221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
795150
Dịch lở mồm long móng: Lợn, bò vẫn đông thực khách
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Dịch lở mồm long móng: Lợn, bò vẫn đông thực khách
,

(VietNamNet) - Thịt lợn, bò không bị tẩy chay trong dịch, dù sức mua giảm. Giá các loại thực phẩm này "rớt" chút ít khiến nhiều gia đình thấy "dễ thở" hơn trong hoàn cảnh vật giá "leo thang".

Soạn: AM 775009 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một số gia đình ăn thịt lợn với tâm lý hơi ngại ngần.

Thịt lợn ế ẩm

Mấy ngày nay, các quầy thịt lợn ở các chợ Hà Nội không còn đông khách như trước; có quầy còn tạm nghỉ. Tại chợ cóc ở ngõ khu Tập thể Học viện Báo chí và Tuyên truyền (P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy), quầy thịt của chị Hiền ít hàng hẳn. Chị nói: "Ngày nào tôi cũng mang nửa tạ thịt lợn từ Vĩnh Phúc vượt hơn 40km đến đây bán, hết vèo trong buổi sáng. Nhưng dạo này khách mua giảm hẳn vì sợ lợn dịch. Không khéo tôi phải nghỉ chợ cho đến hết dịch".

Tại chợ Nghĩa Tân (chỉ họp buổi sáng), hơn chục quầy thịt cũng giảm lượng hàng lấy vào, dù nhiều khách vẫn mua thịt; gần trưa các phản thịt đều vãn hẳn. áng nay, hơn 10 cửa hàng kinh doanh thịt lợn, thịt bò tại khu chợ cóc ở Nghĩa Tân vẫn hoạt động bình thường. Chị Dinh - một người bán hàng thịt - cho biết: ''Từ hôm có thông tin về dịch lở mồm long móng, chúng tôi phải giảm bớt lượng hàng lấy vào. Nếu lấy hàng như mọi hôm thì chắc khó bán hết. Khách vẫn mua thịt nhưng đều e ngại hỏi, lợn có bệnh không''.

Chị Phương (Ngõ chợ Khâm Thiên, Q. Đống Đa) lo lắng nói: "Nhà tôi không dám ăn thịt lợn, bò nữa. Cả con lợn to thế không thể biết lợn bệnh hay khoẻ. Dấu kiểm dịch cũng không mấy khi có vì lợn bán miếng chứ không bán cả con như gà. Tốt nhất nếu muốn ăn phải vào siêu thị hoặc những điểm bán an toàn''.

Ngày 10/5, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có điện đề nghị Chính phủ, các bộ, các ngành chức năng và địa phương có kế hoạch chủ động, chuẩn bị khả năng tài chính, kiên quyết phòng chống dịch LMLM. Trước mắt, xử lý triệt để các ổ dịch cũ; tiêm phòng bao vây ổ dịch theo đúng quy định; khoanh vùng, cách ly từng thôn, ấp không để dịch lây lan.

Hôm sau (11/5), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND các tỉnh có dịch lập ngay BCĐ Phòng, chống dịch LMLM tại địa phương để tập trung chỉ đạo bao vậy, khống chế, dập tắt ngay các ổ dịch. Phó Thủ tướng lưu ý Bộ NN-PTNT chủ động phân bổ nguồn vắc-xin dự trữ quốc gia, kinh phí tiêm phòng, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM. Bộ Tài chính cũng sớm ban hành chính sách hỗ trợ tài chính cho các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh này.

Bên cạnh những thực khách bắt đầu tẩy chay thịt lợn, bò, vẫn còn rất đông người vẫn bình tĩnh dùng loại thực phẩm khó thiếu trong các bữa ăn này. Tại các quán cơm bình dân, bún chả, phở bò Hà Nội, khách hàng vẫn đông. Giải thích cho việc không quay lưng với thịt bò, lợn, họ nói: "Biết ăn gì bây giờ? Hải sản thì đắt đỏ, gà vịt thì vẫn còn nguy cơ có cúm gia cầm. Còn mỗi lợn, bò thì lại LMLM! Chỉ còn cách vẫn ăn như... thường!". Tuy nhiên, tất cả đều mong không ăn phải lợn, bò bệnh.

