Ông Peter Willden,Giám đốc phát triển và mở rộng thị trường Đông Nam Á của TAHITIAN NONI INTERNATIONAL (Ảnh: Lê Anh Dũng). |
Giám đốc phát triển và mở rộng thị trường Đông Nam Á của TAHITIAN NONI INTERNATIONAL - ông Peter Willden cũng bay sang từ Thái Lan. VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn ngay khi ông Peter Willden và Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam - ông Shane Harrison vừa đặt chân đến Hà Nội.
- Thưa ông, khi đưa sản phẩm nước trái nhàu TAHITIAN NONI JUICE vào Việt Nam, tại sao công ty các ông không bán dưới hình thức thông thường mà lại chọn kiểu bán hàng đa cấp (multi-level makerting)?
Ông Peter Willden: Mỗi công ty sẽ lựa chọn một hình thức kinh doanh khác nhau. Tôi không có ý nói là hình thức kinh doanh thông thường không tốt, nhưng chẳng hạn với 1 lon nước ngọt được bày bán 4.500 đồng theo cách thông thường trong siêu thị, tôi dám chắc nhà sản xuất chỉ mất khoảng 500 đồng để làm ra lon nước đó. Khoảng 2.000 đồng trong số đó, họ chi vào việc vận hành, quản lý bộ máy, nhân lực... và xấp xỉ 2.000 đồng còn lại chi cho quảng cáo. Về góc độ người tiêu dùng, họ bỏ tiền mua lon nước đó một phần vì hương vị ưa thích, nhưng cũng một phần lớn là vì tưởng tượng, liên hệ đến những hình ảnh quảng cáo hấp dẫn. Và, công ty kia đã nhờ quảng cáo mà xây dựng thương hiệu.
Trong hình thức bán hàng đa cấp mà chúng tôi áp dụng cho NONI, thay vì quảng cáo trên báo chí và truyền hình, hơn một nửa tiền bán sản phẩm được chúng tôi trả cho những người tham gia nhờ việc họ truyền miệng cho nhau. Hơn nữa, đến với kinh doanh đa cấp, tất cả mọi người có cơ hội học lại từ đầu, vì vậy bằng cấp, kinh nghiệm, tuổi tác cũng không còn quá quan trọng nữa. Người bán hàng đồng thời là người tiêu thụ và họ tin là sản phẩm tốt với họ. Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn loại hình này.
Với khẩu hiệu ''Tell the story'', quả thật có nhiều chuyện để nói xung quanh cây nhàu? |
- Trước khi vào thị trường Việt Nam, chắc hẳn các ông đã nghiên cứu kỹ và biết rằng nhiều công ty bán hàng đa cấp từng thất bại. Ông có biết nguyên nhân của việc thất bại đó không và làm gì để không thất bại như họ?
Ông Peter Willden: Chúng tôi vào Việt Nam với niềm tin là mình không giống các công ty khác. Theo tôi, nhiều công ty bán hàng đa cấp khác đã bày mọi cách để lừa, nhưng cũng chỉ có thể lừa 1 lần thôi! Những công ty đã thất bại chủ yếu vì họ chỉ muốn lừa một quả rồi rút, rồi lại đi chỗ khác lừa tiếp, đặt lợi nhuận lên trên chất lượng sản phẩm, sản phẩm không tốt nhưng cứ muốn thổi phồng và việc kinh doanh không mang tính toàn cầu. Những công ty kinh doanh đàng hoàng cần có chiến lược rõ ràng.
Tôi đã đọc các bài báo trên VietNamNet và khá lo lắng vì một số cá nhân đã làm không đúng, ảnh hưởng xấu đến công ty. Tôi không thích khi biết việc một số người tuyên truyền rằng: Đến với công ty chúng tôi, bạn sẽ thành tỉ phú! Việc đó sẽ chỉ trở thành hiện thực với những người làm việc hết mình và có trí tuệ, nhưng không thể xảy ra với những người không làm gì cả. Điều duy nhất mà công ty chúng tôi có thể làm là trao cho mọi người một cơ hội làm việc.
