(VietNamNet) - Dạy tin học cho người khiếm thính, khiếm thị, nhiễm HIV/AIDS... là đặc điểm của họ. 5 hiệp sĩ đã có mặt tại tòa soạn VietNamNet để giao lưu với độc giả.
Nguyen xuan canh - Nam 22 tuổi - An Nhon, Binh IDnh
- Hien nay co rat nhieu du an pho cap tin hoc dang duoc nghien cuu, thuc hien bang kinh phi nha nuoc, cac co quan doan the. Du an pho cap cua anh mang tinh... tu nhan. Anh co so minh "canh tranh" khong lai khong?
- HS Phạm Anh Tuấn: Tôi không sợ. Vì công việc từ thiện thì không có việc cạnh tranh như người làm kinh tế.
Lê Quốc Tuấn - Nam 29 tuổi - Hải phòng
- Tinh thần - Ý chí - Nghị lực - Tình thân ái đó có phải là sự "khác người" của các Hiệp sỹ CNTT? Phẩm chất tốt đẹp đó được bắt nguồn từ đâu?
- HS Trần Song Khoa: Mình nghĩ đó không phải là sự khác người của bất cứ cá nhân nào nói chung. Những phẩm chất mà bạn nói mình nghĩ những người bình thường nhất cũng sẽ hành động giống như tụi mình nhưng đó là khi nào... tùy vào khoảnh khắc của mỗi người.
Nguyễn Văn Sang - Nam 30 tuổi - Mai Động - Hà Nội
- Chiều nay vì không thể nên mạng được nên tôi muốn có một vài câu hỏi đến anh (Hiệp sĩ) Phạm Anh Tuấn:. 1. Thường thì mọi người chỉ làm được một việc lớn lao nếu có một điểm tựa tinh thần, hay có một động lực nào đó ? Vậy, anh làm điều này vì điều gì? Và phải chăng anh có một điểm tựa, một động lực vô hình?. 2. Câu hỏi với anh Phạm Mạnh Tuân: Với tôi một người biết tin học còn trước anh, được đào tạo chính quy tại môi trường Đại học, mà ra trường còn rất luẩn quẩn trong tìm phương cách sống, vậy mà anh lại làm đuợc như vậy, tôi rất khâm phục. Anh ở tận ngoài Bắc Ninh, từ một người dân bình thường, điều gì đã khiến anh có một sự đam mê và say mê làm việc như vậy không cho lợi ích thiết thực của bản thân mình ? (Tôi biết là anh cũng không phải giàu có gì?),
- HS Phạm Mạnh Tuân: Tôi không có điểm tựa vô hình nào hết. Điểm tựa chính của tôi là cha mẹ và các anh chị em đã giúp tôi thỏa mãn được ước nguyện đem tin học đến cho mọi người bất hạnh.
Lê Ngọc Khánh - Nam 27 tuổi - 340/9 Nguyễn Tri Phương ĐN
- Xin chào hiệp sĩ Trần Bá Thiện, em được biết giúp người mù viết web không phải là công việc đơn giản, thế thì xin anh cho biết từ đâu anh có ý tưởng rất hay này và để thực hiện thành công anh đã khảo sát được bao nhiêu trung tâm khiếm thị ạ
- HS Trần Bá Thiện: Viết Web là một công việc rất đơn giản, một đứa bé học lớp 2, 3 cũng có thể làm được. Nó giống như viết văn, nếu kiến thức của bạn rộng, tầm nhìn và trải nghiệm sống của bạn rộng, bài văn của bạn sẽ có nhiều ý. Làm trang Web về cơ bản thì đơn giản, nhưng muốn phong phú về nội dung đòi hỏi người viết phải có năng lực tư duy.
Tôi tham gia các mạng lưới quốc tế cũng như khu vực về tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho người khuyết tật và tôi đã học tập kinh nghiệm cũng như kiến thức từ những mạng lưới này. Xin cám ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Nguyen Van Tuan - Nam 34 tuổi - Binh Chanh
- Toi thay anh Thien that may man khi co dieu kien tiep xuc voi CNTT, Viet Nam minh co rat nhieu nguoi khiem thi nhung it nguoi duoc nhu anh. Duyen may nao dua anh den voi CNTT vay?
- HS Trần Bá Thiện: Mấy năm trước, tôi là người chẳng biết gì về công nghệ thông tin (CNTT) hết. Tôi chỉ biết nó qua các phương tiện truyền thông như báo, đài... Tôi nghĩ nó là một công cụ hữu ích cho những người mù như tôi. Nên tôi đã tìm hiểu và học hỏi về CNTT.
Cuộc đời công bằng lắm bạn à. Bạn đi thì sẽ đến, tìm thì sẽ gặp, gõ cửa thì sẽ có người mở. Như thế "duyên may" đưa tôi đến với CNTT khởi phát từ chính tôi chứ không do từ trên trời rơi xuống đâu. Bạn hãy gặp những người anh em khiếm thị của tôi tại địa phương bạn. Nói họ hãy ước mơ và thực hiện ước mơ của mình thì duyên may sẽ đến với họ. Cám ơn câu hỏi của bạn.
Nguyễn Thị Giang - Nữ 30 tuổi - 36 Trần Cao Vâb, P.6, Q.3
- Chào anh Trần Song Khoa, tôi rất cảm phục tinh thần vuợt khó của anh để lo cho những nguời có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những bạn nhỏ bị nhiễm HIV. Vậy khi gần gũi các bạn nhỏ này anh có e ngại điều gì không? Anh đã gặp những khó khăn gì so với việc giúp đỡ những nguời bình thường khác.
- HS Trần Song Khoa: Khi gần gũi các em nhỏ, tôi cảm thấy sự đồng cảm và xót xa cho số phận của các em. Các em là những nạn nhân vô tội với nụ cười trên môi mà không biết rằng mạng sống của mình đang từng ngày rút ngắn với thời gian.
Cũng có nhiều khó khăn do hữu quan cũng như khách quan của những người lớn làm công tác điều trị HIV/AIDS mang đến cho cá nhân tôi khi dẫn các em đến các điểm chăm sóc điều trị bệnh cơ hội. Tôi không trách họ nhưng tôi rất buồn khi cộng đồng vẫn còn quá nhiều định kiến đối với những trẻ thơ vô tội.
le hoang anh - Nam 18 tuổi - dong nai
- Xin chào các hiệp sĩ. Em là một fan hâm mộ. em có một thắc mắc nhỏ đó là nguyên nhân và động lực giúp các anh vuợt qua khó khăn là gì?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Muốn vượt qua khó khăn trước tiên tôi xem sự bất hạnh của người khác còn khó khăn hơn của bản thân tôi nên tôi cần phải vượt qua khó khăn để có cơ hội xoa dịu những khó khăn của người bất hạnh hơn mình.
Van HUng - Nam 20 tuổi - Tp>HCM
- Chào thầy Thơ. Em là học trò cũ của thầy ở IDC, sau này có lớp nào như lớp khiếm thính đăng trên eCHIP, thầy cho em theo làm "trợ giảng" cho thầy với nha?
- HS Nguyễn Duy Thơ: Rất cảm ơn sự quan tâm của em đối với thầy. Nếu có 1 lớp khiếm thính như đã đăng trên Echip thì thầy rất vui lòng mời 1 học trò cũ "rất dễ thương" như em làm trợ giảng. Khi đấy không được chối từ nhé.
Là thợ điện tử nghiệp dư ở Bắc Ninh, vì mê tin học Phạm Minh Tuân vào Nam “tầm sư”. Kết quả, Tuân thế chấp nhà để đeo đuổi CNTT. |
Nguyen Quynh Chi - Nữ 17 tuổi - TP Thanh Hoa
- Em muon hoi anh Pham Anh Tuan: Voi 3 dieu uoc cua anh nhu vay anh khong uoc muon dieu gi cho rieng minh Voi nghi luc phi thuong cua anh da giup do duoc rat nhieu nguoi bat hanh ai la nguoi da giup do dong vien anh vuot qua moi kho khan de den voi nhung nguoi bat hanh do?
