221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1246823
Thủy điện Sơn La: Dân kêu không thấu đến...tỉnh!
1
Article
null
Thủy điện Sơn La: Dân kêu không thấu đến...tỉnh!
,

 - Phải trả tiền điện với giá cắt cổ, trong khi trợ cấp gạo theo chương trình tái định cư 3 tháng được cấp một lần thì 6 tháng dân mới nhận được. Dân bản mới lâm cảnh túng quẫn không biết kêu ai...

 

Cấp gạo chậm 3 tháng, dân không được tính trượt giá

 

Theo chương trình tái định cư ở thị trấn Phiêng Lanh, dân hai bản Chẩu Quân và Nghe Tỏng được Nhà nước trợ cấp gạo trong 2 năm. Mức trợ cấp là 20 kg gạo/người/tháng và cứ 3 tháng nhận trợ cấp một lần. Nhưng thực tế thì sao?

Mô tả ảnh.
Chuyển về khu TĐC mới Phiêng Lanh, dân hai bản mới đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. (Ảnh: Vũ Điệp)

Anh Điều Chính Phớn, ở bản Chẩu Quân, bức xúc: “Khi chuyển chúng tôi xuống đây  BQL DA có nói sẽ cấp gạo 3 tháng/lần nhưng sau lần nhận hỗ trợ đầu tiên từ tháng 4/2009 thì mãi đầu tháng 11 vừa qua chúng tôi mới được nhận lần 2. Thử hỏi, 3 tháng không có gạo thì dân chúng tôi sống bằng gì?". 

Không chỉ nhận trợ cấp gạo chậm, dân hai bản mới ở thị trấn Phiêng Lanh còn phải nhận với mức giá rất thiệt thòi so với giá thị trường, anh Phớn còn cho biết thêm: “Hiện tại giá gạo ngoài thị trường là 120 nghìn đồng/10kg, nhưng chúng tôi nhận trợ cấp chỉ được tính với mức 100 nghìn đồng/10kg. Với mức giá này chúng tôi đang phải chịu thiệt!”.

Ông Điêu Chính Phớn cho biết: Mức giá hỗ trợ tiền gạo của nhà nước không tương xứng với giá thị trường. (Ảnh: Vũ Điệp).
Anh Điều Chính Phớn cho biết: Mức giá hỗ trợ tiền gạo của nhà nước không tương xứng với giá thị trường. (Ảnh: Vũ Điệp)

Không có đất canh tác và phải sống nhờ bằng trợ cấp gạo, trong khi tiền bồi thường đất nơi ở cũ đã được các hộ dân sử dụng vào việc làm nhà tái định cư và chi tiêu mua sắm vật dụng nên giờ cũng đã hết sạch.

Gia đình anh Hoàng Văn Xó, số nhà 05 ở bản Chẩu Quân có 5 nhân khẩu, chuyển về bản mới thị trấn Phiêng Lanh (Quỳnh Nhai) được nhận mức hỗ trợ và bồi thường từ đất khoảng 125 triệu đồng. Thế nhưng, cho đến nay gia đình anh mới chỉ được nhận hỗ trợ đợt 1 với số tiền 100 triệu đồng, số còn lại vẫn chưa biết lúc nào được nhận tiếp.

Anh Xó băn khoăn: “Không có đất canh tác, thiếu công ăn việc làm nên nhận được tiền hỗ trợ gia đình tôi dựng nhà mới và chi tiêu một thời gian giờ cũng hết sạch. Hiện tại chúng tôi không biết phải làm gì để kiếm sống!”.


Ông Hoàng Văn Mỉu, Trưởng bản Chẩu Quân xác nhận: bản có 89 hộ thì tất cả các hộ đều xuống theo dạng không được cấp đất nông nghiệp mà được hướng dẫn chuyển đổi sang phát triển phi nông nghiệp. Nhưng đến nay việc chuyển đổi vẫn chưa được thực hiện, dân bản vẫn không biết phải làm gì để sống.

  

Ông Điều Chính Cố, Trưởng ban Mặt trận bản Chẩu Quân còn cho biết thêm, cứ 10 hộ trong bản thì may ra chỉ được 1 hoặc 2 hộ biết chạy chợ, số còn lại ngồi nhà chơi không. "Nhiều hộ tính chuyện "cắm" sổ đỏ cho ngân hàng để lấy tiền xoay xở làm ăn, nhưng ngay đến sổ đỏ đã gần 1 năm nay chúng tôi vẫn chưa được cấp nên đành chịu ngồi nhìn nhau” - ông Cố nói.

