Nghệ An: 12 người chết, sắp vỡ đê Tả Lam

Cập nhật lúc 21:17, 18/10/2010 (GMT+7)

- Đê Tả Lam (Nghệ An) được đắp thủ công, đất đắp không đồng chất, đoạn Km 78+400 đến Km 78+450 hiện tại đất đã bị sụt, nước chảy mạnh, nguy cơ vỡ đê đang lên cao, người dân huyện Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc ... đang rất hoang mang.

TIN LIÊN QUAN

>> Cứu trợ khẩn cấp từ nóc nhà giữa lũ

>> Cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung

>> Chùm ảnh: Quốc lộ 1A thành dòng sông lớn

Nghệ An: 12 người chết, nguy cơ vỡ đê Tả Lam

Theo tin mới nhất từ văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, tính đến 15 giờ chiều 18/10, đã có 12 người chết, 21 xã trong toàn tỉnh bị ngập lụt và cô lập hoàn toàn, 15.166 ngôi nhà bị ngập. Thiệt hại ước tính lên đến 372 tỉ đồng.

Mô tả ảnh.
Đê Tả Lam đang đứng trước nguy cơ bị vỡ (Ảnh: Nguyễn Lý)

Mô tả ảnh.
UBND tỉnh Nghệ An đã huy động lực lượng ứng cứu đê Tả Lam (Ảnh: Nguyễn Lý)

Hiện tại, trên địa bàn thành phố Vinh (Nghệ An), các tuyến đường bị nước ngập, các phương tiện giao thông bị nước làm chết máy, đường sá tắc nghẽn, giao thông hỗn loạn. Hàng trăm ngôi nhà ở phường Cửa Nam, Hưng Hoà, Hưng Lộc nước lũ dâng cao 2 - 3m, khiến hàng nghìn người dân trên địa bàn rơi vào cảnh "màn trời, chiếu đất".

Ông Phan Đình Trạc, Bí thư - Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết: "UBND tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ dân sinh, và khắc phục sản xuất. UBND tỉnh cũng đề nghị chính phủ hỗ trợ Nghệ An 100 tỉ đồng và 3000 tấn gạo để cứu đói nhân dân vùng bị ngập lụt, cấp 200 tấn Ngô giống, 10 tấn hạt giống rau, 100 cơ số thuốc phòng chống dịch cho người và 6 tấn Ben Cozít phòng trừ bệnh Gia súc".

Mô tả ảnh.
Lực lượng quân đội tham gia ứng cứu người dân mắc kẹt trong lũ tại Nghệ An (Ảnh: Nguyễn Lý)

Hiện tại, Nghệ An cũng đã đề nghị Uỷ Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cấp xuồng, phao, áo phao, thuyền bè... để đối phó với diễn biến khó lường của mưa bão.

Hà Tĩnh: Đắng lòng khi xuyên lũ

Đức Giang là một trong những xã bị ngập nặng nhất của huyện Vũ Quang trong trận lũ “siêu tốc” này. Hơn 700 trên tổng số 850 hộ dân của xã bị ngập lụt từ 4 ngày nay. Nước ngập quá sâu và dòng chảy xiết, toàn xã bị cô lập hoàn toàn.

Để vào được xã Đức Giang, đoàn cứu hộ phải dùng ô tô chở ca nô đi theo đường Hồ Chí Minh ngược lên huyện Hương Sơn, rồi vòng xuống đường quốc lộ 8A, mất hơn 40km mới đến được xã Sơn Long (huyện Hương Sơn). Từ đây, mì tôm được chuyển xuống ca nô để đi vào xã Đức Giang.

Cưỡi trên sóng nước vàng ngầu, qua xã Ân Phú, chiếc ca nô chật vật nhằm hướng Đức Giang tiến tới. Thiếu tá Ngô Đức Ninh, Phó trưởng Công an huyện Vũ Quang ngồi trước mũi xuồng phải liên tục dùng sào khều dây điện, vít ngọn tre để luồn lách những dòng nước xoáy.

Mô tả ảnh.
Cách đưa hàng cứu trợ có một không hai! Luồn lách, chèo chống, đoàn cứu hộ vật lộn trên dòng nước xiết hơn 3 tiếng đồng hồ để trao mì tôm và nước cho bà con bị cô lập (Ảnh: Quang Cường)

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Chiếc ca nô lại ì ạch tăng tốc, ngược dòng nước xiết, mục tiêu đầu tiên là nhà chị Nga. Trước tầm mắt, hàng trăm ngôi nhà bị ngập sâu trong nước. Có nhiều người nghe tiếng ca nô liền nhoài người ra ngoài bậc cửa, bấu trên cửa sổ, kêu to: “Chú ơi, cho tui mì tôm với”. Có vài tiếng từ xa vẳng lại: “Mì tôm…!”.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Xã Đức Giang (huyện Vũ Quang) chìm trong mênh mông nước lũ. Nước lũ dâng cao ngập cả cây cột điện (Ảnh: Quang Cường)

Mô tả ảnh.
Những đoạn ca nô không đi được, đoàn cứu hộ phải dùng thuyền gỗ. Nhìn biển nước mênh mông, những người trong đoàn cứu hộ thầm nghĩ nếu như lại có một trận lũ nối tiếp ập tới thì người dân nơi đây sẽ ra sao? (Ảnh: Quang Cường)
  • Quang Cường - Nguyễn Lý - Thu Hương

TIN LIÊN QUAN


>>
Cứu trợ khẩn cấp từ nóc nhà giữa lũ

>> Cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung

>> Chùm ảnh: Quốc lộ 1A thành dòng sông lớn

Miền Trung cần lắm những tấm lòng

Lũ chồng lên lũ. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã bị cô lập. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này.

2 cơn lũ liên tiếp ập đến, dải đất nghèo miền Trung vật lộn với cảnh thiếu đói, nhà cửa tan hoang, nhiều vùng bị cô lập. Cả một dải đất chẳng còn gì ngoài mênh mông biển nước. Người dân phải nhịn đói qua ngày chờ con nước xuống.

Hàng trăm đôi tay vẫy vùng, ánh mắt ngơ ngác tuyệt vọng nhìn thủy thần nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, cuốn phăng đi những tài sản có giá trị mà họ chắt chiu dành dụm, tần tảo cả mấy năm trời.

Những bàn thờ được lập vội trong những góc nhà nước còn ngập; những chiếc thuyền chênh vênh, chở những người xấu số bị lũ cuốn trôi, những vành tang trắng trên khôn mặt trẻ thơ, những cánh tay vẫy vùng trong tuyệt vọng, khi bốn bề chỉ còn mênh mông nước… mãi là một hình ảnh nhức nhối tâm can.

Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. Một gói mì, một bánh luơng khô…. chắc sẽ làm người dân nơi rốn lũ này cảm thấy ấm lòng hơn, vơi bớt nỗi buồn đau.

Mọi sự đóng góp, xin gửi về:

+ Chuyển khoản:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội

+ Chuyển khoản từ nước ngoài:
Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
-The currency of bank account: 0011002643148
-Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

+ Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ:

Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882

Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: bandoc@vietnamnet.vn

Tin liên quan

Các tin khác