- HS Phạm Anh Tuấn: Trước tiên, là cha mẹ và các anh chị em trong gia đình. Kế đến, là những người học trò đã biết noi gương theo nghị lực của tôi để vươn tới một tương lai như mong muốn...
Tất cả đã trở thành động lực giúp cho tôi sống và phục vụ những người khổ hơn mình.
hoasua - Nữ 24 tuổi - Bac Ninh
- Anh Tuan oi, anh cam thay the nao khi duoc phong la HIep si? ANh noi anh mo uoc duoc dua tin hoc ve xom. Khi nao anh dua ve toi xom cua minh vay?(em o gan nha anh ngoai Bac Ninh). Em thay anh dang o TP.HCM, moi chi day cho thanh nien o Tp.HCM
- HS Phạm Mạnh Tuân: Thực sự khi nhận được tin mình rất bất ngờ vì mình không bao giờ nghĩ rằng công việc của mình lại được đánh giá cao đến như vậy. Mình đã rất khó khăn khi học tin học vì vậy mình muốn chia sẻ với mọi người những kiến thức mà mình có được. Mình dạy tin học ở Sài Gòn nhưng tại thị xã Bắc Ninh mình cùng các bạn của mình đã lập ra CLB tin học Kinh Bắc. CLB này hoạt động hơn một năm nay tại số 5 Ngõ Giữa, phố Nhà Chung, phường Tiền An, thị xã Bắc Ninh. CLB này giúp các bạn học tin học miễn phí và cung cấp tài liệu cho các bạn sinh viên CNTT trong học tập.
Nếu bạn có nhu cầu học, xin liên hệ địa chỉ trên.
Tran Hung - Nam 33 tuổi - TP.HCM
- Anh Thơ thân mến, anh nghĩ sao nếu mình cố gắng dạy, các em học được, làm được nhưng không kiếm được việc làm. Xã hội bây giờ, việc làm cho người bình thường còn thiếu, huống chi là đối với người tàn tật.
- Tôi nghĩ mình dạy học cho những người tàn tật ít ra họ sẽ thấy được giá trị của mình hơn (tàn nhưng không phế). Việc làm: tôi tin vào khả năng của các em sau khi tiếp thu bài giảng. Đối với người bình thường để kiếm được việc làm phải nỗ lực rất nhiều, còn các em cần phải nỗ lực hơn nữa. Nếu bạn là nhà tuyển dụng tôi tin bạn sẽ tuyển nhân viên qua hiệu quả của công việc chứ không phải qua hình thức bên ngòai.
Ngoc Hoa - Nữ 22 tuổi - Tp.HCM
- Chao anh Thien, trinh duyet web Sao Mai da nghiem thu chua? em thay nhom Anh duong cunglam mot phan mem tuong tu, sao cac anh khong hop suc lai de lam chung voi nhau cho tien?
- HS Trần Bá Thiện: Dự án thiết kế trình duyệt Sao Mai và dự án Ánh Dương cùng nhận được giải thưởng trong cuộc thi "Ngày sáng tạo Việt Nam" năm 2003 do Ngân hàng thế giới tổ chức tại Hà Nội. Cả hai đơn vị đều là bạn bè của nhau. Chúng tôi rất muốn cộng tác, nhưng vì đây là hai dự án riêng nên chỉ cộng tác được sau khi đưa ra sản phẩm cuối cùng, nghĩa là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tôi mong sẽ tìm được nhiều sự cộng tác của nhóm Ánh Dương để Sao Mai cùng Ánh Dương phục vụ cộng đồng người mù Việt Nam.
Trình duyệt Sao Mai hiện đang thực hiện những nghiên cứu cuối cùng chuẩn bị nghiệm thu. Có lẽ sản phẩm phụ của trình duyệt Sao Mai là bộ đọc tiếng Việt tiêu chuẩn SAPI5 mới là điều bất ngờ và mang tính cách mạng vì nó tương thích với trình đọc màn hình JAWS 5.0 cho phép hỗ trợ trên nhiều ứng dụng khác của MS Offices. Cám ơn câu hỏi của bạn.
nguyen xuan canh - Nam 22 tuổi - Binh Dinh
- Anh Tuan oi, anh noi de tai "Nghien cuu giai phap pho cap tin hoc cho thanh nien nong thon Tp.HCM...." neu khong duoc SO KH-CN TP.HCM duyet cap kinh phi thi nhom cung se tu lam. Den nay, de tai nay lam toi dau roi ha anh? Nghien cuu tren dia ban Tp.HCM thi co the ap dung tai Binh Dinh duoc k?.
- HS Phạm Mạnh Tuân: Đề tài của mình hiện nay không có kinh phí nhưng tất cả mọi người trong nhóm làm đề tài đều vẫn tiếp tục vì tất cả mọi người đều xuất phát từ nông thôn, do vậy chúng tôi cảm nhận được sự thiệt thòi của những người ở vùng sâu, vùng xa.
Kết quả đề tài hiện nay đang được áp dụng tại Trung tâm Tin học Nhân Hữu, Bà Rịa - Vũng Tàu và CLB Tin học Kinh Bắc, Bắc Ninh. Mình nghĩ rằng có thể áp dụng được tại Bình Định cũng như tại các vùng nông thôn khác. Bạn có thể liên hệ theo địa chỉ e-mail: kinhbac_mt@yahoo.com để biết thêm chi tiết về từng phần của đề tài. Nếu hổ trợ được bạn điều gì, mình sẽ cố gắng hết sức.
linh - Nam -
- Chào anh Tuấn, nếu có một chọn lựa lại từ đầu, anh có chọn con đường mình đang theo đuổi hiện nay không?
- HS Phạm Anh Tuấn: Tôi vẫn chọn con đường mình đang đi vì ở bất cứ hoàn cảnh nào con người ta cũng cần tấm lòng đến với nhau và chia sẻ cho nhau những mất mát đau thương để miễn sao cho cuộc đời luôn đẹp hơn.
Nguyen xuan canh - Nam 22 tuổi - An Nhon, Binh IDnh
- Hien nay co rat nhieu du an pho cap tin hoc dang duoc nghien cuu, thuc hien bang kinh phi nha nuoc, cac co quan doan the. Du an pho cap cua anh mang tinh... tu nhan. Anh co so minh "canh tranh" khong lai khong?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình không nghĩ sẽ phải cạnh tranh với ai bởi vì công việc của mình chỉ nhằm để chia sẻ với cộng đồng. Mình luôn tâm niệm là làm công việc gì đó trước hết xuất phát từ tâm của mỗi người và sự yêu mến công việc của mình.
Nguyễn Thị Trang - Nữ 20 tuổi - Đà Lạt
- Chú Thiện ơi, chú đã làm được thật nhiều việc có ý nghĩa cho nguời mù. Chú có nghĩ rằng khi chú ở trong cùng hoàn cảnh với họ thì chú mới quan tâm đến họ nhiều hơn không? Xin lỗi nếu câu hỏi làm cho chú cảm thấy phiền lòng.
- HS Trần Bá Thiện: Cám ơn câu hỏi của Trang. Đúng hơn chúng ta nên nghĩ rằng vì ở cùng cảnh ngộ nên người ta nắm bắt được nhu cầu cùa nhau, nắm bắt được các khó khăn, thử thách của nhau. Do vậy, khả năng đáp ứng những nhu cầu dựa trên điều kiện thực tế của những người đồng cảnh sẽ tốt hơn.
Ngày nay, Liên hiệp quốc đã vận động các quốc gia xây dựng các nhóm tự lực của người khuyết tật. Vì chính người khuyết tật biết cách giúp người khuyết tật hiệu quả nhất. Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng tôi đang lo cho chính mình (hơi ích kỷ nhưng xin bạn đừng cười) vì nếu tôi không biết "yêu" chính mình thì làm sao tôi biết "yêu" người khác được.
linh - Nam -
- Khó khăn nhất anh gặp phải trong công việc hiện nay là gì? Làm thế nào anh vượt qua được
- HS Phạm Anh Tuấn: Khó khăn nhất tôi gặp phải hiện nay là ngày càng có nhiều em học sinh sinh viên đến với tôi để xin giúp đỡ học bổng cho các em tiếp tục học tập. Tuy nhiên, kinh phí của cá nhân tôi lại quá giới hạn nên khó có thể giúp đỡ các em đó tiếp tục được.