 

Dùng điện ít hay nhiều đều phải trả tiền như nhau

 

Chuyển về khu tái định cư thị trấn Phiêng Lanh, người dân hai bản Nghe Tỏng và Chẩu Quân không chỉ lâm vào cảnh không có công ăn việc làm, túng quẫn, mà còn phải chịu dùng điện sinh hoạt với mức giá cao ngất ngưởng.

 

Mô tả ảnh.
Cột điện ở hai bản mới đã được lắp xong, nhưng hệ thống điện mắc cho dân ở hai bản Chẩu Quân và Nghe Tỏng chưa hoàn thiện. 
(Ảnh: Vũ Điệp)

Theo quan sát của PV VietNamNet, hiện tại hệ thống cột điện ở hai bản mới đã được chôn khá kiên cố. Tuy nhiên, việc lắp đường dây điện ở đây lại chưa được đồng bộ. Chỉ cách đây không lâu, các hộ gia đình ở hai bản mới thậm chí còn phải chịu cảnh dùng điện chung và trả tiền điện theo kiểu “cào bằng”: dùng ít hay dùng nhiều cũng đều phải trả giá điện như nhau! 

 

Ông Hoàng Văn Xó phản ánh: “Nhà tôi không kể dùng ít hay dùng nhiều mỗi tháng đều phải trả từ 120 đến 150 nghìn đồng”.

                                                                                                                                   

Trưởng bản Hoàng Văn Mỉu vừa đưa quyển sổ ghi nợ tiền điện của dân bản Chẩu Quân và cho biết toàn bản đang còn nợ gần 19 triệu đồng mà dân chưa có trả. (Ảnh: Vũ Điệp).
Trưởng bản Hoàng Văn Mỉu vừa đưa quyển sổ ghi nợ tiền điện của dân bản Chẩu Quân và cho biết toàn bản đang còn nợ gần 19 triệu đồng mà dân chưa có trả. 
(Ảnh: Vũ Điệp)
Bức xúc về việc phải trả tiền điện với giá quá cao trong suốt một khoảng thời gian dài, anh Điều Chính Phớn, số nhà 09 – bản Chẩu Quân phân trần: ở bản cũ nhà tôi dùng tivi, quạt và nấu cơm điện y như hiện nay nhưng cũng chỉ hết từ 50 đến 60 nghìn đồng tiền điện mỗi tháng. Từ khi xuống bản mới, tháng nào tôi cũng phải nộp từ 120 đến 150 nghìn đồng tiền điện. Mãi đến 30/10 vừa rồi, bên điện lực mới xuống lắp công tơ điện cho từng nhà.

Huyện không giải quyết được!

Đem những bức xúc của bà con hai bản mới Chẩu Quân và Nghe Tỏng trao đổi với ông Lường Văn Định, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, ông Định đã trả lời từng vấn đề cụ thể.

 

Về việc chậm trợ cấp gạo cho dân, ông Định cho rằng: nguyên nhân là do hồ sơ chưa hoàn thiện kịp nên chậm hoàn thành phương án bổ sung cho các hộ dân, dẫn đến việc trợ cấp gạo có bị chậm. Đội ngũ cán bộ không đáp ứng được khối lượng công việc quá lớn".

 

Mô tả ảnh.

Đường giao thông của 2 bản Chẩu Quân và Nghe Tỏng đang xuống cấp nặng. (Ảnh: Vũ Điệp)

Về mức giá gạo được hỗ trợ chưa tương xứng với giá thị trường, ông Định cho rằng: theo quyết định cấp trên ban hành. Điều chỉnh theo giá thị trường không thuộc thẩm quyền của huyện mà phải do tỉnh quyết định.

Về phương án chuyển đổi sản xuất đào tạo nghề cho dân 2 bản mới Chẩu Quân và Nghe Tỏng, ông Định cũng cho biết: Sẽ hướng dân phát triển theo hướng thương mại và dịch vụ, tuy nhiên, hiện tại phương án chuyển đổi sản xuất ổn định đời sống cho dân tại 2 bản mới lại chưa có cơ sở để phê duyệt vì việc thu hồi đất chưa hoàn thiện.

  • Vũ Điệp
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,