221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
606902
Khách xe buýt vẫn đông trong ngày đầu tăng giá vé
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Khách xe buýt vẫn đông trong ngày đầu tăng giá vé
,

(VietNamNet) - 6h30’ sáng nay (1/4), phóng viên VietNamNet đã thực hiện cuộc “du ngoạn” bằng xe buýt trong ngày đầu tiên áp dụng bảng giá mới. Theo ghi nhận của chúng tôi, giá vé tăng nhưng khách vẫn chen nhau lên xe như trước.

 

Tại nhà chờ gần Ngã Tư Sở, một đoàn hơn 25 người đứng, ngồi chen nhau thành những hàng dài. Người sốt ruột trông ngóng chuẩn bị đón xe, người thủ sẵn trong tay mấy nghìn lẻ, người khác lại vuốt ve lại tấm vé tháng mới cứng đeo lủng lẳng trước ngực. Tuyến số 01 (Hà Đông - Long Biên) vừa mới lướt qua thì tuyến 27 (Hà Đông - Nam Thăng Long) đã nối đuôi đỗ xịch. Lác đác vài người vừa xuống thì một tốp khác đã lên thể chỗ.

 

Tuyến ngã tư Sở - Hoàng Quốc Việt - Nam Thăng Long đông nghịt sáng nay.

 

Cửa mở, tôi nhanh chân lên xe và len lỏi xuống chỗ đứng gần cuối đi về Hà Đông. Xe chật kín, người này đúng sát người nọ và chỉ còn vỏn vẹn vài chỗ trống. Chưa đầy nửa phút sau anh nhân viên tên Thành đưa vé, thối tiền và nhắc khéo “hôm nay vé bắt đầu tăng, khỏi phải phụ tiền nhé”. Trong khi đó, một anh dáng vẻ dân lao động tỏ vẻ ngạc nhiên khi mua vé vì mới biết tăng giá trong sáng nay.

 

Các tuyến 01 (Hà Đông - Long Biên), 26 (Mai Động - Diễn), 35 (Trần Khánh Dư - Nam Thăng Long), 22 (Viện 103 - Gia Lâm)... xe cũng chật kín khách. Nhà chờ trước cổng ĐH Thuỷ Lợi, ĐH Công đoàn, ĐH Ngoại ngữ, ĐHKHXH&NV... không còn chỗ để đứng tràn ra cả phần đường. Nếu tính trung bình vào giờ cao điểm mỗi bến thường xuyên có khoảng 20 - 30 đứng chờ sẵn. Trong đó, khoảng gần 80% khách là học sinh, sinh viên đeo vé tháng trước ngực hoặc cầm sẵn vé tháng trên tay.

 

Dán lại con tem tháng tư trên tấm vé liên tuyến trước khi lên xe, Phạm Thu Hà (Khoa du lịch, Viện ĐH Mở) cho biết: “em vừa mới mua được vé tháng ngày hôm trước, giá tăng nhưng nếu mua vé tháng thì vẫn chịu được. Chỉ sợ, đi lại thường xuyên, cuối tháng không mua kịp thì cũng tốn kém”.

Khi được hỏi về giá vé tăng có ảnh hưởng đến đời sống sinh viên không. Trịnh Ngọc (K40, Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương) dơ tấm “thẻ hộ mệnh” (vé liên tuyến) cười: “tăng hay không thì mình vẫn đi vì xe buýt rẻ hơn các phương tiện. Vả lại, không đi thì chỉ có cuốc bộ mỏi chân hoặc xe ôm mà thôi. Xe máy thì gia đình chưa lo được. Cũng may đã nghe thông tin từ trước nên cũng kịp thông báo cho bố mẹ ở quê điều chỉnh thêm ít kinh phí”.

Còn chị Thanh Hương (ngõ 1, Bùi Xương Trạch) lại tỏ vẻ lo lắng. “Giá vé tăng từ 60.000 đồng lên 80.000 đồng cũng là một vấn đề. Tính ra thì cũng ngót ngét gần 10% tiền lương làm văn phòng của tôi. Xăng tăng, nước tăng, xe buýt tăng, ga tăng, thức ăn tăng...mà lương thì nằm nguyên. Đi xe buýt không đi sớm cả tiếng thì rất dễ chậm giờ làm. Nhiều khi đi tuyến 27, tuyến  32 (Mai Động - Diễn) sinh viên đi đông quá nên bị “bỏ bom” (xe không dừng bắt khách vì quá đông) là chuyện bình thường. Thế nên, tiền tăng nhưng chất lượng phục vụ có tăng tiếc gì không mới quan trọng”.

  • Lê Thanh Bình
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,