Tôi rất mong có những người mua những tác phẩm hội họa của tôi vẽ bằng photoshop để tôi có kinh phí giúp đỡ những hoàn cảnh hiếu học đang cần thiết. Nếu các bạn có nhu cầu mua tranh của tôi, hãy liên hệ qua địa chỉ: 106/3 Khu phố 4, phường Tân Biên, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Hoặc qua điện thoại: 08 5590586. E.mail: hoanglanduylinh@yahoo.com
Huynh Xuan Tho - Nam 22 tuổi - phuong 3, Go Vap, Tp.HCM
- Anh Tuân ơi, nhóm phần mềm giáo dục e-soft của anh ra sao rồi? Sao sau phần mềm Toán học thường thức, nhóm anh không làm nữa mà chuyển mã nguồn Em học Vật lý cho eCHIP?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình đã kết thúc chương trình học tin học ở TP. HCM. Sắp tới mình sẽ trở lại quê ở Bắc Ninh, vì vậy mình có chuyển một số các phần mềm của nhóm cho eChip và Trung tâm Công nghệ Dạyhọc (Viện Nghiên cứu Giáo dục), thuộc đại học Sư phạm TP.HCM để mong mọi người phát triển tiếp. Khi công việc của mình ở Bắc Ninh ổn định, mình sẽ tiếp tục theo đuổi việc làm các phần mềm giáo dục.
Hiện nay mình còn một số các tài liệu trợ giúp học tập, nếu bạn cần có thể liên hệ theo địa chỉ e-mail: kinhbac_mt@yahoo.com
thanh nguyên - Nam 17 tuổi - hue
- Chào anh Tuân, anh cảm nhậnh như thế nào khi được phong danh hiệu Hiệp sĩ CNTT?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình rất bất ngờ và có phần hơi ngại nữa. Bình thường mình là người kém giao tiếp nên cũng không được tự nhiên lắm khi nghe tin được nhận danh hiệu.
Nguyễn Thị Trang - Nữ 20 tuổi - Đà Lạt
- Chú Thiện ơi, chú có bất ngờ khi đuợc phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ CNTT năm nay. Cảm xúc của chú hôm nay thế nào ạ? Chúc chú luôn mạnh khoẻ và sẽ có thêm nhiều sản phẩm cho nguời mù.
- HS Trần Bá Thiện: Có bất ngờ, có vui nhưng không phải là lớn lắm vì khi thực hiện dự án, mục tiêu của tôi là vì cộng đồng người mù chứ không phải để đạt được danh hiệu này. Tuy nhiên có thêm thì ai cũng thích miễn là đừng thêm trách nhiệm và thêm nợ .
Tôi bỗng cảm nhận rằng mình cần phải đóng góp thêm nhiều nữa. Không phải để đạt tới những danh hiệu mới nhưng để nhận được thêm sự cổ vũ của các bạn. Tôi mong rằng, sự cổ vũ của các bạn sẽ biến thành những hành động thực tế để hỗ trợ người khuyết tật và đồng hành với người khuyết tật.
Cám ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn sức khỏe.
vuvanquy - Nam 24 tuổi - Biên hòa
- Kính thưa các chú: Xuất phát từ đâu mà các cô các chú bắt tay vào làm công việc này, tổ chức của các chú bây giờ hoạt động như thế nào và các chú có dự định gì mới trong tuơng lai không?
- HS Phạm Anh Tuấn: Công việc của chúng tôi xuất phát từ tấm lòng. Đó là điều quan trọng nhất của tất cả giáo dục viên trên toàn cầu. Hoạt động của chúng tôi vẫn nhắm vào đối tượng trẻ đường phố, trẻ nhiễm HIV do ma túy hoặc quan hệ tình dục.
Dự định của chúng tôi trong tương lai là làm mọi cách để giúp cộng đồng hòa nhập được với người nhiễm HIV mà không còn phân biệt kỳ thị đối xử.
Gần hai năm nay, mỗi tuần hai buổi, phòng máy của Công ty Tin học IDC (số 4 Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM) có một lớp đặc biệt đào tạo đồ hoạ cho 28 trẻ khiếm thính đến từ các trường Hy Vọng 1, Hy Vọng Bình Thạnh, Hy Vọng Gò Vấp... |
Minh Vy - Nữ 21 tuổi - 115 Hai Bà Trưng Q1
- Chào hiệp sĩ Phạm Mạnh Tuân! Em rất thắc mắc là: điều gì đã thôi thúc anh chọn thực hiện đề tài "Tin Học Hóa Nông Thôn" mà không là đề tài khác..
- HS Phạm Mạnh Tuân: Trước khi đến với tin học, mình đã được đi nhiều nơi, những ấn tượng sâu sắc nhất đối với mình là cuộc sống của bà con ở những vùng nông thôn xa xôi. Mình nghĩ những khó khăn của người dân ở những vùng đó là do sự thiệt thòi về giáo dục và thông tin. Chính vì vậy mình chọn đề tài "Tin Học Hóa Nông Thôn".
Ngoài những điều trên ra việc chọn đề tài này cũng là một sự đồng cảm của chính mình kể từ khi mình bắt đầu tìm hiểu về CNTT.
linh - Nam -
- Anh suy nghĩ gì về danh hiệu Hiệp sĩ CNTT mà mọi người dành cho anh?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Danh hiệu này có lẽ là hơi quá đối với công việc của mình vì trên thực tế nếu bất cứ ai yêu cuộc sống và con người xung quanh mình thì họ sẽ chọn cách làm như mình.
Trần Anh Thân - Nam 23 tuổi - Hạ long Quảng Ninh
- Xin hỏi cá hiệp sĩ đối tượng học sinh của các hiệp sĩ là những trẻ khiếm thính vậy đối với người khiếm thính, khuyết tật nên có giải pháp như thế nào.
- HS Phạm Anh Tuấn: Để giúp cho những người khuyết tật có cơ hội hòa nhập được với cộng đồng chỉ có một phương cách duy nhất là giúp họ có một kiến thức nhất định về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như tin học.
Khi người khuyết tật có đủ tài năng để khẳng định chính mình thì việc hoà nhập với cộng đồng sẽ dễ dàng hơn. Giải pháp của chúng tôi là luôn tham vấn hướng nghiệp cho những bạn khuyết tật chọn đúng nghề nghiệp theo khả năng của chính họ.
Thuy Hoa - Nữ 20 tuổi - Da Lat
- Anh Thiện ơi, Trung tâm Sao Mai của anh có nhiều hoạt động rất hay nhưng em thấy nó giúp được cho ít người quá. Em nghĩ làm sao để mỗi địa phương đều có một trung tâm Sao Mai, anh nghĩ sao?
- HS Trần Bá Thiện: Cám ơn câu hỏi của bạn. Phương thức mà Sao Mai đang áp dụng để nhân rộng việc phổ cập tin học cho người mù là phương thức đào tạo cán bộ nguồn. Trong năm 2003, với 4 cán bộ nguồn (đều là nữ khiếm thị) đã được đào tạo tại Sai Mai, họ đã về địa phương và tổ chức các lớp tin học tại địa phương của họ. Hiện nay, mỗi người đang dạy hơn 10 người mù khác.
Tôi nghĩ rằng, đây là một mô hình hiệu quả. Chúng tôi cần sự đồng tham gia của tòan xã hội. Việc trang bị một phòng máy tính cho người mù tại mỗi tỉnh chỉ tốn khoảng 30 triệu đồng, đây không phải là một chi phí quá lớn. Nếu các địa phương tự trang bị cho mình thì Sao Mai sẵn sàng hỗ trợ việc đào tạo. Thế thì ước mơ của bạn và của tôi có hy vọng chấp cánh đấy.
