221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
712836
Đà Nẵng: “Mẹ con sản phụ tử vong” do tắc mạch ối
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Đà Nẵng: “Mẹ con sản phụ tử vong” do tắc mạch ối
,

(VietNamNet) - Đó là kết luận của Giám định Pháp y Đà Nẵng về trường hợp tử vong của sản phụ Trần Thị Bích Thảo tại Trung tâm Y tế quận Thanh Khê.

 

Soạn: AM 569044 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việc kíp trực làm vỡ ông thuốc Calci không gây tử vong cho sản phụ nhưng lại gây nghi ngờ cho gia đình và dư luận.

Theo tin VietNamNet vừa nhận được, ngày 28/9, Tổ chức Giám định Pháp y TP.Đà Nẵng đã có kết luận số 151/PY (do Giám định viên trưởng Trịnh Lương Trân ký), về trường hợp tử vong của sản phụ Trần Thị Bích Thảo tại Trung tâm Y tế quận Thanh Khê vào tối 19/9. Bản giám định pháp y nêu rõ:

 

Từ 10h đến 18h ngày 19/9, tim thai 140 lần/phút, huyết áp 120/80mmHg, go thưa nhẹ. Lúc 19h40, tim thai 140 lần /phút, cổ tử cung mở hết, đầu -1, ối vỡ tự nhiên, nước ối trong lượng vừa. Lúc 19h55, bệnh nhân nôn trở, tím tái, nhịp tim 100 lần/phút, huyết áp 90/60mmHg, tim thai khó nghe.

 

Đến 20h, mạch huyết áp không có, tim thai không nghe được. Sản phụ đã được hội chẩn cấp cứu và tiến hành hồi sức, nhưng do bệnh diễn biến quá nặng nên không đáp ứng và sản phụ đã tử vong lúc 20h15 cùng ngày.

 

Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy: Ở phổi trái và phổi phải, các phế nang bị phù, xuất huyết mô kẻ, các mạch máu có nơi trong dòng mạch hiện diện các dị vật dạng hình sợi, dạng tế bào vảy, chất bẩn. Kết luận là có sự hiện diện các dị vật trong lòng mạch máu phổi (phù hợp một trường hợp tắc mạch do ối).

 

Tổ chức cơ tim cho thấy hình ảnh các bó sợi cơ tim và tế bào cơ tim giới hạn bình thường, mô kẻ phù nề, trong các mạch máu có nơi hiện diện các dị vật hình sợi, bẩn không phải của máu. Kết luận là có sự hiện diện các dị vật trong mạch máu cơ tim (phù hợp một trường hợp tắc mạch do ối).

 

Qua đó, Tổ chức Giám định Pháp y TP Đà Nẵng kết luận: Nạn nhân Trần Thị Bích Thảo chết là do bệnh lý tắc mạch ối.

 

Theo bà Đoàn Võ Kim Ánh, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng: Qua hồi cứu sổ theo dõi thai tại Trạm Y tế phường Thanh Lộc Đán cho thấy, ngày kinh cuối cùng của sản phụ là 10/12/2004, ngày sinh dự đoán là 17/9/2005, thai vẫn dưới 42 tuần nên không thể gọi là thai già tháng.

 

Mặt khác, dự đoán thai nhi cân nặng khoảng 3,5kg nên việc theo dõi để sản phụ sinh thường là phù hợp. Sản phụ được theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ và không dùng thuốc gì trong quá trình chuyển dạ. Việc theo dõi chuyển dạ và sẵn sàng đỡ đẻ cho sản phụ tại Trung tâm Y tế quận Thanh Khê là đúng phác đồ điều trị và phân tuyến đúng theo quy định của chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản.

 

Tuy nhiên theo bà Đoàn Võ Kim Ánh, Trung tâm Y tế quận Thanh Khê cũng cần phải rút kinh nghiệm một số điểm như: Khai thác quá trình mang thai chưa đầy đủ, cụ thể là không biết được ngày kinh cuối cùng của sản phụ dẫn đến việc tiên đoán ngày sinh chưa chính xác, thai chưa già tháng. Công tác tư vấn cho sản phụ và gia đình chưa đầy đủ, như việc gia đình xin vào viện, đề nghị mổ lấy thai...

 

Phiên trực để cho gia đình mua thuốc Calci sandoz (vì bị làm vỡ nên thuốc này chưa sử dụng cho bệnh nhân) trong khi trên thực tế, hạ calci (nếu có trên bệnh nhân này) thì cũng không phải là nguyên nhân gây tử vong. Mặt khác, sản phụ lại cũng không có dấu chứng lâm sàng biểu hiện tình trạng thiếu calci máu. Chính vì phiên trực để gia đình đi mua thuốc calci không phù hợp như vậy và lại làm vỡ ống thuốc nên đã gây hiểu lầm cho gia đình và dư luận.

 

Ngoài ra, theo bà Đoàn Võ Kim Ánh, Trung tâm Y tế quận Thanh Khê cũng cần trang bị thêm một số thiết bị y tế tại phòng sinh như máy đo điện tim để công tác theo dõi sản phụ được tốt hơn. Đồng thời cần tổ chức kiểm điểm những sai sót về tinh thần, thái độ trong công tác giao tiếp, tư vấn...

  • Hải Châu

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,