221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
872066
"Bão vào ĐBSCL khả năng sẽ gây thiệt hại lớn"
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
PTT Trương Vĩnh Trọng:
'Bão vào ĐBSCL khả năng sẽ gây thiệt hại lớn'
,

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhận định: Nếu cơn bão vào các tỉnh Nam bộ, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với cấp 7, cấp 8, khả năng sẽ gây thiệt hại lớn, nhất là về nhà cửa.

Tối 4/12, Phân Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão (PCLB) miền Nam do Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chủ trì đã có cuộc giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương để trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình chỉ đạo các tỉnh triển khai thực hiện các phương án phòng tránh cơn bão số 9 theo Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ, dự kiến trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được 15 – 20 km. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 – 250 km. Như vậy, bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Sóc Trăng. Khoảng đêm 4/12, vùng tâm bão có khả năng đi vào địa phận các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Đến 16 giờ ngày 5/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,5 độ vĩ bắc; 106,4 độ kinh đông, trên địa phận các tỉnh đồng bằng Nam bộ.

Trao đổi thông tin với Ban Chỉ đạo PCBL Trung ương, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho biết, qua kiểm tra và chỉ đạo công tác đối phó với bão số 9 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào chiều ngày 4/12 cho thấy công tác chuẩn bị đối phó với bão của địa phương có cố gắng nhưng chưa thật tốt, chưa quyết liệt, chưa đặt hết tình huống xấu nhất khi xảy ra để đối phó. Nhiều tàu thuyền neo đậu chưa đúng kỹ thuật hướng dẫn, dễ bị va chạm gây hư hỏng khi có bão đổ bộ vào. Một số ngư dân chủ quan vẫn còn bám tàu thuyền.

Phó Thủ tướng nhận định: Nếu cơn bão vào các tỉnh Nam bộ, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với cấp 7, cấp 8, khả năng sẽ gây thiệt hại lớn, nhất là về nhà cửa. Theo kế hoạch, ngày 5/12, Phó Thủ tướng và các thành viên trong Ban chỉ đạo PCLB miền Nam sẽ tiếp tục đi kiểm tra huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và một số tỉnh khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão phải làm quyết liệt hơn nữa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Theo báo cáo nhanh của Phân Ban Chỉ đạo PCLB miền Nam, đến 19 giờ chiều ngày 4/12, tại tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức di dời được 1.841 hộ (7.981 khẩu) thuộc 19 xã, phường ven biển; cấp gần 30.000 bao cát để chằng chống kho tàng, nhà cửa.

Tỉnh Bình Thuận đã thực hiện biện pháp cưỡng chế để đưa hết các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm và đến trưa ngày 4/12 tỉnh đã di dời được 1.793 hộ (6.833 khẩu) đến nơi an toàn; đồng thời thông báo cho học sinh các trường trên địa bàn tỉnh nghỉ học trong 2 ngay 4 và 5/12.

Huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) có kế hoạch tổ chức di dời 2.080 hộ nhưng đến trưa ngày 4/12 mới di dời được hơn 500 dân.

Soạn: HA 975007 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dân cư ở vùng cso nguy cơ sạt lở cao tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) đã được di dời đến nơi an toàn.

 

Trà Vinh: Tòan bộ 265 tàu tuyền đánh bắt cá về nơi trú ẩn

Chiều 4/12, Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh đã họp khẩn cấp để kiểm tra việc ứng phó với những diễn biến bất thường của Cơn bão số 9, có khả năng ảnh hưởng đến Tỉnh Trà Vinh.

Đến chiều tối 4/12, tòan bộ 265 tàu tuyền đánh bắt cá, trong đó có 27 tàu đánh bắt cá xa bờ của tỉnh đã về trú ẩn an tòan tại Bến cá Định An- Huyện Trà Cú. 1 chiếc đậu tại huyện Phú Quốc- Kiên Giang. Các huyện có bờ biển như Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú đã chỉ đạo công tác phòng, chống bão theo phương châm tại chỗ.

