221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1243966
Bão đến sớm, quần tơi tả Phú Yên, Bình Định
0
Article
null
Bão đến sớm, quần tơi tả Phú Yên, Bình Định
,

 - Mưa lớn, gió mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Định và Phú Yên. Tôn lợp nhà bị gió tốc bay đầy đường. Nhiều nơi trên địa bàn hai tỉnh này đã bị cúp điện. 
Bão "oanh tạc" mạnh vào Nam Trung bộ

Đến 16h ngày 2/11, bão số 11 vẫn giữ cường độ mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Lúc 3 giờ chiều 2/11, vị trí tâm bão vào khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Bình Định – Khánh Hoà.
 
Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; tại Tuy Hoà (Phú Yên) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 12; Quy Nhơn (Bình Định) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 10.
 

d
Nhiều xe máy bị quật ngã trên đường ở TP Quy Nhơn (Bình Định) - Ảnh: Báo Thanh Niên

Hiện bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, điểm quét qua tiếp theo trước khi kịp suy yếu nhanh thành áp thấp là tỉnh Khánh Hòa.

Hiện nay, bão tiếp tục gây ảnh hưởng mạnh ở Phú Yên. Bà Đặng Thị Lành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên cho biết Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đang có mặt tại địa phương này để cùng phối hợp chỉ đạo chống bão.
 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng ở Quảng Ngãi. Theo báo cáo của ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi, cả tỉnh đã di dời được 450.000 người dân từ các khu vực có thể bị ảnh hưởng nguy hiểm đến nơi an toàn.
 
Đảo Lý Sơn ghi nhận sức gió mạnh cấp 9. Rất may mắn, nhiều nhà cửa trước đó đã được chằng chống cẩn thận.
 
Theo thông tin từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dự báo trong 12 giờ tới, bão số 11 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km, đi vào đất liền sau đó suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới trên vùng Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
 
Trong khoảng 12-24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới này tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần.
 
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Bão số 11 vấp bờ rồi suy yếu nhanh, nhưng hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lớn trên diện rộng. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng”.

Bão vào Bình Định, Phú Yên

Vào lúc 2h chiều nay (2/11), vị trí tâm bão vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Bình Định – Khánh Hoà. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

d
Đường đi của bão số 11

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 11 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km, đi vào đất liền sau đó suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 2 giờ ngày 3/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,8 độ Vĩ Bắc, 107,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7. 

Do ảnh hưởng của bão, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao 2 – 4 mét.

Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.

Trước đó, vào buổi sáng, bão số 11 đã đi vào vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi - Ninh Thuận. Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.

Bình Định: Di dời 100 hộ dân có nguy cơ bị núi sập đè trúng

Tại tỉnh Bình Định, vào lúc 13h ngày 2/11, gió lớn cấp 8, cấp 9 và giật trên cấp 10 đã gây nhiều thiệt hại ban đầu cho người dân địa phương.

Trong suốt buổi sáng và buổi trưa cùng ngày, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành các biện pháp chống bão.

Mô tả ảnh.
Bão làm đổ cây ở Phú Yên - Ảnh: Thanh Xuân

Đến thời điểm hiện tại đã di dời hơn 500 hộ dân. Trong đó gần 100 hộ dân ở chân núi 1 và chân núi Bà Hỏa, có nguy cơ núi sập đè nhà dân do sạt lở núi. Đồng thời đã di dời hơn 400 trăm hộ dân còn lại có nhà ở sát mép biển có nguy cơ bị sóng đánh sập.

Hồi 9h30 sáng, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh nhận được tin báo có 6 ngư dân trên tàu cá ở vùng biển Quy Nhơn đang gặp nạn. Ngay lập tức các lực lượng cứu hộ đã được huy động để cứu vớt ngư dân.

Nghe PV VietNamNet tường thuật bão số 11 tại Bình Định
 

Đến 11h cùng ngày, 5 ngư dân trên tàu đánh cá T24 của ông Trần Thời đã được đưa vào bờ. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm thấy ngư dân còn lại là ông Hồ Kỳ Khôi đi trên thuyền thúng.

Hiện thời công tác tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bình Định đang diễn ra hết sức khẩn trương nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất trong bão.