Thuy Hoa - Nữ 20 tuổi - Da Lat
- Anh Tuân ơi, khi naò anh đem tin học về xóm cuả mình ở Bắc Ninh vậy? Anh đang ở Tp.HCM mà
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình đã có CLB tin học tại thị xã Bắc Ninh. Tuy ở TP.HCM nhưng năm nào mình cũng về quê để giúp cho CLB này có thể hoạt động tốt. Không chỉ dạy tin học ở tại CLB Kinh Bắc, mình còn giúp cho trường cấp hai Tiền An, thị xã Bắc Ninh những công việc về tin học. Sắp tới, kết thúc chương trình học, mình sẽ về Bắc Ninh. Ước muốn của mình là xây dựng được một trung tâm dạy nghề thực sự và có sự hổ trợ sau đào tạo cho các bạn học viên.
Nguyen Van - Nam 34 tuổi - Tien Giang
- Anh Thơ ơi, dạy đồ họa cho người khiếm thính khác với người bình thường như thế nào? Bây giờ anh có định tham gia dạy những lớp khác nữa không?
- HS Nguyễn Duy Thơ: Dậy tin học cho người khiếm thính chậm hơn người thường rất nhiều, có nhiều bài dậy cho trẻ thường chỉ 1 buổi nhưng trẻ khiếm thính phải 10 buổi hoặc có khi hơn. Thỉnh thoảng có những vấn đề quá trừu tượng nên không thể dậy được hơn nữa trình độ văn hóa của các em cũng thấp (tối đa là lớp 9) nên cũng khó khăn trong công tác giảng daỵa. Nhưng nói chung các em khiếm thính kiên trì, đôi khi đến mức "lì lợm".
Ai mời thì tôi cũng sẽ thu xếp thời gian để dậy.
Tuyet Phuong - Nữ 30 tuổi - Tay Ninh
- Tôi muốn hỏi anh Duy Thơ rằng anh đã dạy xong lớp dành cho các em khiếm thính các trường Hy Vọng chưa? Có em nào kiếm được việc làm sau khi học không?
- HS Nguyễn Duy Thơ: Hôm nay là buổi thi cuối cùng của các em ở trường Hy Vọng. Tòan bộ học sinh đang ở tuổi học sinh(15-16), chỉ có 1 học sinh duy nhất ngòai 30 - học rất chăm chỉ, khá... chắc chắn sẽ kiếm được việc làm.
Trung Son - Nam 22 tuổi - Ha Noi
- Các anh có bí quyết gì khi dạy tinhọc cho người khiếm thị, khiếm thính?
- HS Nguyễn Duy Thơ: Tôi dậy cho người khiếm thính thôi chứ không có dậy khiếm thị. Tôi nghĩ không có bí quyết gì ngoài lòng kiên trì và quyết tâm.
Trung Son - Nam 22 tuổi - Ha Noi
- Vâỵ các anh dạy tin cho họ là dạy về tin văn phòng hay lập trình?
- HS Nguyễn Duy Thơ: Tôi dậy đồ họa, vẽ, phục chế ảnh...
Le Trung Truc - Nam 32 tuổi - Binh DUong
- Chào anh Tuân, đề án Phổ cập tin học của anh tới đâu rồi?ANh thấy cái khó nhất trng chuyện phổ cập tin học cho thanh niên nông thôn là gì? Ờ quê em, moịngười toàn vào internet để chat
- HS Phạm Mạnh Tuân: Việc khó nhất trong phổ cập tin học cho thanh niên nông thôn là làm thay đổi suy nghĩ của họ trong việc sử dụng máy tính. Hiện nay một số nơi máy tính chỉ được dùng như một chiếc máy đánh chữ thông thường hoặc một máy chơi điện tử (games). Chủ nhân của những chiếc máy đó thực sự không ý thức được họ đang bỏ lãng phí một tài nguyên quý có thể giúp họ trong nhiều công việc.
Gần đây, truyền thông nhắc nhiều đến Trần Bá Thiện - PGĐ Trung tâm tin học vì người mù Sao Mai với sản phẩm "Trình duyệt web dành cho người mù". |
Bá Hùng
- Nam 18 tuổi - TP Hồ Chí Minh- Chào... "chú hiệp sĩ" Trần Bá Thiện. Chú ơi, để tạo ra một trang web thích hợp với nguời khiếm thị, theo chú nên cần thoả mãn những yêu cầu gì ạ?
- HS Trần Bá Thiện: Trào bạn trẻ!. Một trang Web như bạn nói người ta gọi là "Trang Web tiếp cận cho mọi người", không riêng gì người khiếm thị, cả những người không có tay, điều khiển máy tính bằng chân hoặc những người nghèo sử dụng máy tính đã lỗi thời...đều có thể tiếp cận được. Cái tiêu chuẩn về tiếp cận Web này có thể tóm tắt như sau:
Một: Mọi vị trí trên trang Web của bạn đều có thể di chuyển con trỏ đến bằng chuột (mouse) hoặc bằng bàn phím.
Hai: Các hình ảnh chèn vào trang bằng các thẻ (tag) >img< đều phải có thuộc tính Alt ghi chú bằng văn bản cho hình ảnh nói trên. Các dạng thông tin phi văn bản tương tự như: thông tin hình ảnh, thông tin âm thanh hoặc các loại thông tin khác đều phải có chú thích bằng văn bản.
Ba: Nên tạo độ tương phản về màu sắc nhất định để hỗ trợ những người mắt kém. Các thông tin chi tiết bạn nên sử dụng Google tìm từ "w3c" để nghiên cứu thêm về Accessibility.
Trung Son - Nam 22 tuổi - Ha Noi
- Học tin thì phải có máy tính. Những nguời các anh dạy lấy đâu ra đủ máy tính. Các anh dạy bằng cách nao?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình bắt đầu học tin học khoảng một năm rưỡi mới mua được máy tính riêng. Trước đó mình phải ra thuê máy ở các dịch vụ và đã có thời gian do khó khăn mình phải lập trình trên giấy, dồn lại nhiều chương trình rồi mang ra các dịch vụ để kiểm tra kết quả.
linh - Nam -
- Theo anh Tuan, nguoi tan tat cua nuoc minh con han che ve mat nao? Co ve nhu ho khong tu tin lam de hoa nhap, hoc tap. Nhung nguoi nhu cac anh chi la so it. Anh co nghi nhu the khong a?.
- HS Phạm Mạnh Tuân: Một người sẽ tàn tật thật sự khi họ nghĩ rằng họ là người tàn tật. Nếu một người chỉ có những khiếm khuyến về bản thân hoặc bệnh tật thì mình là một người như vậy vì đã có một thời gian mình bị chứng bệnh về cột sống và hiện nay vẫn đang còn. Các bác sỹ đều nói mình là một người tàn tật nhưng mình không cảm nhận thấy điều đó.
Nguyễn Minh Đăng - Nam 21 tuổi - TP.HCM
- Gởi anh Song Khoa ! Anh cho tôi hỏi trong quá trình cai nghiện thì các bước nào là khó khăn nhất ! Và anh sẽ xử lý ra sao khi biết tin người thân của mình nghiện ma tuý. Mong câu trả lời của anh
- HS Song Khoa: Sau cai nghiện, bước khó khăn nhất là hậu cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Phải giúp người nghiện có 1 công việc ổn định (học tập hay lao động...) thì hiệu quả cai nghiện mới có hiệu quả thành công cao.
Tôi sẽ phân tích cho người ây hiểu tác hại của ma túy, cái được và mất nếu sử dụng ma túy. Và điều đó không chỉ tôi nói riêng cho người thân tôi mà tôi còn nói cho tất cả những người đang còn sử dụng ma túy.
Nguyễn Thu HOa - Nữ 23 tuổi - Tp.HCM
- Anh Tuân ơi, Anh ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng như vậy, vợ con anh ở nhà có cằn nhằn anh không?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình rất may mắn có một người vợ rất hiểu và thông cảm với công việc của mình. Có lẽ mình và vợ mình đều cùng từ một môi trường nên dễ hiểu và thông cảm cho nhau.
