221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
533722
Thi công đường, thợ xây đập vụn một mộ đá cổ
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Thi công đường, thợ xây đập vụn một mộ đá cổ
,

(VietNamNet) - Sáng 15/10, người dân hiếu kỳ đứng chật đường, vây kín khu vực bốc dỡ ngôi mộ đá trên đường Nguyễn Tri Phương (P8, Q10, TP.HCM). Nhiều người cảm thấy “lo ngại” khi dần dần, từng phần của ngôi mộ bị đập bỏ.

 

Ngôi mộ vừa đề cập nằm chắn ngang vỉa hè trước số nhà 535 Nguyễn Tri Phương (P8, Q10, trước Trường Nhật ngữ Đông Kinh). Đây là ngôi mộ mang dáng dấp kiến trúc nghệ thuật về mộ táng với những nét oai nghi, trầm mặc thường thấy ở những ngôi mộ của người Hoa.

 

“Đúng 7h30, chúng tôi thắp nhang khấn vái cho công việc ổn thỏa, cúng mâm hoa quả để cảm thấy yên tâm trước khi tiến hành bốc dỡ ngôi mộ… cũng có cảm giác sợ nhưng chúng tôi chỉ làm theo hợp đồng thôi!”- một anh công nhân trong nhóm bốc dỡ ngôi mộ trên cho biết. Cũng theo anh, những công nhân còn lại trong nhóm đều là dân nhập cư được gọi đến TP.HCM để tiến hành bốc dỡ ngôi mộ này. Không một ai trong số họ có kiến thức chuyên môn về khảo cổ học.

Soạn: AM 172632 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cúng, nhang khói trước khi bốc dỡ mộ.

 

Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng mộ, tiếng động của búa và thiết bị phá đá vang lên, một số cụ cao niên sống trong khu vực đang vây quanh các PV tỏ ra “lo ngại”. Họ cho biết, Trước năm 1975, khi mở rộng đường Nguyễn Tri Phương, chính quyền cũ cũng đã phá bỏ phân nửa ngôi mộ. Không ai biết rõ gốc tích của ngôi mộ đá này. Cũng không ai dám khẳng định phía trong ngôi mộ có tống táng người chết hay không. Nếu có là bậc quyền quý, khanh tước, hay người dân thường?...Nhưng các cụ đều khẳng định, ngôi mộ này đã có tuổi thọ ít nhất cũng phải hàng trăm năm nay.

 

Tiếp xúc với PV VietNamNet, cụ Luân tỏ ra lo lắng: “Thấy họ đập bỏ ngôi mộ thành những đống đá vụn như vậy cảm thấy không yên tâm”. Bày tỏ ý kiến với chúng tôi, cụ phân tích, khi chưa xác định được giá trị của mộ thì không nên phá và nếu muốn xác định được phải có sự phối hợp giữa các nhà khảo cổ, những người làm văn hóa, làm công tác bảo tồn di tích, bảo tàng mới đủ thẩm quyền quyết định có nên tháo dỡ hay không. Nếu không may đây là một công trình có ý nghĩa lịch sử hay văn hóa thì thật tai hại!

Soạn: AM 172634 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Mộ được đập thành đá vụn.

 

Ngay cả Công ty Dịch vụ đô thị và quản lý nhà đất Q10 là đơn vị được UBND Q10 chỉ đạo bốc mộ cũng tỏ ra lúng túng trong việc xác định chất liệu của ngôi mộ. Trong cùng một văn bản mà Công ty này gởi cho các cơ quan có thẩm quyền, lúc thì dùng từ “mộ đá”, lúc thì dùng “mộ ô dước”. Theo như chúng tôi được biết, ô dước là một hợp chất bao gồm nhựa cây ô dước, cát, vôi, mật đường, bột sợi đay hoặc bột giấy bản (Theo “Một số cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, trang 167” - do Ban Quản lý di tích danh lam thắng cảnh TP.HCM xuất bản năm 2001). Hợp chất này được dùng như một chất kết dính ở những công trình lăng mộ xây bằng gạch.  

 

Cho đến nay, vẫn chưa có những công bố chính thức về giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi mộ này. Do đó, khi sự kiện bốc mộ xảy ra đã gây hoang mang, thắc mắc cho những người chứng kiến. Nhiều người dân cho rằng phải “bắt” mộ đá lên tiếng trước khi tiến hành tháo dỡ; không nên có thái độ đối xử "thô bạo" như đã từng đối xử với Lăng Cha Cả, Cầu Thị Nghè như trước đây.

Soạn: AM 172638 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Phần mộ nổi phía trên gần như đã được đập bỏ hoàn toàn.

 

Công việc bốc dỡ ngôi mộ trên đã được sự cho phép của Sở Văn hóa thông tin thành phố, UBND Q10 và Công ty Dịch vụ giao thông đô thị Tân Bình chịu trách nhiệm thi công trong thời hạn hợp đồng là 45 ngày. Trong việc bốc dỡ mộ này, Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh thành phố hiện diện với tư cách là Tư vấn giám sát. Tính hết ngày 15/10, toàn bộ phần mộ nổi lên phía trên đã được đập bỏ gần như hoàn toàn.

  • Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,