221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
708254
Bão số 6: 1 người chết, vỡ nhiều tuyến đê xung yếu
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bão số 6: 1 người chết, vỡ nhiều tuyến đê xung yếu
,

Khoảng 17h chiều qua, 18/9, bão số 6 đổ bộ vào bắc Nghệ An. Tại tỉnh này, có 1 người chết vì bão. Tuyến đê ngăn mặn ở Diễn Châu bị vỡ. Nhiều đoạn đê biển xung yếu của Thanh Hóa cũng hư hỏng nghiêm trọng.

Nghệ An: Vỡ đê ngăn mặn ở Diễn Châu

Lượng mưa đo được tại TP.Vinh chiều qua là 169mm.

Soạn: AM 552073 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Khắc phục hậu quả bão số 6.

Tại Vinh, một số tuyến đường khu vực P.Lê Mao, Trường Thi, Hà Huy Tập, Cửa Nam, Đông Vĩnh bị ngập nước; cây đổ làm đứt đường điện cao thế khiến nhiều cụm dân cư nội thành bị cúp điện. Nhiều đoạn đường QL 48 sạt lở, gây ách tắc giao thông.

Riêng trên địa bàn xã Châu Thắng, có 3 điểm núi lở làm gián đoạn giao thông trên QL48.  Tại huyện Quỳnh Lưu có 1 cháu bé 11 tuổi (xã Quỳnh Thanh) thiệt mạng do cây đè; Tại xã Nghi Thiết, Nghi Lộc có 3 người bị thương.

Sóng biển dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở xã Quỳnh Long ngập mặn. Mưa lớn kéo dài, đập Khe Giang (xã Ngọc Sơn) bị nước uy hiếp. đập Cù Chính Lan có nguy cơ vỡ.

Gió bão kết hợp triều cường làm nước biển vùng Diễn Châu dâng lên cốt 2,7m - 2,8m, đánh vỡ 2 đoạn đê ngăn mặn dài 150m của xã Diễn Trung (khu vực cống Ngâm La - cống Ngâm Vang).

Nước mặn tràn ngập buộc 241 hộ dân ngoài đê phải sơ tán đến nơi an toàn. Hơn 18 ha mặt nước nuôi tôm bị thiệt hại do nhiễm mặn; gần 22 tấn tôm bị chết. 63 ha rừng phòng hộ ven biển Diễn Châu bị tàn phá nặng nề.

Toàn tỉnh phải di dời 1.630 hộ trong đó Diễn Châu 1000 hộ, Quỳnh Lưu 600 hộ. Tổng diện tích hoa màu bị thiệt hại 7000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch, 20.000 ha lúa mùa bị ảnh hưởng. đê biển cả tỉnh bị đánh sạt 50.000 m3 với 80km.

Tổng thiệt hại đến nay 70 tỷ đồng. Bộ chỉ huy quân sự; Lực lượng Công an, bộ đội biên phòng Nghệ An bố trí 100% quân số giúp dân chống bão số 6. Hôm qua (18/9), Bộ trưởng bộ NN&TPNT Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn công tác TW vào Bắc miền Trung kiểm tra tình hình PC lụt bão.

Chủ tịch tỉnh Nghệ An Nguyễn Thế Trung cùng các ban ngành của Tỉnh đi kiểm tra đê Tả Lam – tuyến đê xung yếu bảo vệ thành Vinh và các vùng phụ cận.

Thanh Hóa: Các đoạn đê biển xung yếu hư hỏng nghiêm trọng

Mực nước biển và các cửa sông dâng cao 2 - 3 m. Các đoạn đê biển xung yếu bị hư hỏng nghiêm trọng.

Tại đê Ninh Phú, Đa Lộc, kè Y-Vích (Hậu Lộc), Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn), Thanh Thủy, Lạch Bạng, Hải Bình, Hải Thanh (Tĩnh Gia)… nước biển dâng cao, sóng mạnh làm sạt lở hàng trăm vết; có vết sạt dài tới 150 m, sóng biển ngoạm sâu vào thân đê. Hàng trăm ngôi nhà gần biển đã bị gió xoáy tốc mái; nhiều ngôi nhà bị sập.