Tại Quy Nhơn (Bình Định) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Ông Phan Kế Hùng, Phó phòng Kỹ thuật, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Bình Định cho hay: “Mưa to gió lớn bắt đầu xuất hiện từ 1 giờ sáng, kéo dài liên tục đến chiều. Hiện nay, toàn bộ hơn 9.600 tàu thuyền đã về nơi trú ẩn an toàn, chưa có thiệt hại nào. Toàn tỉnh đã sơ tán 1.731 hộ dân với 7.520 nhân khẩu”.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã họp triển khai công tác đối phó với bão, phân công các thành viên phụ trách, kiểm tra, đôn đốc tại các địa bàn trọng điểm, cấm tàu thuyền ra khơi; tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền. Sáng ngày hôm nay (2/11), tỉnh đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học. Toàn bộ dân cư tại các khu vực nguy hiểm đã được sơ tán đến nơi an toàn trước 10h trưa ngày 2/11.

Phú Yên: Gió mạnh, dân không dám qua cầu Đà Rằng

Tại Tuy Hoà (Phú Yên) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11. Mưa gió xuất hiện muộn hơn (bắt đầu từ 4-5h sáng) sau đó nhanh chóng mạnh lên.

Vào khoảng 12h40 ngày 2/11, trên tuyến đường DT 645 thuộc xã Hoà Thành, tỉnh Phú Yên đã có một xe gắn máy bị gió thốc khiến người điều khiển xe gắn máy lao xuống mương.

d
Cảng cá ở Phú Yên nghiêng ngả trong gió bão - Ảnh: Xuân Hiếu

Mực nước trên các con sông Đà Rằng, Đồng Thạch chạy qua thành phố Tuy Hoà mấp mé bờ. Gió lớn khiến các phương tiện, đặc biệt là xe gắn máy không dám đi qua cầu Đà Rằng vì có thể sẽ bị gió hất xuống sông. Nhiều người dân đang trên đường đi công việc đã tìm đến nhà người quen để trú bão.

Trên khắp các tuyến đường QL1, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Linh...thuộc thành phố Tuy Hoà, cây đổ chắn ngang qua đường làm giao thông bị tắc nghẽn.

Hệ thống dây điện, viễn thông bị gió làm đứt vắt xuống đường. Thành phố Quy Nhơn, huyện Tây Hoà, Đông Hoà đã bị cúp điện từ lúc 11h sáng 2/11.

Ở cảng biển phường Phú Đông, TP Tuy Hoà, vào lúc 12h công tác trú bão đã hoàn tất. Tuy nhiên, theo ông Hồ Văn Lai, ngư dân vừa cập bến vào bờ trú bão cho biết một số tàu thuyền cá, thuyền câu vẫn còn trên biển.

Nghe PV VietNamNet tường thuật bão số 11 tại Phú Yên

Đến 15h, theo ghi nhận của PV VietNamNet, tại TP Tuy Hòa, gió có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, hiện người hầu hết người dân ở đây vẫn đóng kín cửa không dám ra khỏi nhà. Một số người dân có nhà bị tốc mái tranh thủ lúc gió yếu đã bắt đầu chèn lại mái nhà.

Cho đến 15giờ chiều 2/11/2009, theo tổng hợp nhanh của Ban PCLB huyện Tuy An – tỉnhh Phú Yên, tại địa phương này đã có 6 căn nhà bị sập hoàn toàn, 36 căn nhà khác bị tốc mái, chợ Phú Điềm, nhà trẻ 30/4 thị trấn Chí Thạnh cũng bị tốc mái.

Một trụ điện ở thôn Phú Điềm bị gãy đổ chắn ngang đường gây ách tắc giao thông. Hiện lực lượng Công an, dân phòng và ngành điện đang khẩn trương khắc phục  để thông xe. Đặc biệt trên dải bờ biển thuộc các thôn Nhơn Hội, Phú Thường, Hội Sơn thuộc xã An Hòa triều cường đã lấn sâu vào đất liền  từ 2 đến 3 mét, dài trên 3km.
 
Hiện mưa to và gió lớn đang tiếp tục diễn biến phức tạp

Theo công điện của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên vào lúc 14h, bão đã đổ bộ vào Phú Yên với sức gió khoảng cấp 8, giật cấp 11. Đến 15h 30 phút, tại TP Tuy Hòa vẫn chưa có điện.

Theo bà Đặng Thị Lành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên thì đến 2h chiều 2/11, gió tiếp tục thốc lên với cường độ lớn hơn, mưa cũng to hơn khiến nước trên các sông dâng cao nhanh chóng. Kết hợp với triều cường đang lên khiến nguy cơ ngập úng nặng càng cao.

Điều đáng ngại là còn những hộ dân đang đánh bắt xa bờ chưa kịp di chuyển sâu vào bên trong. Hiện những hộ này đã tìm được nơi trú ẩn tạm thời.