Do ảnh hưởng của bão, Tỉnh Trà Vinh sẽ có khả năng mưa to, gây ngập úng trên diện tích lúa đông xuân mới gieo sạ. Tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp theo dõi và trực ban 24/24h để kịp thời vận hành hệ thống cống xả lũ, chống ngập úng cục bộ trên diện tích sản xuất của bà con nông dân.

An Giang: Hướng dẫn ngư dân neo đậu bè cá trên sông, rạch an toàn

Với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ tính mạng của nhân dân, Tỉnh An Giang chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương kiên quyết di dời dân ở nơi xung yếu đến nơi an toàn, nếu cần có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế; cố gắng hoàn thành việc di dời dân trước 10 giờ ngày 5/12; cho tất cả học sinh, sinh viên nghỉ học ngày 5/12 và tiếp tục cho nghỉ thêm vào ngày 6/12 nếu bão còn diễn biến phức tạp.

Các phương tiên giao thông thủy, chủ phương tiện đánh bắt cá trên đường thuỷ nội địa phải dừng hẳn hoạt động chậm nhất vào 12 giờ ngày 5/12. Sở y tế chuẩn bị đủ cơ số thuốc và chuẩn bị chu đáo các phương tiện cấp cứu, cứu thương; các bệnh viên tỉnh, huyện và các trạm y tế xã sẳn sàng ứng cứu khi có tai nạn xảy ra; Ngành điện kiểm tra an toàn lưới điện và có kế hoạch cắt điện để đảm bảo tính mạng người dân khi bão vào. Ngành nông nghiệp điều chỉnh lịch xuống giống lúa đông xuân 2006 - 2007để tránh bão, tổ chức thu hoạch lúa thu đông an toàn, tập trung lực lượng máy bơm để bơm tiêu úng. Ngành thủy sản hướng dẫn ngư dân biện pháp neo đậu bè cá trên sông, rạch an toàn; gia cố bờ bao các ao hầm nuôi thủy sản. Ngành công an quân sự giúp dân sơ tán, đảm bảo an ninh trật tự, phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn...

Các địa phương trong tỉnh đã chỉ đạo các xã, phường thực hiện công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, khẩn trương rà soát và tổ chức di dời dân từ nơi nguy hiểm đến nơi an tòan; củng cố các đội xung kích, lực lượng dân quân tại chỗ để tham gia tìm kiếm cứu nạn; trực ban 24/24 giờ sẵn sàng đối phó với bão số 9...

Tiền Giang: Di dời 4.000 hộ dân ở những khu vực nguy hiểm

Đến chiều 14/12, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức cho đội tàu thuyền đánh cá vào neo đậu an toàn tại hai khu: Đèn Đỏ (Tân Thành, vàm Cửa Tiểu) và Vàm Láng thuộc địa phận huyện biển Gò Công Đông; kiên quyết không cho tàu thuyền ven bờ ra khơi, ngưng hoạt động các giàn đáy song cầu dọc theo tuyến ven biển.

Theo ông Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, huyện cũng đang chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực phòng hộ bảo vệ tuyến đê biển và các tuyến đê sông xung yếu. Đối với 2 xã cù lao ven biển là Phú Đông, Phú Tân, huyện ưu tiên di dời khoảng 4.000 hộ dân ở những khu vực nguy hiểm vào nơi tránh bão an toàn, kiên quyết không để thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra thiên tai.

Tại thành phố Mỹ Tho, theo ông Nguyễn Hoàng Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, hiện thành phố đang sẵn sàng đối phó với cơn bão số 9 trong đó trọng điểm là phường Tân Long vốn là một cù lao lớn giữa sông Tiền. Tại đây, bà con đã neo đậu tàu thuyền đánh cá tại các khu vực an toàn tránh sóng to gió lớn, kiểm tra các bè cá và phương tiện ứng cứu kịp thời khi có sự cố.

