(VietNamNet) - Không ai còn nhận ra vùng bờ biển Nam Định từng sầm uất với hàng nghìn người qua lại mỗi ngày. Toàn bộ đường dọc bờ biển bị bật tung nát vụn như những quân tú lơ khơ vứt vội ra đường.
>> Toàn cảnh bão số 7
>> Nghe tường thuật tại đây
Bờ đê thành công trường. |
Toàn bộ khu nhà ở của thị trấn Thịnh Long nghiêng ngả. Nhà nào chỉ bị sập ban công có thể sửa được, nhà nào còn nguyên nhưng bị nghiêng chỉ còn nước đập đi xây lại.
Nhà anh Nguyễn Minh Sĩ bị thiệt hại khá nặng: Một nửa nhà sập hẳn. Anh bùi ngùi nói với phóng viên VietNamNet: "Cả vốn liếng đầm tôm và căn nhà khang trang cả vài trăm triệu đồng bỗng chốc không còn gì. May mà vẫn còn đất chứ không thì đi ăn mày rồi".
Khu chịu thiệt hại nặng nhất là khu 23 thị trấn Thịnh Long, có 70 hộ mất nhà, giờ đây người thì đi ở trọ nhà họ hàng phía trong, người thì màn trời chiếu đất tại chỗ. Phóng viên VietNamNet thấy một số nhà rất nguy hiểm nhưng người dân vẫn bám trụ để sửa chữa và dường như họ cũng không còn chỗ nào khác.
Những ngày này, câu được người dân ở đây hỏi nhau nhiều nhất là ”Đã đi lấy mì tôm chưa”. Hiện tất cả hàng trợ cấp đều được đưa qua thị trấn, từ thị trấn cấp cho khu 22-23 là chính, có hộ một ngày 15-20 gói mì, hộ được cấp 10-20kg gạo một lần.
“Ra đê mà ở”
Câu nói đùa này áp dụng vào khu vực Thịnh Long lại đúng. Dọc hai tuyến đê là cảnh lao động sầm sập từ sáng sớm đến tối mịt. Tất cả thanh niên trai tráng và cả phụ nữ được huy động ra đắp đê. UBND huyện Hải Hậu đã tổ chức 14 xã với 1.000 lao động để hàn hai tuyến đê bị vỡ. 310 bộ đội thuộc sư đoàn 308 quân đoàn 1 cũng cùng bà con khôi phục đê.
Ông Lê Công Sản, Chủ tịch UBND thị trấn Thịnh Long cho phóng viên VietNamNet biết, đây là trận bão lớn nhất kể từ năm 1944. 13,5 km đê trong đó 7,5km đê Ninh Cơ, 7km đê biển vừa chịu bão số 6 nay hứng thêm cơn bão số 7 khiến 300m đê biển khu và 65m đê Ninh Cơ tan tành.
“Lúc sóng lớn, rất nhiều người dân cố cứu đê nhưng sóng quá mạnh nên không cứu được. 2 ngày sau bão, đã cơ bản hàn khẩu 65m đê Ninh
Tổng số 6.500 người Thịnh Long được huy động, hàng nghìn mét khối đất đá, 5.000 bao tải được đưa đến. Thiếu tá Trịnh Công Việt cho biết, anh em đang tập trung để 5-6 ngày nữa sửa xong hẳn đê.
Ổn định cuộc sống trong đổ nát
Lẫn trong đống đổ nát hoang tàn là rác rưởi và xác động vật chết. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng và ngay cả những giếng khoan, nguồn nước tưởng như vô tận nay cũng không thể dùng được nữa vì nước bơm lên cứ đỏ quạch, tanh ngòm. Dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trên diện rộng nhưng ít thấy bóng dáng của cán bộ y tế.
Theo người dân, lúa và màu bị ngập mặn ít nhất phải 5 năm nữa mới trồng lại được. Nhưng chuyện đó tính sau, hiện tại việc đi lại rất khó vì tất cả đường rải nhựa thị trấn Thịnh Long bị một lớp cát phủ đến 50cm. Bí quá nhiều người dùng cát đã nhiễm nước mặn để sửa nhà.
Một số nhà nghỉ khu vực Thịnh Long sửa vội để đón khách. Nhà nghỉ Điện Thông nơi phóng viên VietNamNet đến nói khó để ở được qua đêm có mấy chục phòng nhưng đồ đạc trong phòng vẫn ngổn ngang và hỏng hóc. Nước vẫn ngập đầy trong nhà và bốc mùi tanh tưởi.
Nhà nghỉ mấy chục phòng với diện tích 6.000m2 là vậy nhưng nay bị phủ lớp cát dầy. Chăn gối vẫn ẩm ướt, bàn ghế gãy chân, gỉ sét được chuẩn bị vội để đón khách. Cũng chẳng có lễ tân, người ghi hóa đơn, c
hỉ có vài nhân viên với lời lẽ chỏn lỏn: "Anh thấy ở được thì ở".Ngay sau bão khoảng 2 ngày có điện nhưng là điện kéo từ trong làng ra. Điện lưới chưa biết bao giờ khôi phục được. Cuộc sống người dân đang trở lại bình thường nhưng nỗi lo lắng vẫn bao trùm vì chưa biết đến khi nào mới khôi phục được như trước bão.
-
Lê Anh Dũng (từ Thịnh Long, Nam Định)