221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
534520
Cúm gia cầm đã lan ra 4 tỉnh ĐBSCL
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Cúm gia cầm đã lan ra 4 tỉnh ĐBSCL
,

(VietNamNet) - TS. Bùi Quang Anh - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), thông báo như vậy chiều nay (18/10). Ông cho biết, trong vòng 18 ngày (1-18/10), tại 4 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng đã xuất hiện 4 đàn gia cầm nhiễm virus H5N1, làm 2.880 con gà, 750 con vịt và 2.000 con chim cút mắc bệnh chết và phải tiêu huỷ.

Soạn: AM 174389 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Việc kiểm soát vận chuyển gia cầm chưa chặt chẽ cũng là nguyên nhân khiến dịch cúm bùng phát.
Ông Bùi Quang Anh nói rằng, ngay sau khi phát hiệt có dịch, toàn bộ số gia cầm nói trên đều được tiêu huỷ. Song song đó, các biện pháp vệ sinh tiêu độc, khử trùng đã được áp dụng khẩn cấp. Hiện dịch cúm cơ bản đã được khống chế trong phạm vi toàn quốc, số điểm phát dịch, số gia cầm mắc bệnh ngày càng giảm.

Mặc dù vậy, TS. Quang Anh vẫn nhận định, mầm bệnh vẫn còn tiềm ẩn và khả năng tái phát dịch rất cao, nhất là ở những vùng có ổ dịch cũ. Nguyên nhân là do công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi ở hầu hết các địa phương chưa tốt trước khi nuôi trở lại; công tác kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới và giữa các địa phương với nhau chưa chặt chẽ, triệt để. Vì vậy, theo Cục Thú y, hiện bệnh vẫn phát rải rác ở một số tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Long An, Hậu Giang...

ĐBSCL: gia cầm tiếp tục chết hàng loạt!
 

Khoảng hai tuần nay, tình trạng gà chết hàng loạt buộc phải tiêu hủy với số lượng lớn tiếp tục xảy ra ở nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL.

Triển khai các giải pháp phòng chống dịch cúm gia trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT tiêp tục chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là một số tỉnh thuộc ĐBSCL, thực hiện nội dung Chương trình Tháng Hành động phòng chống dịch cúm gia cầm. Ngoài ra, TS. Bùi Quang Anh cho biết, các tỉnh phải tăng cường thêm cán bộ, lực lượng nhằm kiểm soát, đốc thúc các chuồng trại, cơ sở chăn nuôi vệ sinh tiêu độc; phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch.

Về khả năng sử dụng vaccin trong phòng, chống dịch cúm gia cầm tại Việt Nam, TS. Bùi Quang Anh nói, đoàn cán bộ của ngành nông nghiệp vừa kết thúc việc trao đổi, học tập kinh nghiệm sử dụng vaccin trong khống chế dịch bệnh này tại Hongkong. Hiện việc thử nghiệm sử dụng vaccin vẫn phải chờ ý kiến Hội đồng khoa học của Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN... Khi có sự đồng ý của các cơ quan này, việc sử dụng vaccin cũng chỉ áp dụng tại một số địa điểm nhất định; đàn gia cầm nào sử dụng vaccin đều được bấm lỗ để theo dõi, kiểm tra.

Tuy nhiên, ông Anh cũng lưu ý, những kinh nghiệm về sử dụng vaccin phòng chống dịch cúm của Hongkong khó có thể áp dụng được vì chăn nuôi của Việt Nam còn nhỏ lẻ, phân tán; không đảm bảo an toàn cho người dân cũng như cán bộ thú y.

“Vào chiều ngày 20/10, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gia cầm sẽ nhóm họp khẩn cấp tại Long An, trong đó sẽ đốc thúc các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh Đông Nam bộ quyết liệt hơn trong phòng, chống dịch” - ông Quang Anh nói.

Bên cạnh đó, khuyến cáo người chăn nuôi về tính nguy hiểm của bệnh. Đồng thời, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, triệt để chấp hành các quy định về chuyên môn thú y. Đối với những hộ chăn nuôi tập trung, khi tái lập đàn, phải báo cáo cho cơ quan thú y để nhận được sự hướng dẫn kỹ thuật. 

  • H.Yên

Hồ sơ đại dịch cúm gia cầm

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,