Đa số người mua, người bán đều còn khá yên tâm với các sản phẩm bò, lợn do chưa có trường hợp LMLM lây từ gia súc sang người. 

Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn khuyến cáo, người dân nên ăn thịt gia súc nấu chín kỹ; không ăn thịt, sữa và các sản phẩm của gia súc mắc bệnh; tránh tiếp xúc với gia súc mắc bệnh; tiêu huỷ gia súc LMLM. Trường hợp buộc phải tiếp xúc với gia súc mắc bệnh, nên  thực hiện tốt biện pháp phòng hộ cá nhân, xử lý chuồng trại chăn nuôi bằng hoá chất khử khuẩn mạnh như vôi bột, Chloramin B...

Thịt chợ rớt giá, thực phẩm không dịch "lên ngôi"

Theo các bà, các chị nội trợ ở Hà Nội, mấy ngày gần đây giá các loại hải sản, thịt gà vịt tăng nhẹ. Loại tôm to vừa ngày thường giá 100.000 đồng/kg nay đã lên 120.000 đồng/kg. Gà thịt nguyên con giá 80.000/kg (tăng 5.000 đồng/kg). Người bán đều khẳng định không "ăn theo" dịch LMLM tăng giá, mà do những mặt hàng này trở nên khan hiếm khan hiếm.

Tại chợ cung cấp thịt đầu mối Phạm Văn Hai (Q. Tân Bình, TP.HCM) ngày 11/5, lượng thịt heo về khoảng gần 3.000 con, giá sỉ heo hơi từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, giảm từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với một tháng trước đây. Giá đã giảm nhưng theo nhiều tiểu thương sức mua lại chậm hơn trước, thịt về chợ đang ở tình trạng cung lớn hơn cầu.

Soạn: AM 774999 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các quầy thịt bò vẫn đông khách mua.

Bà Điền Thị Minh Hằng, một người kinh doanh trong ngành thực phẩm tươi sống lâu năm nhận định: nguyên nhân dẫn đến tình trạng thịt heo hạ giá này là do căn bệnh lở mồm long móng gây ra.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV VietNamNet, chỉ có thịt heo, bò  ở chợ là mất giá; thịt trong siêu thị hoặc tại các cửa hàng thịt Vissan giá không đổi. Đại diện công ty Vissan cũng cho hay, công ty vẫn thu mua heo từ người chăn nuôi với giá cũ, không hạ giá đầu vào nên không có chuyện giảm giá đầu ra. Cũng theo ông này, hiện Vissan vẫn đảm bảo được nguồn thịt cung ứng cho thị trường (cả thịt tươi sống lẫn thịt sản xuất thực phẩm chế biến), do vậy dịch LMLM chưa ảnh hưởng lớn đến việc cung - cầu của thị trường.

Ông Nguyễn Xuân Trang, Trưởng Ban Quản lí chợ Phạm Văn Hai cho biết thêm, mặc dù heo về chợ là heo thành phẩm (đã qua các khâu kiểm dịch của địa phương và trạm trung chuyển) nhưng chợ vẫn phối hợp với cơ quan thú y để kiểm tra, kiểm dịch số thịt heo lưu thông trong chợ. Đến nay chợ chưa có phát hiện trường hợp nào đưa heo bệnh về bán trong chợ.

Được biết, một số công ty kinh doanh và sản xuất thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng hộp từ thịt heo đang có xu hướng thu mua thịt heo đông lạnh từ miền Bắc chuyển vào do dịch chủ yếu lan rộng ở miền Đông Nam Bộ và miền Trung.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, hiện nay, dịch LMLM đang xảy ra ở 183 xã, phường của 74 quận, huyện thuộc 21 tỉnh, thành là Hà Nội, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, TP. Cần Thơ, Sóc Trăng.

Đến nay, 9.246 trâu, bò và 12.220 con lợn trong tổng số 8 triệu trâu bò, 23 triệu con lợn đã bị chết và tiêu huỷ do mắc bệnh LMLM.

Nguyên nhân chính khiến bệnh dịch LMLM năm nay lây lan mạnh, theo Bộ này, là do các cấp, ngành, người chăn nuôi chưa nhận thức được tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; các ổ dịch cũ không được xử lý triệt để. Chúng ta cũng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật qua biên giới.

  • Nguyễn Sa - Lệ Hà - Hà Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,