Bà Lành cho biết: “Toàn tỉnh Phú Yên đã di dời được 6.664 người dân ở các vùng trũng, thấp, chủ yếu là các huyện ven biển. Toàn bộ các đơn vị phòng chống bão đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc không cho tàu thuyền ra khơi, kêu gọi, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền, không để người ở lại trên các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản; đảm bảo giao thông, an ninh trật tự; tổ chức sơ tán dân cư; chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng cứu”.

Khánh Hòa, Ninh Thuận: Tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, học sinh đã được phép nghỉ học trong ngày 2/11 để tránh ảnh hưởng của bão số 11. Hiện mưa vẫn rất to và gió giật mạnh.

Ông Phan Hoàng Dương, Chuyên viên Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Khánh Hòa cho hay: “Bão đã đổ bộ vào Tuy Hòa (Phú Yên) và đang hướng về Khánh Hòa, công tác chuẩn bị đối phó bão đã hoàn tất. Hiện giờ mưa lớn, gió mạnh đã xuất hiện trên diện rộng, đặc biệt là các khu vực ven biển”.
 

a
Ngư dân xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đưa phương tiện lên bờ trú bão

Theo đó, tính đến 15h chiều 2/11, toàn tỉnh Khánh Hòa có 9.370 người dân đã được sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm. Điểm xung yếu nhất là huyện Vạn Ninh đã sơ tán được 4.325 người. Đây là khu vực trũng, thấp, dễ xảy ra ngập úng nặng nếu có mưa lớn.
 
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, lực lượng biên phòng các tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, hướng dẫn cho 18.175tàu/103.962 lao động hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Hiện nay số tàu thuyền trong khu vực nguy hiểm cần quan tâm là: Quảng Ngãi 6 tàu/54 lao động hoạt động ven bờ, Bình Định còn 28 tàu. 

Quảng Ngãi: Gió bão giật trên cấp 10 

Theo ghi nhận của VietNamNet, chiều ngày 2/11, tại Quảng Ngãi gió bão đã mạnh cấp 7, cấp 8, kèm theo mưa to đến rất to. 
 
Tại huyện Lý Sơn, ông Võ Huyện, Chủ tịch UBND huyện cho biết, ngay từ sáng 2/11, huyện đảo đã có gió mạnh trên cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 10 biển động rất mạnh. Rút kinh nghiệm trong cơn bão số 9, ngày từ 1/11, huyện đã triển khai các biện triển khai các biện pháp đối phó với bão số 11. 

Ngoài việc đưa tất cả các tàu thuyền nào neo đậu ở vũng neo đậu tàu thuyền, huyện cũng đã cho di dời 20 hộ dân ở thôn Tây, xã An Vĩnh vào trú nơi an toàn. Riêng 27 tàu thuyền với 289 lao động đang đánh bắt vùng biển nguy hiểm thuộc Hoàng Sa, Trường Sa cũng đã tìm được nơi trú bão an toàn. Hiện các tàu này vẫn được liên lạc thường xuyên qua bộ đàm.
 
Trong ngày 2/11, tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương di dời được trên 500 hộ dân ở những vùng ven biển, vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương, sở, ban ngành huỷ tất cả các cuộc họp không thật sự quan trọng để lo triển khai phòng chống bão. Các trường học tuỳ vào tình hình mưa bão có thể cho học sinh nghỉ học. 
 
Tính đến 17 giờ ngày 2/11, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn 199 tàu thuyền với 1.845 lao động vẫn còn hoạt động trên các vùng biển.

Hủy các chuyến đường bay Hà Nội – Tuy Hòa – Hà Nội
 
 Đại diện Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tại Phú Yên cho biết do ảnh hưởng của cơn bão số 11, các chuyến bay trong ngày hôm nay (2/11) trên đường bay Hà Nội – Tuy Hòa – Hà Nội đã bị hủy.
 
 Tất cả hành khách đã lấy vé, trong đó chiều từ Tuy Hòa ra Hà Nội có 48 người, sẽ được Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trả lại tiền hoặc bố trí đi chuyến bay liền kề.
 
 Trong khi đó, tuyến đường bay Tuy Hòa – TP Hồ Chí Minh vào ngày mai đã có 30 hành khách đăng ký nhưng theo đại diện Công ty bay dịch vụ hàng không, đơn vị khai thác tuyến đường bay này, nếu thời tiết không cho phép thì các chuyến bay cũng sẽ bị hủy.
 
 (Theo báo Phú Yên)

  • Nhóm PV


    Bạn đọc có thông tin, hình ảnh, video về cơn bão số 11 xin gửi cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,