221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
650346
Nhà Bè: Sạt lở cuốn nhà dân vì... thiếu tiền
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Nhà Bè: Sạt lở cuốn nhà dân vì... thiếu tiền
,

(VietNamNet) - Theo một nguồn tin riêng, những hộ dân ở khu vực cầu Phước Long, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM, địa điểm bị sạt lở mà VietNamNet đã thông tin lẽ ra đã có dự án di dời cách đây 1 năm. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án này chưa được triển khai. Vì sao?.

 

Được biết, ngày 25/6/2004, UBND TP.HCM đã ký văn bản về việc di dời các hộ dân sống ven sông bị sạt lở tại huyện Nhà Bè. Theo nội dung văn bản này, UBND TP. HCM giao Sở Kế hoạch và đầu tư cân đối, duyệt vốn năm 2004 cho UBND huyện Nhà Bè để thực hiện lập dự án di dời các hộ dân sống ven sông bị sạt lở trên địa bàn huyền, trong đó có khu vực cầu Phước Long, xã Phước Kiểng (dài 300m).

 

Người dân lẽ ra không phải dọn ra khỏi nhà như thế này nếu dự án chống sạt lở ở Nhà Bè được triển khai sớm.

 

Song một cán bộ của UBND huyện Nhà Bè cho biết, địa phương đã có phương án di dời và TP cũng đã chấp thuận gần 1 năm nay. Thế nhưng, Sở Kế hoạch và đầu tư vẫn chưa cấp vốn gây nên sự chậm trễ trong việc thực hiện triển khai dự án. Cũng theo người cán bộ này, việc di dời người dân tại khu vực cầu Phước Long (xã Phước Kiểng) ra khỏi vùng nguy hiểm lẽ ra phải được làm sớm hơn chứ không phải sau khi xảy ra sự cố sạt lở. Vì vào năm 2003, cũng tại khu vực này, 2 nhà dân cũng đã bị nhận chìm.

 

Sạt lở đâu thông báo trước để người dân kịp thời tháo dỡ nhà chạy trốn?!

 

Còn nhớ vào năm 2004, Khu đường sông đã thành lập một đoàn khảo sát tiến hành thống kê địa điểm, tình hình sạt lở bờ sông và dự báo nguy cơ sạt lở  trên các tuyến sông, kênh, rạch thuộc địa bàn huyện Nhà Bè.

 

Theo kết quả khảo sát, Nhà Bè có 27 điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài gần 12km thuộc địa bàn các xã Phú Xuân, Nhơn Đức, Long Thới, Hiệp Phước, Long Kiểng, Phước Lộc 1. Trong đó, có 5 khu vực được đặt ở mức độ báo động cấp độ 3.  Qua chuyến khảo sát, Khu đường sông cũng đã cảnh báo tình hình sạt lở sẽ vẫn tiếp tục cho dù thời tiết bình thường. Hiện nay, mức độ sạt lở bờ trung bình hàng năm ở huyện Nhà Bè là 0,3m...

 

Sáng ngày 26/5, PV VietNamNet đã có dịp khảo sát nhiều địa điểm nằm trong danh sách “báo động đỏ” của cơ quan chức năng. Dọc theo các khu vực sạt lở nhiều nhà dân xây dựng sát bờ đặc biệt là tại khu vực các cầu. Dọc theo bờ, tuy có nhiều vị trí được xây dựng kè bảo vệ bờ nhưng việc xây dựng chưa đúng biện pháp kỹ thuật nên kè bị lún, sụp. Nhiều vị trí được gia cố tạm thời bằng cừ, tràm nhưng không đảm bảo kỹ thuật; đất ven bờ bị lấy trộm.

 

Nhiều cây giữ đất tự nhiên hai bên bở ở nhiều khúc sông thuộc địa bàn huyện Nhà Bè...không còn.

 

Ngay gần địa điểm sạt lở ở khu vực cầu Phước Long đêm qua, một vựa tập kết cát (không hiểu do cơ quan nào cấp giấy phép?) vẫn đang hoạt động. Trong khi đó, một chuyên gia am hiểu về giao thông thủy phân tích: “ Do tác động dòng chảy, cộng thêm sự di chuyển của xà lan chở cát sẽ tạo nên những hố xoáy cục bộ gây sạt lở bờ sông, đặc biệt là ở những nơi đất dọc bờ sông đã bị lấy trộm. Thế nên, nền đất yếu không chịu được dòng chảy có lưu tốc lớn và sóng lớn (đặc biệt là mùa bão lũ và triều cường) sẽ gây nên hiện tượng sạt lở bờ sông kéo theo nhà dân.  

Gần địa điểm sạt lở cầu Phước Long, vựa thu mua cát với nhiều xà lan neo đậu hàng ngày này vẫn hoạt động. (Ảnh chụp lúc 7h ngày 26/5/2005).

 

Tuy nhiên, như trên chúng tôi đã nêu, nhiều dự án chống sạt lở ở huyện Nhà Bè, trong đó có khu vực cầu Phước Long vẫn chưa được bố trí vốn để triển khai xây dựng. Trong khí đó, “thủy thần” gây nên hiện tượng sạt lở sẽ không chờ các dự án chống sạt lở triển khai mới bắt đầu hoành hành. Thêm vào đó, việc cấp giấy phép cho các xà lan thành lập các vựa trung chuyển cát vẫn còn bừa bãi, tùy tiện, góp phần không nhỏ tạo nên sạt lở. 

  • Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,