221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
659706
Tiền tỷ chờ sạt lở cuốn trôi
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Tiền tỷ chờ sạt lở cuốn trôi
,

(VietNamNet) - Liên quan đến vụ sạt lở ở khu vực Lý Hoàng, Khu đường sông (KĐS) cho rằng ông Lý Phi Hậu, chủ nhân ngôi biệt thự, xây kè không đúng thiết kế và lấn chiếm sông. Trong khi đó, ông Hậu lại cho biết những ý kiến ngược lại.

 

Vụ sạt lở rạng sáng ngày 8/6 tại biệt thự Lý Hoàng (762 Bình Quới, P.27 Q. Bình Thạnh, TP.HCM) đã nuốt chửng nhà thuỷ tạ được xây dựng bằng vật liệu nhẹ kích thước 5mx25m xuống sông.

 

Không những thế, bức tường của căn nhà diện tích 48m2 nằm trong khuôn viên sát mép sông cũng đang có những dấu hiệu rạn, nứt. Khối đất trượt chưa ổn định do đó nguy cơ tiếp tục sạt lở ở khu vực này rất cao. Xung quanh đó, vẫn còn 10 hộ dân đang sinh sống trên những căn nhà lụp sụp, mục nát.

 

Soạn: AM 435023 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ngôi nhà trong khuôn viên biệt thự Lý Hoàng có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

 

Sau khi được tin công trình bờ kè có tổng mức đầu tư trên 1 tỉ đồng do chính mình bỏ tiền ra xây dựng bị vô hiệu hoá và đất của mình tiếp tục bị nhấn chìm xuống sông, ông Lý Phi Hậu đã ngất xỉu ngay tại hiện trường vì không tin đó là sự thật. Ông Hậu cho biết, ông không dám ra khu vực đó nữa vì “quá xót” và vì không biết nguyên nhân tại sao có gia cố bờ kè nhưng sạt lở vẫn hoàn sạt lở. 

 

Theo giải thích của ông Trần Quốc Khánh, Giám đốc Khu Đường sông (KĐS), trong quá trình thi công, ông Hậu đã xây dựng kè không đúng thiết kế đã được Sở GTCC thỏa thuận.Ông dẫn chững cụ thể: tuyến kè xây dựng đã lấn chiếm hoàn toàn ra phía ngoài sông, cách tuyến kè đã được thỏa thuận là 1,5 mét (tính từ phía tường rào hẻm 164/17 Xố Viết Nghệ Tĩnh) và 7,5 mét (tính từ phía ranh giới phường 28, Q. Bình Thạnh).

 

Soạn: AM 435021 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Người dân Thanh Đa di tản tránh sạt lở.

 

Ngoài ra, ông Khánh còn cho rằng, bờ kè do Sở  thỏa thuận là tường chắn bê tông cốt thép trên nền cọc, kết hợp gia cố rọ đá phía trước và cọc neo phía trong đất liền. Còn ông Hậu đã thi công bằng cách đóng cọc bê tông cốt thép và tường chắn bằng đan bê tông.

 

Mặt khác, khi thi công kè, ông Hậu hầu như không dùng rọ đá gia cố trước kè tạo phản áp để chống trươt thân kè. Việc đắp đất thi công cũng không đúng phương pháp, đắp từ trong ra ngoài tạo thành khối đất treo, dễ phát sinh khung trượt. Bên cạnh đó, phần đất đắp sau kè cao 1m so với thiết kế đã được thỏa thuận. KĐS cho biết, đã nhiều lần gởi văn bản đề nghị ông Hậu xây kè đúng tuyến và đúng thiết kế, song ông Hậu không chấp hành.

 

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Lý Phi Hậu lại cho biết những điều ngược lại. Ông nói: “ Tôi xin làm bờ kè theo hiện trạng đất cũ. Về việc này, UBND TP, Sở GTCC đã duyệt, còn chuyện KĐS yêu cầu phải dời vào phía trong theo quy hoạch mới là không hợp lý. Vì khi tôi đã tiến hành đóng cọc xây dựng, KĐS mới xuống yêu cầu dời vào trong. Tôi chỉ làm đúng theo bản vẽ đã được thông qua”.  

 

Ông Hậu bức xúc nói thêm: “Lẽ nào tôi điên, bỏ ra tiền tỉ để làm bờ kè không đúng cọc, đúng tấc?”. Theo ông Hậu, ông đã thuê nhà thầu xây dựng theo đúng thiết kế của công ty Lê Đình và đã được nhiều cơ quan có thẩm quyền thông qua. Trong quá trình xây dựng công trình ông cũng đã báo cáo với chính quyền địa phương, Q. Bình Thạnh, Cục Đường sông, KĐS. Điều duy nhất ông Hậu công nhận đúng là KĐS có đề nghị gia cố bờ kè theo phương pháp của KĐS đưa ra. Tuy nhiên, ông Hậu cho biết, nếu làm như KĐS đề nghị, ông sẽ bị ngăn cản vì làm không đúng thiết kế được duyệt. Hiện nay, ông Hậu đề nghị UBND Q. Bình Thạnh cho phép gia cố lại khu vực sạt lở nhưng nơi đây đã “chỉ” ông lên Sở GTCC.  

 

Soạn: AM 435019 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Để chống sạt lở, cơ quan chức năng hỗ trợ người dân đến đâu?

 

Ông Lý Phi Hậu được coi là người đầu tiên dám bỏ tiền tỉ ra gia cố bờ kè chống sạt lở trong khi nhiều dự án chống sạt lở cho bán đảo Thanh Đa đang nằm trên giấy. Nhiều người dân ở khu vực Thanh Đa cũng dùng phương pháp thủ công để tự cứu mình. Tuy nhiên, đều không đúng kỹ thuật và số tiền đầu tư của họ như “muối đổ biển”. Thế nhưng, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đến đâu?.

 

Cưỡng chế, di dời ngay 10 hộ dân gần khu vực sạt lở Lý Hoàng.

Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong khu vực, KĐS kiến nghị: Quận Bình Thạnh, UBND P27 yêu cầu ông Lý Phi Hậu tháo dỡ ngay căn nhà còn lại gần mép bờ đã sạt lở; lập các thủ tục cưỡng chế, di dời ngay 10 hộ dân sinh sống quanh khu vực sạt lở (chủ yếu là nhà sàn lấn chiếm, xây dựng không phép). 

Để phòng chống sạt lở bờ sông toàn khu vực bán đảo Thanh Đa trong mùa mưa lũ, Khu Đường sông đề nghị quận Bình Thạnh và UBND P27 tiến hành vận động, di dời các hộ dân sống ven Kênh Thanh Đa. 

Đồng thời chủ trì cùng KĐS nghiên cứu tìm biện pháp về quỹ nhà để chuẩn bị tái định cư, di dời và thực hiện các dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa. UBND quận Bình Thạnh cho biết, đã thông báo  đến 10 hộ dân gần khu vực sạt lở trong thời hạn 10 ngày phải di dời khỏi nơi nguy hiểm; nếu không chấp hành quận sẽ tiến hành cưỡng chế.

 

  • Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,