Tại xã Hải Thanh (Tĩnh Gia), nước biển từng đợt tràn qua đê làm ngập gần 30 ngôi nhà; nhiều trâu bò, lợn gà và lương thực bị sóng biển cuốn trôi.

Do bão số 6 gặp phải luồng không khí lạnh từ phía Bắc đang di chuyển xuống nên chiều tối qua tại Thanh Hoá đã xảy ra hiện tượng hoàn lưu gây ra gió Đông Bắc mạnh cấp 9, cấp 10 là nguyên nhân gây ra những cồn sóng lớn ập vào đất liền.

Ban chỉ huy PCLB Thanh Hóa đã tổ chức cho khoảng 2.500 hộ dân ở phía ngoài đê biển, với gần 6.000 người sơ tán vào trong an toàn. Lượng mưa đo được lúc chiều tối qua từ  270 đến 350 mm. Hàng ngàn ha lúa và hoa màu đã bị bão dập nát. Tại nhiều huyện, điện lưới bị mất trong nhiều giờ.

Trước đó, trong các ngày 14 - 17/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa phận Thanh Hoá đã có mưa lớn trên diện rộng ở một số huyện miền núi phía Tây, gây ra lũ quét.

Huyện Ngọc Lặc, ngập úng hơn 2.000 ha lúa và hoa màu. Nhiều công trình thủy lợi thuộc các xã Thúy Sơn, Thạch Lập, Ngọc Liên, Ngọc Khê, Minh Sơn… bị hư hỏng nghiêm trọng.

Trung tâm thị trấn Ngọc Lặc bị nước lũ tràn vào; nhiều đoạn đường bị ngập sâu từ 1,5 đến 2 m nước, gây tắc nghẽn giao thông trong thời gian gần 10 giờ; hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng nặng.

Gần 1.000 ha lúa đang trổ đòng bị ngập trong nước. ước thiệt hại do lũ quét gây tại hai huyện trên khoảng 5 tỷ đồng.

Khoảng hơn 1.000 m3 đá trên núi Yên Ngựa đã sạt xuống làm lấp Giếng Ngọc và sập ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Mẫu thuộc quần thể Di tích lịch sử - văn hoá Hồ Kim Quy - làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng - TP Thanh Hoá). Ngôi đền này có diện tích 110 m2.

Hải Phòng: Hàng trăm gia đình trên đảo Cát Hải phải lánh nạn

Thông tin từ đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ cho biết, gần 400 tàu, thuyền đã được đưa vào vị trí an toàn neo đậu tránh bão.

Cuối giờ chiều qua (18/9), ông Nguyễn Hữu Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải cho biết, nước biển vượt qua đê tràn vào đảo Cát Hải làm hàng trăm gia đình trên đảo (chủ yếu ở xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải) đã phải lánh nạn lên khu vực cao. Hơn 1.000 ha ô muối và ruộng bị nước biển tràn trắng xoá... Gần 1.000 tàu, thuyền đã được neo đậu an toàn.

17 giờ 15 chiều qua (18/9), trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đỗ Đức Tiến, Giám đốc Cảng vụ Hải Phòng kiêm GĐ Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực 1 cho biết, 10 giờ sáng ngày 18/9 nhận được tin báo cuối cùng về một tàu đánh cá của ngư dân huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) bị hỏng máy đang gặp nạn tại vùng biển khu vực đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn, HP) trên tàu có 4 người.

Quảng Trị: Đường Hồ Chí Minh xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở mới

Soạn: AM 552071 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đường Hồ Chí Minh bị sạt lở thêm nhiều đoạn.

Một số xã vùng sâu của huyện Hải Lăng bị ngập, huyện Do Linh có khoảng trên 700 ha lúa chưa kịp thu hoạch bị ngập úng.