My Le - Nữ 36 tuổi - TP.HCM
- Thưa bạn Khoa, trước đây bạn là người "ẩn mặt" sau website heroin-aids". Sao bây giờ bạn lại xuất đầu lộ diện. Tôi thấy bạn bao nhiêu lần trên truyền hình.
-
XUAN DUNG - Nữ - TPHCM
- Chào Song Khoa. Chị có xem chương trình NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI, chị đã thấy sự bất bình của Khoa khi chương trình phòng chống ma túy của Khoa gặp nhiều khó khăn từ chính Sở Văn hóa thông tin thành phố. Đến hôm nay, người ta đã tạo thuận lợi cho Khoa chưa? Chúc Khoa sẽ vượt qua khó khăn và sẽ thành công nhiều hơn nữa!
-
Trần Thị Hà Phương - Nữ 20 tuổi - TP.HCM
- Anh Tuấn ơi, cho em hỏi điều uớc thứ hai của anh đã trở thành hiện thực chưa? Cho đến nay anh đã giới thiệu đuợc tranh của mình trên trang web?
- HS Phạm Anh Tuấn: Cảm ơn em!. Anh chưa bán được tác phẩm hội hoạ nào cũng như chưa giới thiệu được tranh của anh trên trang Web để thực hiện được điều ước thứ hai như mong đợi.
thu hang - Nữ 28 tuổi - Tp.HCM
- Toi nghe noi website cua Khoa co hoat dong offline ho tro cai nghien tai nha, ho tro dieu tri HIV, kinh phi dau ma moi nguoi lam viec nay?Co nhieu manh thuong quan doang gop k?Toi muon tham gia thi sao?
- HS Song Khoa: Kinh phí do một số mạnh thường quân ẩn danh đóng góp. Nếu bạn muốn tham gia vui lòng liên lạc với tôi qua địa chỉ e.mail: webmaster@heroin-aids.com
Tran Van Thanh - Nam 18 tuổi - Phu Yen
- Anh Khoa ơi, em biết tên anh là Trần Song Khoa rồi. Nhóm của anh đã mở rộng hoạt động ra miền Trung chưa vậy?
- HS Song Khoa: Đã có câu lạc bộ niềm tin tại Đà Nẵng và Thanh Hóa. Em hãy vào diễn đàn để biết thêm chi tiết. http://hoisinh.vnn.vn/niemtin
embeyeukieu - Nam 16 tuổi - phuong DaKao, quan 1, Tp.HCM
- Anh Khoa oi, ba me anh khong so khi anh lam nhung viec nay, gap nhieu "chien huu" cu, se bi "ngua quen duong cu" sao? Em da cai xong roi, ba me em cam khong cho giao tiep voi ban be cu gi ca (tui no cung cai xong roi), em buon lam!
- HS Song Khoa: Niềm tin của mọi người dành cho em sẽ lớn dần theo thời gian và qua những hành động cụ thể của em. Hãy tin mọi người luôn muốn đặt niềm tin vào em,nhất là ba mẹ. Ba mẹ ngăn cấm cũng là muốn tốt cho em. Anh biết em buồn vì điều đó nhưng đừng vì điều đó mà làm mất lòng tin ở mọi người thêm một lần nữa. Mong lần cai nghiện này sẽ là lần cuối cùng của em.
Hãy nhớ, không có gì là quá muộn nhé embeyeukieu!
Tín - Nam 45 tuổi - TP. HCM
- Xin hỏi hiệp sĩ Khoa, vì sao anh đã quyết định xuất hiện trên các phuơng tiện thông tin với tên tuổi thật?
- HS Song Khoa: Đã có nguồn tin webmaster của trang web là một nhân vật không có thật và website là của Nhà nước tạo ra để tạo thêm nghị lực cho những người nghiện.
Nguyễn Thạc Huy - Nam 18 tuổi - Đắc Lắc
- Song Khoa ơi, mình rất ấn tuợng với hình ảnh "nguời ẩn mặt" của bạn. Bạn có nghĩ là trang web của bạn sẽ giúp ích cho nhiều nguời không? Bạn có bất ngờ khi biết mình đuợc phong tặng "hiệp sĩ", những dự định sắp tới của bạn là gì.
- HS Song Khoa: Ban đầu thực hiện trang web mình không nghĩ rằng nó sẽ giúp cho nhiều người. Mình chỉ mong ước nơi đó những người nghiện có thể nói lên tâm trạng của mình, những bất công định kiến mà xã hội dành cho họ và nơi đó sẽ là nơi chia sẻ kinh nghiệm trong công cuộc làm "sống" lại cuộc đời của chính mình.
Rất bất ngờ và rất hạnh phúc khi được phong danh hiệu "Hiệp sĩ CNTT"
Thuy Kieu - Nữ 16 tuổi - Thủ Đức
- Anh Khoa ơi, anh lấy tiền đâu mà hỗ trợ điều trị cho những nguời bị HIV vậy, anh không sợ mình bị lây sao?
- HS Song Khoa: Sự thật qua công việc tôi có thể khẳng định với các bạn rằng HIV khó lây dễ phòng. Nếu sợ tôi đã không làm.
Phu Cuong - Nam - Ha Noi
- Xin chào các Hiệp sĩ CNTT, tôi vô cùng cảm phục nghị lực phi thường của các bạn, và càng ngưỡng mộ tấm lòng Hiệp sĩ cứu khốn phò nguy, với hình ảnh "hiệp sĩ thời xưa là : với thanh guơm để nơi trái tim" và hình ảnh của các hiệp sĩ CNTT ngày nay là phục vụ cộng đồng với tấm lòng vô tư không vụ lợi" Xin chúc các anh chi Hiẹp sĩ luôn mạnh khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. Hình ảnh các anh chị khiến chúgn tôi cảm thấy muốn làm một việc gì đó vì cộng đông.
- HS Phạm Anh Tuấn: Tôi xin thay mặt cho tất cả các hiệp sĩ chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm đến sức khoẻ va công việc của chúng tôi. Chúc bạn vui.
Thu Nguyệt - Nữ 42 tuổi -
- Chaò anh Thơ, con gái tôi bị khiếm thính, tôi muốn hỏi anh có nhất thiết là nguời khiếm thính nên học đồ họa không, nếu không thì cònnhữngmôn nào khác nữa có thể phù hợp (môn tin học ấy)
- HS Nguyễn Duy Thơ: Theo tôi không nhất thiết phải học đồ họa, nên cho cháu học vi tính và thấy cháu có năng khiếu môn gì đó thì cho cháu học tiếp sau.
Nguyễn Thiện - Nam 21 tuổi - Trà Vinh
- Bằng cách nào mà anh có thể giúp nguời khiếm thị học đuợc tin học?
- HS Trần Bá Thiện: Cám ơn câu hỏi của bạn. Tôi hiểu trở ngại bạn muốn đặt ra ở điểm là làm sao người khiếm thị tiếp cận với máy tính được. Ngày nay đã có những phần mềm hổ trợ bằng tiếng nói. Khi con trỏ (consor) di chuyển trên màn hình phần mềm này sẽ đọc nội dung văn bản đang thể hiện. Nếu bạn đang dùng Windows 2000 trở lên, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + U để mở phần mềm Narritor là một trình đọc màn hình của Windows và bạn có thể nghe máy đọc bằng tiếng Anh khi bạn di chuyển con trỏ.
Với người khiếm thị Việt Nam, hiện đang có một số phần mềm có bộ đọc màn hình bằng tiếng Việt và giao diện cũng bằng tiếng Việt giúp người khiếm thị tiếp cận được với các thông tin trên màn hình. Từ các công cụ hổ trợ này chúng tôi hướng dẫn người mù từng bước làm quen với các phần mềm từ đơn giản đến phức tạp. Họ cũng phải học các kiến thức cơ bản về tin học như việc quản lý thư mục, tập tin, kiến thức về phần cứng, hệ điều hành...