Ở đâu cũng có sự hiện diện của những cái TỐT và XẤU. Các phân phối viên, có người công ty biết rõ, nhưng cũng nhiều người chúng tôi không thể biết nhưng mong rằng họ là những người làm việc thật lòng. Trách nhiệm của công ty là đưa ra đường lối cùng các khóa đào tạo cho họ, đồng thời sẽ nhận phản ánh từ báo chí và những ''thủ lĩnh'' của mạng lưới. Những người làm sai sẽ được chúng tôi từng bước giáo dục, nặng hơn là cắt hợp đồng, thậm chí truy tố trước pháp luật. Tại Việt Nam, chúng tôi từng chấm dứt hợp đồng vài phân phối viên.
- Công ty có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia không, thưa ông?
Nhàu ở Polynesia có gì khác nhàu ở Việt Nam? |
Ông Peter Willden: Đến với công việc này, cái ''được'' đầu tiên mà các phân phối viên có là sức khỏe tốt vì họ trực tiếp tiêu dùng sản phẩm. Họ có cơ hội kiếm tiền, có niềm vui, có thêm nhiều bạn bè. Năm tới, chúng tôi dự định mời một số người ưu tú đi du lịch Mỹ, bên cạnh nhiều chuyến đi quanh các nước khu vực Đông Nam Á dành cho những phân phối viên đạt đến một danh hiệu nào đó (như Ngọc Bích, Ngọc Trai...). Công ty sẵn sàng nhận lại sản phẩm và trả lại tiền nếu phân phối viên không tiêu thụ được.
- Nhưng các phân phối viên tầng dưới hầu như không nhắc đến việc có thể trả lại sản phẩm cho công ty, hơn nữa họ còn khẳng định rằng cần phải mua 1 thùng nước và đóng 300.000 đồng mới được tham gia mạng lưới? Liệu công ty có đảm bảo cho người tham gia không phải bỏ tiền túi ra mua mà chỉ cần họ giới thiệu khách hàng cho công ty, còn giao dịch sẽ do công ty thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho họ?
Ông Peter Willden: 300.000 đồng là để mua dụng cụ làm việc như 1 bộ kit có 5 quyển sách và vài thứ khác... còn công ty chưa bao giờ bắt buộc phải mua 1 thùng nước thì mới được tham gia. Tuy nhiên, đây là việc kinh doanh, không mua hàng, không có sản phẩm thì làm sao kinh doanh? Nếu phân phối viên vào công ty chỉ đăng ký mà không có hàng, trong khi vẫn đi chào mời những người khác - thì đó chính là hình thức ''ảo''. Hơn nữa, tôi xin nhắc lại là người tham gia có quyền trả lại sản phẩm.
- Ông có nghĩ rằng với cách trả hoa hồng cao như vậy cho việc phát triển ''nhân sự mới'' sẽ khiến các phân phối viên chú trọng vào việc mở rộng mạng lưới nhiều hơn là lấy hàng để tự bán không?
Ông Peter Willden: Thực tế là nếu không trả hoa hồng, bộ máy cũng sẽ đình trệ. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ huấn luyện các cá nhân chú tâm chăm sóc khách hàng của mình hơn nữa.
- Là một trong những công ty kinh doanh đa cấp tiên phong vào Việt Nam từ khi còn chưa có Luật cho công việc này, các ông gặp khó khăn gì?
Ông Peter Willden: Mọi khó khăn đều được chúng tôi coi là thách thức, thậm chí là cơ hội. Ngay cả các bài báo đã viết về công việc của chúng tôi, cảnh báo các nguy cơ - cũng chính là những cơ hội để chúng tôi được nhìn nhận về mình và giải thích cho mọi người chúng tôi làm như thế nào...
NHÀU thực sự xứng đáng với tên gọi ''Quà tặng của Thượng Đế'' vì đã mang lại cho con người niềm vui, sức khỏe, bạn bè, các cơ hội làm việc, học tập và du lịch? |
VietNamNet đã trao đổi với chị Hoàng Hải Yến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Yến Trang, nhà tạo mẫu tóc từng đoạt nhiều danh hiệu, giải thưởng và cũng chính là chủ nhân của thương hiệu được các phân phối viên trong ''làn sóng NONI'' sử dụng để tạo sức lôi cuốn:
Chị Bùi Ngọc Hương, hộ kinh doanh: Ông Nguyễn Tăng Vinh, giáo viên dạy tiếng Trung Quốc đã nghỉ hưu: |
-
Hoàng Huy (thực hiện)