221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1244285
“Không để dịch bệnh trên gia súc dây dưa kéo dài”
0
Article
null
“Không để dịch bệnh trên gia súc dây dưa kéo dài”
,

 - Trước tình trạng cúm gia cầm tái bùng phát ở Điện Biên, dịch lở mồm long móng và dịch tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp, có thể phát sinh tiếp trong những tháng tới do điều kiện khí hậu và môi trường bất lợi, Cục Thú y đã có công điện yêu cầu các địa phương không để dịch dây dưa kéo dài gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội.

 

Vắc-xin có thừa nhưng mới tiêm phòng gia cầm được 30% kế hoạch

 

Hiện nay, dịch bệnh trên gia súc đang nóng với 3 bệnh: cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng và dịch tai xanh. Trong đó, dịch cúm gia cầm mới tái bùng phát ở Điện Biên, gây lo ngại vì trong môi trường hiện đang tồn tại cả virus cúm A/H1N1. 2 virus này có thể kết hợp với nhau tạo thành một chủng độc hơn, lây nhanh hơn.

 

 

Trong khi vắc-xin đang thừa thì các địa phương mới tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được 30% kế hoạch (Ảnh minh họa: VNN)
Trong khi vắc-xin đang thừa thì các địa phương mới tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được 30% kế hoạch (Ảnh minh họa: VNN)

 

Theo báo cáo của Cục Thú Y, nguồn virus gây dịch cúm gia cầm (cúm A/H5N1) vẫn tồn tại trong môi trường. Kết quả tiêm phòng đợt 1 năm 2009 đối với đàn gia cầm trên cả nước đạt tỷ lệ thấp và đã gần hết miễn dịch.

 

Tiêm phòng cúm gia cầm đợt 2 đã triển khai được hơn 1 tháng nhưng mới có 28/63 tỉnh, thành tổ chức tiêm phòng và mới tiêm phòng được 44.584 con, mới đạt khoảng 30% so với kế hoạch.

 

Trong khi đó, bệnh lở mồm long móng tiếp tục đe dọa các đàn gia súc. Tính đến nay, cả nước đã có 180 xã với 71 huyện của 23/63 tỉnh, thành có dịch bệnh này. Cục thú y đánh giá nguy cơ dịch lây lan rộng là rất cao.

 

Từ khi có dịch, nhiều địa phương vẫn lơ là, chủ quan, chưa chủ động phòng chống quyết liệt, chưa thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, vẫn buôn bán vận chuyển gia súc mắc bệnh đến nơi khác.

 

Trong khi dịch lây lan mạnh thì số vắc-xin lở mồm long móng tại các địa phương lại ở trong trạng thái dư thừa, có nơi dư thừa tới 1 triệu liều.

 

Dịch heo tai xanh cơ bản đã được khống chế, tuy nhiên nguy cơ dịch phát sinh trong những tháng tới vẫn cao do các điều kiện bất lợi về môi trường, thời tiết, khí hậu, công tác tiêm phòng cho đàn lợn chưa được chú trọng.

 

Trước thực trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các địa phương phải kiện toàn bộ máy để nhanh chóng dập dịch, không để dịch dây dưa kéo dài gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội.

 

Các địa phương phải rà soát lại kế hoạch tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, phải đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng từ 80% trở lên.

 

“Những địa phương lâu nay không thực hiện tốt công tác tiêm phòng cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm”, công điện nêu rõ.

 

Tăng cường kiểm soát nội địa và qua biên giới

 

Một trong những nguyên nhân khiến dịch trên gia súc, gia cầm phát tán nhanh là do trong nội địa vẫn có hiện tượng buôn bán vận chuyển gia súc gia cầm nhiễm bệnh. Bên cạnh đó là việc buôn bán vận chuyển gia súc gia cầm qua biên giới hiện đang còn phức tạp.

 

 

Mô tả ảnh.

Bộ Nông nghiệp cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan cần tăng cường công tác kiểm dịch nội địa, các tỉnh có biên giới với các nước láng giềng, đặc biệt lưu ý tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển qua biên giới (Ảnh: VNN)

 

Bộ Nông nghiệp yêu cầu các địa phương cần củng cố các trạm kiểm dịch đã có, các chốt kiểm dịch mới được thiết lập khi có dịch, các chốt kiểm tra tạm thời ở các trực giao thông, cấm tuyệt đối việc vận chuyển, giết mổ gia súc gia cầm tại vùng có dịch.

 

“UBND các tỉnh, thành phố cần kiểm tra và xử lý nghiêm minh các đơn vị, địa phương giấu dịch, phát hiện dịch chậm hoặc không thực hiện các biện pháp phòng dịch triệt để, khiến dịch bệnh lây lan”, công điện nêu rõ.

 

Ngoài ra, những cá nhân làm phát sinh dịch bệnh cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các đơn vị, cá nhân nào vi phạm, Bộ yêu cầu UBND các tỉnh cần xử lý nghiêm minh.

 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,