Trần Quang Chấn - Nam 52 tuổi - Nha Trang
- Tôi xin hoi anh Tran Song Khoa: 1/ Trang web cua Khoa lam rat huu ich, tuy nhien, toi nghi la can su ho tro cua co quan, to chuc nao do de tang tinh tich cuc bang nhung chuong trinh hanh dong cu the chu khong chi don thuan la cung cap thong tin cho cac ban tre hieu biet them ve tac hai cua ma tuy. Vay den nay, Khoa da nhan duoc de nghi ho tro nao hoac mot du an nao cu the nhu the chua? 2/ Trong nhung nguoi cong tac voi Khoa, co "nguoi lon" nao tu nguyen tham gia khong? "Nguoi lon" day la nhung nguoi co kha nang tai chinh de tai tro cho cac ban; la nguoi co chuc quyen trong bo may cong quyen de ho tro ve "danh chinh, ngon thuan cho hoat dong cua cac ban va nhung tri thuc, chuyen gia tam ly cung cac ban xay dung dinh huong cho hoat dong cua trang web. Xin cam on.
- HS Song Khoa: Tôi cũng có suy nghĩ như anh nhưng từ mong ước đi đến thực tế vẫn còn một khoảng cách rất xa vời. Với những công việc mình làm tôi hy vọng rằng khoảng cách này sẽ ngắn lại. Sự tiếp nhận của một cơ quan chức năng là điều rất cần thiết để web-site phát triển đúng mức của nó. Tuy nhiên câu trả lời từ các cơ quan chức năng theo tôi nghĩ vẫn còn nằm ở hai chữ : Thời gian!
Hiệp sĩ Phạm Anh Tuấn: Ba điều ước của người “chỉ còn cái đầu lành lặn” |
Đang có một người đàn ông sống trong ngôi nhà hy vọng của chương trình thiện nguyện thảo đàn (TP.HCM) với năm đứa trẻ đường phố tuổi từ 6 đến 19. Cả năm đều đã nhiễm HIV/AIDS. Đây là người lo cho bọn trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện dạy sử dụng máy tính, học tiếng anh, đàn hát, vẽ tranh... |
Trần Thị Hà Phương - Nữ 20 tuổi - TP.HCM
- Song Khoa ơi, mình nghĩ chắc là bạn cũng còn trẻ lắm. Ngày hôm nay bạn đã là một hiệp sĩ CNTT rồi. Đã làm đuợc bao việc có ích, cũng như đã từ bỏ đuợc quá khứ u buồn. Những cố gắng mà bạn đạt đuợc là nhờ đâu? Bố mẹ bạn có ảnh huởng đến bạn nhiều không? Họ có vui không với những thành quả hôm nay mà bạn đạt đuợc
- HS Song Khoa: Nếu không có bố mẹ có thể mình đã đi theo lối mòn của bao bạn nghiện khác. Xin cảm ơn cuộc đời đã cho tôi một người cha lý tưởng, một người mẹ tuyệt vời, một gia đình hạnh phúc. Khi tôi mất tất cả từ tình yêu, đến năm học đầu sinh viên dở dang tôi vẫn còn một "tòa thành gia đình" thật vững chắc sau lưng.
Tran Van Tung - Nam 55 tuổi - Ca Mau
- Khoa ơi, chú rất nể bản lĩnh của chaú vì biết rằng moị người đã không dễ dàng chấp nhận chaú, công việc của chaú. CHuyện gì làm cháu buồn nhất khi thành lập website cuảmình
- HS Song Khoa: Sự thờ ơ của cộng đồng và các cơ quan chức năng liên quan, niềm tin của mọi người dành cho một người đã cai nghiện thành công vẫn là một dấu chấm hỏi cực lớn hỏi giữa cuộc đời vẫn có người từ bỏ được ma túy hay sao????
Lê Quốc Tuấn - Nam 29 tuổi - Hải phòng
- Các bạn đã có ý tưởng nào dành riêng cho những thân phận kém may mắn trong cuộc đời này chưa?
- HS Trần Bá Thiện: Cám ơn câu hỏi của bạn. Bản thân tôi là người khiếm thị, trong nhóm hiện đang có bạn Anh Tuấn đang ngồi xe lăn. Tôi nghĩ rằng chính chúng tôi - những người khuyết tật (nhưng không kém may mắn đâu nhé) biết cách giải quyết các khó khăn của chính mình hơn là để người khác lo cho mình. Tuy nhiên việc hổ trợ của cộng đồng xã hội rất đáng quý và cần thiết, mong rằng bạn sẽ nghĩ được những cách thiết thực nhất để cải thiện cuộc sống của những người yếu thế đang ở xung quanh bạn.
Nguyễn Minh Tính - Nam 18 tuổi - Phường Minh Khai -- Quận Hai Bà Trưng -- Hà Nội
- Các chú có thấy những việc mình làm là đơn độc không và các chú có cần sự hỗ trợ hay trợ giúp nào từ phía chính quyền và nhân dân không ạ?
- HS Song Khoa: Chúng tôi cảm thấy đơn độc nhưng không lẻ loi! Sự trợ giúp từ các cơ quan chức năng chúng tôi rất cần nhưng không biết đến bao giờ...
Nguyễn Thu Hương - Nữ 21 tuổi - Hà Nội
- Em xin hỏi thầy Thơ, đã khi nào thầy thấy nản vì khó truyền thụ kiến thức cho các em khiếm thính? Các học trò đặc biệt này của thầy đã có thể làm những gì với kiến thức đồ họa đã học?
- HS Nguyễn Duy Thơ: Không bao giờ nản, mấy trò này học rất hăng say và kiên trì ghê lắm, có lẽ là đặc điểm của trẻ khuyết tật. Có lẽ 1 thời gian nữa em sẽ thấy một vài tiệm phục chế ảnh của người khiếm thính. Lúc đó mong em đến ủng hộ cho họ.
Nguyễn Đăng Hùng - Nam 34 tuổi - Hà Nội
- Các hiệp sĩ ơi, tôi muốn hỏi 1 câu: khi các anh làm những việc tốt đẹp naỳ, các anh có nhận đoợc sự đồng cảm của mọi người xung quanh k?
- HS Phạm Anh Tuấn: Chúng tôi luôn nhân được sự động viên của các bạn rất nhiều.
Trung Son - Nam 22 tuổi - Ha Noi
- Gửi anh Khoa. Con đuờng dẫn tới nghiện ma tuý thì có rất nhiều. Theo anh đâu là nguyên nhân chính đưa thanh thiếu niên vào tình cảnh nghiện ngập đó
- HS Song Khoa: Theo anh, tính bồng bột của tuổi trẻ, muốn chứng tỏ cái tôi của mình cộng với một phần sự thiếu quan tâm của người thân đã dẫn dắt các bạn trẻ đến với ma túy.
Minh Vy - Nữ 21 tuổi - 115 Hai Bà Trưng Q1
- Em thấy anh Tuân bén duyên với CNTT khá muộn, vậy có điều gì mà anh cảm thấy thật sự khó khăn khi hoạt động trong lĩnh vực này không?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình đi học tin học khi đã lớn tuổi, khó khăn nhất đối với mình là sự hòa nhập vào môi trường học tập mà xung quanh toàn các bạn trẻ tuổi, một khó khăn nữa là thế hệ tuổi của mình đa số học tiếng Nga, khi tin học phải bắt đầu với vốn tiếng Anh bằng số 0. Đó là những khó khăn của mình nhưng may mắn mình được sự giúp đỡ và thông cảm của các bạn, các thầy giáo và mình đã dần dần vượt qua.
XUAN DUNG - Nữ - TPHCM
- Chào Anh Tuấn. Bạn thân của Tuấn đây. Bạn có nhiều tài quá! Viết văn, vẽ tranh, dạy tin học cho trẻ em đường phố...Ban có nghĩ đến gia đình riêng của bạn không? một người vợ và những đứa con?
- HS Phạm Anh Tuấn: Cảm ơn Dung đã quan tâm đến "Mảnh trăng cô đơn" của mình. Có lẽ, tác phẩm này sẽ rất khó hoàn chỉnh khi mình quyết định dành nhiều tình cảm cho các em đang còn gặp nhiều bất hạnh hơn.
