221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1240480
“Kiểm tra gắt gao, ngăn chặn dùng mỡ bẩn cho người”
0
Article
null
“Kiểm tra gắt gao, ngăn chặn dùng mỡ bẩn cho người”
,

 – Sau khi VietNamNet thực hiện loạt phóng sự truyền hình về mỡ bẩn và nhận được hàng ngàn phản hồi bức xúc của độc giả, lãnh đạo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã lên tiếng khẳng định: “Cục sẽ liên tục tăng cường kiểm tra gắt gao, ngăn chặn việc dùng mỡ bẩn cho người”.

 

Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: “Không chỉ kiểm tra loại mỡ dùng cho người như báo chí đã phản ánh, mà các loại mỡ dùng cho xuất khẩu cũng sẽ được kiểm tra gắt gao”.

 

 

Mô tả ảnh.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết sẽ thắt chặt, kiểm tra thật gắt gao và ngăn chặn việc dùng mỡ bẩn cho người (Ảnh minh họa: P.Thái)

 

Theo ông Khẩn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã giao Sở Y tế tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước kiểm tra gắt gao các loại mỡ này, đặc biệt kiểm tra thật nghiêm ngặt mỡ dùng cho người.

 

Ngoài ra, chính lãnh đạo Cục cũng trực tiếp đi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ phẩm động vật. Ngày 9/10 vừa qua, ông Khẩn đã cùng đoàn công tác xuống kiểm tra cơ sở chế biến bì lợn tại Hưng Yên.

 

Còn đối với các mặt hàng từ xương, mỡ động vật xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan,… Cục đang phối hợp với các địa phương để quản lý lao động, các hộ kinh doanh tự do, yêu cầu họ phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện hành nghề, trong đó có vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

"Việc quản lý thị trường và chất lượng các phụ phẩm động vật ở nước ta gặp nhiều khó khăn. Nếu so với các nước khác, sự khác biệt là: lò mổ của họ có chu trình khép kín, tất cả những thứ như lông, da lợn… đều có cách xử lý và sử dụng hết, sử dụng hợp pháp theo đúng quy định. Còn ở ta, lò mổ có mỗi chức năng là… giết lợn" - ông Khẩn ví dụ.

 

Theo thông tin ông Khẩn cung cấp, hiện các nước trên thế giới không cho phép hành nghề kinh doanh mỡ, xương động vật. Nhưng ở Việt Nam, do dân ta còn nghèo, trước khi ra lệnh cấm cũng phải cân nhắc nhiều yếu tố.

 

Do vậy, đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng: "Việc quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm là điều bắt buộc phải làm, nhưng phải đi đôi với việc giáo dục ý thức cho người lao động. Chính quyền địa phương cần thực hiện các mô hình chuyển đổi nghề để người lao động không làm những nghề như trên nữa".

 

Ngoài ra, ông Khẩn yêu cầu các địa phương cần có quy định nghiêm ngặt về quy trình sản xuất thực phẩm cho người. Sau đó, liên tục kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm.

 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,