Nguyễn Trãi là 18.000.000 đồng/m2. Các thửa đất ở trong ngõ rộng hơn hoặc bằng 3,5m là 10.800.000 đồng/m2''.

Đến ngày 23/12/2004, thêm Quyết định 9422/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội quy định: ''Giá bồi thường thiệt hại về đất ở tại các thửa đất tiếp giáp đường Nguyễn Huy Tưởng là 13.000.000 đồng/m2, tại các thửa ở vị trí còn lại là 7.700.000 đồng/m2''.

Quận Thanh Xuân trong những năm đó đã áp dụng các mức giá tại 3 Quyết định này để di chuyển 140 hộ dân ra khỏi khu vực dự án. Song, gần đây nhất, ngày 13/5/2006, UBND TP Hà Nội lại có thêm văn bản 1977/UB-NNĐC cho phép UBND quận Thanh Xuân và Ban Quản lý dự án Thăng Long căn cứ 3 Quyết định đã ban hành trên - ''theo các vị trí đất tương ứng nếu mức giá nào cao hơn thì lấy mức giá đó làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ''.

Y lệnh, UBND quận Thanh Xuân phê duyệt ngay phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các thửa đất ở ngõ có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 3,5m thuộc đường Khuất Duy Tiến là 9.100.000 đồng/m2 và đã giải phóng mặt bằng xong gần 300 hộ dân.

Tuy nhiên, một số hộ dân hiện vẫn căn cứ vào câu ''Các thửa đất ở trong ngõ rộng hơn hoặc bằng 3,5m là 10.800.000 đồng/m2'' trong Quyết định 7110/QĐ-UB ngày 26/10/2004 của UBND TP Hà Nội, cho rằng đây là một câu viết hoàn thiện về chính tả và nội dung, không liên quan gì đến các câu khác, nghĩa là 10.800.000 đồng/m2 kia cần được hiểu là mức giá áp dụng chung cho cả tuyến đường vành đai 3 từ Pháp Vân đến Mai Dịch (trong đó có cả đường Khuất Duy Tiến)!

Một khu phố ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Ảnh minh hoạ.

Giải thích không nổi khi rõ ràng văn bản ghi vậy - cực chẳng đã, liên ngành Sở Tài chính, Sở TN-MT&NĐ, Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố, Cục Thuế và UBND quận Thanh Xuân phải cùng thống nhất, ký Tờ trình gửi UBND TP làm rõ cho một vấn đề vừa đơn giản vừa phức tạp, ấy là thêm 4 tiếng ''thuộc đường Nguyễn Trãi'' vào cuối câu ''Các thửa đất ở trong ngõ rộng hơn hoặc bằng 3,5m là 10.800.000 đồng/m2'' trong Quyết định 7110 kể trên!

Ngày 30/11/2006 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển đã ký Quyết định 5348/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung một số nội dung đã quy định tại Quyết định 7110/QĐ-UB ngày 26/10/2004, mà cụ thể là đồng ý với đề nghị của liên ngành: ''Mức 10.800.000 đồng/m2 áp dụng cho vị trí các thửa đất trong ngõ rộng hơn hoặc bằng 3,5m thuộc đường Nguyễn Trãi. Mức 7.700.000 đồng/m2 áp dụng cho các vị trí còn lại thuộc đường Nguyễn Trãi''.

Mới biết, lâu nay các dự án lớn chậm tiến độ thường đổ lỗi cho khâu giải phóng mặt bằng, song có lẽ ít ai ngờ việc giải phóng mặt bằng đôi khi đã ách tắc chỉ vì mấy chữ thiếu - thừa trong văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền như thế!

  •  Hoàng Huy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,