Hiệp sĩ Trần Song Khoa: Người ẩn mặt sau website "heroin-AIDS" | |||
“... Bản thân tôi từng là một con nghiện nên hiểu rất rõ suy nghĩ cũng như khát vọng vươn lên của những người đã trót nhúng tay vào chàm”. |
nguyễn huyền - Nữ 26 tuổi - Nam Định
- Thưa anh Nguyễn Duy Thơ. Tại sao anh lại có ý định dạy tin học miễn phí cho những nguời khiếm thính? Và năm nay anh bao nhiêu tuổi?
- HS Nguyễn Duy Thơ: Không phải tôi có ý định dạy tin học cho người khiếm thính mà do một trung tâm tin học ở TP.HCM mời tôi phụ trách lớp.
Năm nay anh đã có... cháu ngoại 32 tháng rồi. Em muốn đoán anh bao nhiêu tuổi cũng được.
Trần Thị Hà Phương - Nữ 20 tuổi - TP.HCM
- Em chúc cho những mong uớc của anh Tuấn trở thành hiện thực. Chúc anh có nhiều sức khỏe để tiếp tục theo đuổi những công việc của mình.
- HS Phạm Anh Tuấn: Cám ơn bạn đã dành cho tôi những lời chúc chân thành nhất để tôi có thêm nghị lực tiếp tục con đường mình đang đi. Nếu có thể được, mong bạn thỉnh thoảng chúc cho tôi những lời tốt đẹp như thế này qua địa chỉ email: hoanglanduylinh@yahoo.com.
Lưu Mạnh Quân - Nam 25 tuổi - Đông Ngac, Từ Liêm, Hà Nôi
- Anh Minh Tuân ơi, cái khó nhất khi đưa tin học về xóm với anh là gì?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Mình cũng gặp rất nhiều khó khăn khi đưa tin học về xóm. Ngoài những điều khách quan là do thiếu máy móc, thiết bị thì cản trở lớn nhất đối với việc đưa tin học về xóm là quan điểm của một số người về vấn đề học tin học.
Nguyễn Văn Hiếu - Nam 35 tuổi - Đà Lạt
- Anh Anh Tuấn ơi, qua bài báo của eCHIP, em thấy anh là nguời rất lạc quan. Tin học có giúp cho anh lạc quan không?
- HS Phạm Anh Tuấn: Tin học đã đem lại cho anh nhiều vui tươi và bổ ích cho những công việc anh đang làm. Vì vậy, nó đã đóng góp vào cuộc sống lạc quan của anh rất nhiều.
Nguyen niem Tin - Nam 25 tuổi - Ha noi
- Hoi hiep sy Pham minh Tuân. Anh đã phổ cập những kiến thức tin học gì cho thanh thiếu niên nông thôn?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Trong chương trình mà mình làm có rất nhiều các học phần nhỏ về tin học. Ví dụ như phần tin học văn phòng, hướng dẫn sử dụng internet, đặc biệt là các chương trình dạy nghề kỹ thuật phần cứng và mạng cho các bạn thanh thiếu niên muốn được tự lập với một nghề nghiệp chính đáng.
Anh Tuấn - Nam 34 tuổi -
- Chào nguời cùng tên, làm thế nào anh thuyết phục đuợc các em nhỏ bị HIV chịu học vi tính?(Theo thấy những nguời bị bệnh nặng thuờng rất bi quan.) cái đuợc nhất của tin học đối với thầu trò anh là gì?
- HS Phạm Anh Tuấn: Trước tiên, là tôi dùng chính sự vươn lên trong hoàn cảnh khuyết tật của mình để động viên và khuyến khích các em vươn lên sau đó mới học tin học để giúp các em có điều kiện tìm hiểu những kiến thức mới lạ của con người. Từ đó các em đã cố gắng sống lạc quan yêu đời hơn.
Trần Thanh - Nam 25 tuổi - Hà Nội
- Các anh nghĩ sao về chuơng trình "Hiệp sỹ CNTT" của báo e-CHÍP? Có nhiều nguời như các anh không?
- HS Song Khoa: Suy nghĩ của tôi về chương trình "Hiệp sỹ CNTT" của E chip cũng giống như suy nghĩ mọi người qua các số báo bạn đã đọc vừa qua. Có nhiều người như các anh không? Tôi tin là có rất nhiều, có thể họ đóng góp những công sức thầm lặng mà chúng ta chưa biết....
Quynh Phuong - Nữ 25 tuổi - Ha Noi
- Anh Tuan oi- doc bai viet ve anh em cung muon duoc pho cap tin hoc cho nhung thanhnien o que em, chu moi lan ve que thay cung co xuat hien duy nhat mot quan Net, nhung moi nguoi chi biet chat ma thoi. Em phai lam gi de moi nguoi thay duoc tien ich cua CNTT, su dung no nhu mot cong cu sinh loi: hoc tap, nghien cuu, trao doi thong tin?.
- HS Phạm Mạnh Tuân: Những khó khăn đó mình cũng đã từng gặp phải. Để giải quyết nó chính bạn phải hiểu được lợi ích của việc sử dụng máy tính trong kinh tế cũng như trong học tập và phải bắt đầu từ những bạn học sinh có thái độ học tập nghiêm túc và có lòng nhiệt tình. Dần dần khi việc học tập lan rộng bạn sẽ thấy kết quả công việc của mình.
Lê Ngọc Khánh - Nam 27 tuổi - 340/9 Nguyễn Tri Phương Đà Nẵng
- Chào anh Nguyễn Duy Thơ, việc dạy tin học cho người khiếm thính cần có những kinh nghiệm gì, theo anh?
- Cần có 1 chút niềm tin, một chút kiên nhẫn, một trái tim nhân hậu và một đôi tai biết lắng nghe... Đó là những kinh nghiệm cần có khi muốn truyền đạt kiến thức tin học nói chung cũng như những kiến thức để bước ra đời nói riêng dành cho người khiếm thính.
Minh Đức - Nam 27 tuổi - Hà Nội
- Hỏi anh Phạm Anh Tuấn: khi sống chung với các em bị AIDS, anh thấy các em muốn khẳng định điều ̀ gì? và anh đã giúp đỡ các em đạt mong muốn của mình như thế nào?
- HS Phạm Anh Tuấn: Khi sống chung với các em bị AIDS, đa số các em đều muốn khẳng định mình là người rất tốt trước mặt cộng đồng để không còn bị phân biệt đối xử.
Tôi đã giúp đỡ các em ngày càng đạt được dần mong muốn qua việc dạy các em học vi tính, mỹ thuật, âm nhạc để các em có đủ tự tin khẳng định mình.
Nguyen niem Tin - Nam 25 tuổi - Ha noi
- Hỏi hiệp sĩ Phạm Minh Tuân: nếu trúng thầu đề án "Nghiên cứu các giải pháp phổ cập tin học cho thanh thiếu niên nông thôn TP.HCM từ nay đến năm 2010". anh sẽ đưa ra những giải pháp và những việc làm cụ thể gì?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Hiện nay, Thành đoàn TP.HCM đang làm đề tài "Phổ cập tin học cho thanh niên nông thôn" (mình biết điều này qua báo chí). Một số giải pháp của đề tài tin học mà Thành đoàn đang tiến hành như: "Nghiên cứu đưa ra một bộ giáo trình chuẩn"... cũng là những giải pháp mà nhóm của mình đã đề nghị. Hiện đề tài của nhóm đã gửi Thành đoàn và Sở KH-CN-MT TP.HCM trong chương trình 'Vườn ươm khoa học kỹ thuật trẻ". Trong đề tài mình có nêu rõ một số các giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho chương trình phổ cập tin học.
Minh Đức - Nam 27 tuổi - Hà Nội
- Hỏi anh Phạm Mạnh Tuân: Anh định ở miền Nam công tác lâu dài hay là anh có ý định về quê hương Bắc Ninh nữa không?.
- HS Phạm Mạnh Tuân: Trong thời gian tới mình sẽ về lại Bắc Ninh. Mình vào TP.HCM là để tìm một môi trường học tập. Nay hết khóa học mình sẽ quay trở lại quê nhà và sẽ làm việc tại quê mình - Bắc Ninh.