Tuy nhiên trên tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua Quảng Trị với chiều dài 171km, mưa lớn đã làm xuất hiện thêm 13 điểm sạt lở, nâng tổng số điểm bị sạt lở trong những ngày qua lên trên 40 điểm lớn, nhỏ.

Trong đó tại km 192+200 thuộc xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa xuất hiện thêm một điểm sạt lở mới nghiêm trọng với khoảng 400 m3 đất tràn xuống lòng đường và hơn 150 m kè taluy xây bằng đá bị sập hoàn toàn, khiến cho tuyến đường bị ách tắc.

Để đối phó với ảnh hưởng của bão số 6, tỉnh Quảng Trị đã quyết định cho mở cống xã lũ An Tiêm tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, nhằm bảo vệ an toàn hệ thống thủy nông Nam Thạch Hãn.

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây 10 điểm sụt lở đất trên QL8

Sau mưa lớn trên tuyến đường từ Thị xã Hà Tĩnh lên Hương Khê đoạn Hà Linh nhiều chỗ ngập sâu 1m làm gián đoạn giao thông. Từ Hương Khê muốn về Thị xã Hà Tĩnh phải theo đường Hồ Chí Minh qua Vũ Quang sang Hương Sơn xuôi theo đường 8.

Hiện tại mực nước trên sông Ngàn Phố và Sông La đang lên mức báo động một. Một số vùng dọc sông Ngàn Phố (Hương Sơn) thuộc địa phận xã Sơn Kim và Sơn Diệm bị sụt lỡ đất dài hàng trăm mét gây nguy cơ một số khúc của đường 8 bị lũng chân.

Do mưa lớn các vách núi trên đường 8 bị lũ quét năm 2002 nay tiếp tục sạt lở, đã có 10 điểm từ khe Nước Sốt lên Cửa Khẩu Cầu Treo đất đổ xuống lấp mặt đường gây ách tắc giao thông khoảng nửa ngày mới được giải tỏa.

Nam Định: Nhiều cống ngăn mặn gặp sự cố

Đến 18 giờ ngày 18/9, theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nam Định, bão số 6 vào thời điểm triều cường đã gây sóng lớn và mưa to làm sập 990m2  mái kè; 5.000m đê bị sạt lở, khối lượng sạt lở khoảng 10.000 m3.

Thiệt hại về công trình đê biển, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tài sản ước tính hàng chục tỷ đồng. Cụ thể: Tại huyện Giao Thủy, sóng lớn trùm qua mặt đê khu vực kè Tiền Lang – Giao Hải, kè Tây Cống số 9, kè Đông Tây Thanh Niên, kè Đông Cổ Vạy gây sạt lở, sập 440m2 mái kè.

Khu vực Ang Giao Phong phải sơ tán 170 hộ dân, nhiều đường dây điện thoại bị gẫy đổ; Tại huyện Hải Hậu, nhiều đoạn đê kè bị sập do sóng lớn.

Kè Hải Thịnh III bị sạt lở đoạn dài 150m (khoảng 200m2 ), sập 100m2 mái kè cửa cống Hạ Trại, lực lượng hộ đê đã sử dụng 100m3 đá hộc dự trữ để xử lý.

Do triều cường, sóng trùm qua mặt đê cộng với mưa lớn đã gây sạt lở nhiều đoạn đê xung yếu, tổng chiều dài 2500m. Nhiều cống ngăn mặn đã bị sự cố nước triều tràn vào nội đồng. 280 ha diện tích nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại.

Tại huyện Nghĩa Hưng, mưa lớn làm xẻ rãnh mặt đê gây sạt lở 1.000m. Khu vực kè Nghĩa Phúc sập 250m2  mái. 20 ha đầm tồm khu vực Tây Nam Điền bị ngập. 1 ngôi nhà bị sập, 188 ngôi nhà bị tốc mái.

(Theo Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,