221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1241339
Tỷ lệ học sinh béo phì nhiều trường học trên 20%
0
Article
null
Tỷ lệ học sinh béo phì nhiều trường học trên 20%
,

 – Tại nhiều trường học, tỉ lệ trung bình trẻ bị béo phì là 22,5%, cá biệt có trường 40% học sinh bị mắc bệnh này.

Đây là thông tin do bà Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cung cấp tại Hội thảo chuyên đề “Dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển của trẻ” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/10.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em trong lứa tuổi học đường của Việt Nam có chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn mức khuyến cáo (mức tối thiểu) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 

Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em thành thị là 19,6%, ở trẻ em nông thôn là 28,2%. 

Mô tả ảnh.
Còn gần 1/3 trẻ em nông thôn trong độ tuổi đi học bị suy dinh dưỡng (Trong ảnh là học sinh điểm trường Làm Ràm, Trường Tiểu học Tân Dương, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Lê Anh Dũng)

Theo bà Mai, Việt Nam đang chịu gánh nặng kép trong vấn đề dinh dưỡng vì ngoài tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn cao, phải đối mặt với tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng. 

Theo thống kê mới nhất, đối với trẻ em thành phố từ 6-10 tuổi, tỷ lệ thừa cân béo phì là 7,6%. Đối với trẻ em nông thôn, tỷ lệ này là 1,3%. 

“Việc tăng nhanh tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì và trẻ suy dinh dưỡng bắt nguồn từ quan niệm sai lầm của cha mẹ trong nuôi dưỡng con cái. Nhiều phụ huynh cho rằng các em đã lớn, đã tự chăm sóc được sức khỏe của mình nên ít quan tâm đến việc ăn uống của con. Có phụ huynh lại quá chú trọng đến bữa ăn của trẻ, hoặc không có đủ kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, dẫn đến việc con họ có thể quá béo hoặc quá gầy”, bà Mai lý giải.

Việt Nam đã có chiến lược nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt. Kết quả chưa biết sẽ ra sao nhưng bà Mai so sánh: Năm 1945, chỉ số chiều cao cân nặng của người Việt so với người Nhật là bằng nhau. Đến nay (sau hơn 50 năm), người Nhật đã cao trung bình hơn người Việt Nam 10cm! 

Hiện nay, có một thực trạng là tình hình dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ ở trường học chưa được đảm bảo và khó có thể kiểm soát. Đây cũng là nguyên nhân gây nên việc suy dinh dưỡng/thừa cân ở trẻ trong độ tuổi đi học. 

Điều tra gần đây nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (được thực hiện năm 2003) tại các trường Tiểu học của Quận 1, TP HCM cho thấy: Tỷ lệ trung bình trẻ bị béo phì ở quận này là 22,5%, cá biệt có một trường tỷ lệ béo phì của học sinh lên tới 40%! 

“Cả thiếu dinh dưỡng và thừa cân đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, gây các bệnh mãn tính nguy hiểm sau này như tim mạch, đái tháo đường, … Việt Nam đang chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng, rất cần sự quan tâm thỏa đáng”, bà Mai nhấn mạnh. 

Theo thông tin bà Mai cung cấp, hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tốc độ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường – một loại bệnh là hệ quả của việc thừa cân béo phì. 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,