Trần Trung Hiếu - Nam 24 tuổi - khu phố 6, phuờng 5, Gò Vấp, Tp.HCM
- Anh Tuân ơi, nhóm làm phần mềm giáo dục e-soft của anh ăn nên làm ra không?Anh đang ở nhà thuê, lấy tiền đâu mà làm phần mềm miễn phí
- HS Phạm Mạnh Tuân: Nhóm phát triển phần mềm giáo dục e-soft được lập ra để tạo một môi trường học tập. Điều thu được lớn nhất là các thành viên tham gia nhóm đều trưởng thành về nghề nghiệp. Dù không có nhóm e-soft mình cũng đã phải thuê nhà rồi vì quê mình ở Bắc Ninh.
Giấc Mơ Mùa Đông - Nam 29 tuổi - Hà Nội
- Chào anh Bá Thiện, anh có ý định cải tiến SaoMai Browse để chạy trên mọi hệ điều hành của Win cũng như các hệ điều hành khác, và cải tiến bộ đọc của nó. Công việc đó nếu được thực hiện thì anh cần bao nhiêu thời gian và khó khăn của anh là gì.
- Anh Bá Thiện: Cảm ơn câu hỏi của bạn, Vấn đề trình duyệt Sao Mai hoạt động trên win 2000, XP... mà không họat động được ở Win 98 là vì nhà sản xuất Micro Soft đã kịp thời bổ sung các bộ mã chữ, đặc biệt là Uni vào hệ điều hành. Do vậy việc nâng cấp của trình duyệt Sao Mai chúng tôi sẽ nhắm vào hai mục tiêu:
1. tăng thêm các chức năng tiện ích cho người sử dụng
2. tạo một giao diện bằng tiếng Anh, từ đó chúng tôi có thể bản địa hóa phần mềm này. Nghĩa là ở các nước đang phát triển khác trên thế giới người mù ở đó cũng có thể sử dụng trình duyệt Sao Mai của chúng tôi. Họ chỉ cần dịch bản giao diện tiếng Anh này theo ngôn ngữ địa phương của họ và cài thêm bộ đọc (Speak Engine) bằng tiếng địa phương của họ thì họ sẽ có trình duyệt Sao Mai với giao diện và bộ đọc là ngôn ngữ của họ.
Như thế chúng tôi không đi lùi về hệ điều hành Win 98 vì hiện nay các nhà sản xuất phần mềm trên thế giới đang từng bước khai tử Win 98.
Về việc Sao Mai chạy trên các hệ điều hành khác thì chúng tôi chưa nghĩ đến vào lúc này. Chúng tôi cũng sẽ cải tiến bộ đọc như việc thu âm lại. Điểm đến mà chúng tôi đang khao khát là một bộ đọc bằng âm tổng hợp với chất lượng đọc cao hơn. Vì hiện nay các bộ âm tổng hợp tiếng Việt vẫn còn hơi khó nghe. Điều ấy sẽ là rào cản cho những người khiếm thị ở nhiều địa phương với nhiều âm giọng khác nhau.
Kế hoạch trước mắt của chúng tôi chỉ mất khoảng 6 tháng. Khó khăn lớn nhất chính là chi phí. Đợt nâng cấp này, chi phí ước tính khoảng 60 triệu đồng.
Viet Ha - Nữ 28 tuổi - Cum 1 phuong Nhat Tan - quan Tay Ho - Ha Noi
- Ngày đầu đến với công việc này các anh có gặp nhiều trở ngại không, nếu có, điều gì khiến các anh vượt qua được những trở ngại đó?
- HS Phạm Anh Tuấn: Những ngày đầu tiên, chúng tôi gặp rất nhiều trở ngại về kinh phí, con người, cộng đồng nhưng cám ơn trời tất cả rồi cũng qua đi khi chúng tôi quyết tâm thực hiện cho bằng được những ước mơ đem tin học đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hơn mình.
Lưu Mạnh Quân - Nam 25 tuổi - Đông Ngac, Từ Liêm, Hà Nôi
- Anh Tuân ơi, đã có bao nhiêu người được học lớp của anh? họ đã ứng dụng được gì?.
- HS Phạm Mạnh Tuân: Trong suốt hơn hai năm tuyên truyền và dạy về CNTT mình đã dạy tin học cho rất nhiều người. Cũng có người học xong rồi không làm gì cả nhưng có một số bạn đã tiếp tục học lên cao hơn và hiện nay đang làm việc cho Viện Nghiên cứu Giáo dục TP.HCM.
Nguyển Trần Huy - Nam -
- Anh Tuân ơi, có nhận ra nguời quen không? anh có hồi hộp khi trả lời các câu hỏi không vậy?Khi nào anh về lại Bắc Ninh?Những công việc anh đang làm dang dở ở Tp.HCm thì sao?
- HS Phạm Mạnh Tuân: Cám ơn Nam về việc hợp tác giúp đỡ cho CLB Tin học Kinh Bắc và các em học sinh trường cấp hai Tiền An, thị xã Bắc Ninh. Nhớ Nam lắm!!!
Lê Minh Hoàng - Nam 23 tuổi - Số 58 Ngõ 101 thanh nhàn Hà nội
- Tôi muốn hỏi anh Trần Bá Thiện về những khó khăn mà anh cảm thấy khó vượt qua nhất khi bước đầu thực hiện ý tưởng tạo nene các phần mềm trợ giúp người khiếm thị?.
-
Tôi cho rằng đây là những khó khăn cơ bản vì tôi đã phải dành khá nhiều thời gian trong quá trình thực hiện dự án để giải quyết những vấn đề loại này. Các trở ngại khác như về tài chính, kỹ thuật đều chỉ là khó khăn tạm thời.
Nguyen tiến đạt - Nữ 22 tuổi - Vũng Tàu
- Khoa ơi, tôi biết bạn thuờng xuống Vũng Tàu chăm sóc nguời bị HIV, bạn có sợ mình bị nhiễm không?
- HS Trần Song Khoa: Nhiễm HIV. Đó là một cơn ác mộng của bất cứ người nào. Nếu có người nào nói mình không sợ nhiễm HIV, tôi nghĩ rằng người ấy nói dối. Vì sao sợ nhiễm HIV mà tôi vẫn làm công việc người nhiễm bởi tôi biết rằng HIV khó lây dễ phòng và HIV không bao giờ lây qua những giao tiếp thông thường. Điều đó đã cho tôi niềm tin để làm công việc.
Minh Đức - Nam 27 tuổi - Hà Nội
- Hỏi anh Trần Bá Thiện: Mặc dù là một nguời khiếm thị nhưng anh đã xây dựng đuợc một phần mềm rất hữu ích cho nguời khiếm thị. Trong tuơng lai anh còn định làm phần mềm nào nữa không?
- HS Bá Thiện: Trong tương lai gần, ước mơ của tôi không phải là xây dựng thêm một phần mềm nữa cho người khiếm thị mà chính người khiếm thị sẽ viết phần mềm cho chính mình. Đây không phải là một chuyện hoang đường, bởi chúng ta đừng quan niệm rằng phần mềm phải là một công cụ cao siêu, vĩ đại. Tôi nghĩ, người khiếm thị có thể tự sản xuất ra những phần mềm đơn giản đủ đáp ứng nhu cầu riêng trong cuộc sống của mỗi cá nhân.
Thời gian trò chuyện không còn nhiều, trên đời này câu hỏi thì lúc nào cũng nhiều hơn câu trả lời. Cảm ơn sự quan tâm của tất cả bạn đọc dành cho nhóm chúng tôi. Mong rằng những câu trả lời của chúng tôi sẽ thỏa mãn được phần nào những thắc mắc của các bạn. Hy vọng sẽ còn nhiều dịp để chúng ta trò chuyện với nhau. Chân thành cảm ơn các bạn!!!
Trên đây chỉ là 5 trong số gần 20 hiệp sĩ công nghệ thông tin được bình chọn năm nay. Mời quý vị tìm hiểu thêm về các hiệp sĩ tại đây.
-
VietNamNet