Còn tại huyện Cai Lậy (phía Tây), có một hệ thống cù lao trù mật nổi danh về vùng chuyên canh cây ăn trái lớn như: Ngũ Hiệp, Tân Phong và các xã ven sông Tiền, theo ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND huyện, địa phương đã tăng cường lực lượng quân sự, công an cùng hỗ trợ các đội dân phòng tại chỗ tổ chức tuần tra hộ đê, bảo vệ cống đập 24/24 giờ, xây dựng phương án phòng chống và cứu hộ, cứu nạn một cách chặt chẽ.

Bình Phước: Lo ngại nhà cửa của dân không kiên cố chiếm tỷ lệ cao

Đến 18 giờ chiều 4/12, Ban chỉ huy phòng chống lụt bãn và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh Bình Phước đã hoàn thành công tác triển khai các biện pháp phòng, chống cơn bão số 9. Hiện nay, hầu hết các huyện, thị trong tỉnh đã thực hiện triển khai hướng dẫn phòng chống bão cho nhân dân các khu vực trọng điểm thường xuyên xảy ra lũ lụt, sạt lở; tiến hành gia cố, chằng chống nhà cửa, công trình có nguy cơ tốc mái, gẫy đổ.

Tỉnh cũng triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cho các công trình thủy lợi, hồ chứa nước. Các công trình đều đã chuẩn bị bao cát và tấm bạt ni lông phòng tránh mưa lớn kéo dài gây xói lở công trình. Các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng phương án di dời khoảng 370 hộ dân ở các khu vực thường xuyên bị ngập và xảy ra lũ quét ven sông Bé, hạ lưu hồ thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sork Phu Miêng; khu vực ven sông Đồng Nai như xã Đăng Hà, Thống Nhất (huyện Bù Đăng), khu vực Suối Đâm (huyện Phước Long), Suối Cần Lê (huyện Lộc Ninh- Bình Long)... Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão, trong khi kinh nghiệm phòng chống bão của người dân trong tỉnh còn thiếu, còn có tư tưởng chủ quan; nhà cửa của dân không kiên cố chiếm tỷ lệ cao.

Bạc Liêu: Hơn 800 phương tiện tàu đánh cá vào bờ tránh bão

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ( PCLB-TKCN) tỉnh Bạc Liêu cho biết: Đến 18h30 chiều 4/12, tòan bộ 24 tàu đánh cá của tỉnh Bạc Liêu còn ''chần chừ'' chưa chịu vào bờ tránh bão đã chấp hành lệnh gọi vào bờ và đang trú bão tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Như vậy, hơn 800 phương tiện tàu đánh cá của tỉnh Bạc Liêu đã vào hẳn trong bờ tránh bão và được bố trí ở những nơi an tòan để tránh bão. Tòan bộ các cửa sông ra vào biển đều được ''khóa chặt'' không để phương tiện nào ra khơi khi chưa có lệnh.

Cho đến 19h30 tối, trên tòan địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa có hiện tượng của bão, nắng vẫn gay gắt. Tuy nhiên không chủ quan trước diễn biến bất thường của bão số 9, tỉnh đã tiến hành di dời dân ở các xã ven biển vào sâu trong đất liền để tránh bão. Trong đó tại khu vực Cái Cùng thuộc huyện Hòa Bình đã di dời 120 hộ dân với 430 nhân khẩu; tại thị trấn Gành Hào đã di dời 60 hộ dân với 378 nhân khẩu đang sinh sống ở ven biển vào sâu trong đất liền để trú bão.

Tất cả những hộ dân di dời đều được bố trí chổ ở chu đáo, bảo đảm việc cung cấp lương thực, thuốc uống cho mọi người. Các công vịệc phòng, chống Cơn bão số 9 tại Bạc Liêu đã được tổ chức chu đáo.

VietNamNet tiếp tục cập nhật...

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,