221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
622270
Trường Sa sau 30 năm vì sự bình yên của Tổ quốc
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Trường Sa sau 30 năm vì sự bình yên của Tổ quốc
,

(VietNamNet) - Hôm nay (29/4), tròn 30 năm ngày quần đảo Trường Sa thân yêu của tổ quốc được giải phóng; qua ngần ấy năm, Trường Sa bây giờ đã nhiều thay đổi.

 

Trong khi những cánh quân trên đất liền đang thần tốc tấn công vào những sào huyệt cuối cùng của chính quyền Mỹ - Ngụy vào tháng 4/1975, thì trên vùng biển Đông, những cánh thủy quân của ta được mật lệnh khẩn trương giải phóng quần đảo Trường Sa.

 

Trường Sa những ngày rực lửa

 

Vì sự bình yên của tổ quốc, những người lính ở Trường Sa không ngại khó khăn, gian khổ.

Nhận thức được sự quan trọng về tầm chiến lược của quần đảo ở phía Đông Nam của tổ quốc, đồng thời với việc giải phóng các tỉnh, thành miền Nam, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam yêu cầu sự cần kíp giải phóng quần đảo Trường Sa cùng lúc.

 

Ngay lập tức, kế hoạch chiến đấu được vạch ra, lấy đảo Song Tử Tây là mục tiêu đầu tiên, sau đó là Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa và các đảo còn lại.

 

Ngày 9/4/1975, Bộ Tư lệnh Hải quân nhận được chỉ thị tấn công. Theo đúng kế hoạch, ngày 11/4/1975 các lực lượng đặc công của hải quân xuất phát từ Đà Nẵng nhằm thẳng hướng Song Tử Tây.

 

Khi đã tiếp cận được đảo, rạng sáng ngày 14/4/1975, sau phát súng hiệu các mũi tiến công đổ bộ lên đảo và nhanh chóng thọc sâu vào bên trong. Trong vòng 30 phút sau, quân đội của chính quyền Sài Gòn đã thất thủ và cờ của quân giải phóng đã tung bay trên đảo Song Tử Tây.

 

Giải phóng Song Tử Tây, các cách quân tiếp tục tấn công giải phóng các đảo Sơn Ca, Nam Yết chỉ trong 6 ngày từ 21 đến 27/4/1975.

 

Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca được giải phóng, quân lực của chính quyền Sài Gòn trên quần đảo Trường Sa hoang mang. Như một cách giẫy giụa trước khi thất bại, quân địch điều tàu khu trục và tuần dương đến đảo Sơn Ca hòng tái chiếm đảo, nhưng trước lòng dũng cảm của các chiến sĩ giải phóng cùng hỏa lực mạnh, âm mưu của địch thất bại.

 

Cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa lớn.

 

Trong khí thế hừng hực, quân ta thừa thắng xông lên và giải phóng tiếp đảo Sinh Tồn. Đến sáng ngày 29/4, quân ta đổ bộ lên Trường Sa lớn và nhanh chóng giải phóng hòn đảo được ví như trái tim của cả quần đảo Trường Sa.

 

Sau khi quyền kiểm soát những đảo lớn đã thuộc về ta, đặc biệt là Trường Sa lớn, các cách quân của lực lượng giải phóng tiếp tục tiến lên và giải phóng các đảo nhỏ còn lại.

 

30 năm gìn giữ và xây dựng

 

Giải phóng được quần đảo Trường Sa đã khó, công việc bảo vệ, gìn giữ càng khó khăn hơn. Không chỉ bảo vệ, nhiệm vụ cải tạo và phát triển môi trường sống ở quần đảo này gặp không ít gian nan.

 

Bờ biển Trường Sa.

 

Ngày Trường Sa lớn được giải phóng, nơi được mệnh danh là trái tim của quần đảo này chỉ là một bãi cát lẫn bột san hô trắng ngần. Cả hòn đảo lưa thưa vài ngọn cây chẳng đủ che cái nắng muốn đốt cháy da người, không đủ chia cho lính đảo những đợt gió biển đậm hơi muối biển. Đó là chưa kể những hòn đảo khác như Đá Tây, Song Tử… điều kiện sống còn khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần.

 

Lính đảo nhận quà từ đất liền gửi ra.

Trước những gian nan ấy, ý chí và lòng kiên trì của những người lính cộng sự quan tâm hỗ trợ của cả nước, môi trường sống ở quần đảo này đã cải thiện khá nhiều. Đặc biệt là Trường Sa lớn, trước là bãi cát san hô trắng ngần, nay đã các chiến sĩ trồng cây, phủ xanh rì cả hòn đảo. Trước, điều kiện sống ở đây tất tần tật trông chờ cả từ đất liền; nay, các chiến sĩ đã có thể trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện bữa ăn và môi trường sống.

 

Nếu nhìn Trường Sa từ 30 năm trước, nay khó ai có thể hình dung được sự đổi thay nơi đây hôm nay. Để làm được điều đó, không ít mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao người con nước Việt đã đổ xuống nơi đây để gìn giữ và xây dựng quần đảo này.

 

Phóng viên VietNamNet bên đài tưởng niệm trên đảo Đá Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) với bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt.

Mỗi năm, nhiều chuyến tàu ra nơi đây để nối liền khoảng cách giữa đảo và đất liền. Trên những chuyến tàu ấy, đã mang ra hơn hàng chục vạn mét khối đất để cải tạo môi trường đảo, hàng vạn lá thư để nối liền cái tình của những người đang nơi đầu sóng ngọn gió với quê nhà. Cả nước vẫn đang hướng về Trường Sa thân yêu.

 

  • Bài và ảnh: Phan Công
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,