221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1239827
"Đất vàng" lãng phí vì sao vẫn là "thành trì" vững chắc?
1
Article
null
TP.HCM:
'Đất vàng' lãng phí vì sao vẫn là 'thành trì' vững chắc?
,

- Sau hơn nửa năm VietNamNet lên tiếng, đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM tiến hành giám sát… tình trạng bỏ hoang, sử dụng lãng phí đất công tại TP.HCM đã có những chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn những địa chỉ được coi là “thành trì” lãng phí, rất khó xử lý, thu hồi. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn, kéo dài?    

 

Có làm nhưng chưa thấm vào đâu!

 

Điểm sáng trong “cuộc chiến” thu hồi đất công sử dụng lãng phí trên địa bàn TP.HCM không phải là những “địa chỉ” ở các quận trung tâm mà chính là các quận vùng ven là quận 4 và quận 8, nơi có hàng trăm kho bãi sử dụng không đúng mục đích, bỏ hoang. 

Một nhà kho bỏ hoang nhiều năm tại quận 8, vừa được UBND TP.HCM thu hồi để xây trường học. Ảnh: MN     

 

Theo thống kê, đến nay tại quận 8, đã thu hồi đất được 18 kho bãi, nhà xưởng sử dụng không đúng mục đích, bỏ hoang. Bà Đổng Thị Kim Vui – Bí thư quận 8 cho biết, nếu so với con số 156 kho bãi thuộc diện thu hồi, thì số lượng 18 địa chỉ nêu trên còn rất khiêm tốn; tuy nhiên cũng đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của quận là xây trường học cho con em – hiện đang thiếu nghiêm trọng.

 

Chỉ tính trong tháng 8/2009, có 11 cụm kho được lãnh đạo UBND TP chỉ đạo quyết liệt thu hồi là: cụm 6 kho (275, 281, 287, 291, 297, 301 thuộc bến Bình Đông, phường 11) diện tích 37.000m2; cụm 5 kho (727, 629, 641, 681, Bến Bình Đông, 27 Nguyễn Chế Nghĩa, 42- 44- 46 Mạc Vân phường 13) diện tích 1,2ha.

 

Các cụm kho này được UBND quận 8 quy hoạch xây dựng Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (dự kiến vốn 31 tỷ đồng) và một trường THPT (kinh phí dự kiến 36 tỷ đồng).

 

Phải nhắc lại thực tế, các cụm kho này đã được UBND TP, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi từ tháng 12/2008 nhưng chưa được thi hành trên thực tế. Nguyên nhân là do các chủ quản lý, sử dụng không chịu giao trả đất hoặc chỉ chấp nhận giao trả khi dự án được phê duyệt quy hoạch và ghi vốn.

 

Một khu nhà, đất trong diện thu hồi tại quận 10, nhiều năm qua sử dụng lãng phí, không đúng công năng.

 

Đợt thu hồi đất công mạnh mẽ nhất tại TP.HCM diễn ra vào tháng 4/2009 với việc Bộ Tài chính, UBND TP cùng “hợp sức” thu hồi 31 mặt bằng, nhà xưởng do Tổng Công ty Lương thực Miền Nam sử dụng lãng phí, bỏ trống, cho thuê… trong suốt nhiều năm qua. Diện tích thu hồi là hơn 37.200m2, tất  cả các kho bãi sau đó được bàn giao cho các đơn vị, quận - huyện có nhu cầu sử dụng; chuyển đấu giá 6 mặt bằng thu tiền vào ngân sách.

 

Đào Thị Hương LanGiám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho chúng tôi biết số liệu về kết quả thu hồi đất công lãng phí: tính từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg đến nay; Bộ Tài chính, UBND TP.HCM đã thu hồi được 165 địa chỉ nhà đất, với tổng diện tích đất là 605.969m2. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2009, TP đã xử lý thu hồi được 36 địa chỉ nhà đất, diện tích là 30.371m2.

 

Các khu đất sau thu hồi được chuyển làm các công trình phúc lợi công cộng, công viên cây xanh, bệnh viện, trường học (40 địa chỉ); chuyển giao đơn vị sử dụng đúng mục đích, hiệu qủa (106 địa chỉ) và thu hồi bán nhà, đất thu tiền nộp ngân sách Nhà nước (19 địa chỉ).

 

Thu hồi chậm hay không thể thu hồi?   

Trở lại những địa chỉ bỏ hoang, lãng phí đất công, “đất vàng” mà VietNamNet đã đề cập từ tháng 3/2009, chúng tôi nhận thấy việc quản lý, sử dụng đất tại đây chưa cải thiện là bao.

 

Trong hàng loạt địa chỉ trong “tầm ngắm” thu hồi, duy nhất dự án Khách sạn Hàng không, diện tích 5.000m2 tại góc đường Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1 được nhà đầu tư “khởi động” lại việc xây dựng sau hơn 10 năm toà nhà này “trơ khung cùng tuế nguyệt”

 

Điều đáng nói, là đây là 1 trong 4 địa chỉ lãng phí đất công hàng đầu tại quận 1, TP.HCM được kiến nghị thu hồi từ 2005, nhưng kéo dài tới nay; chỉ khi cơ quan chức năng TP.HCM, công luận tiếp tục lên tiếng, lúc này chủ đầu tư mới… chịu khởi động (?).  

 

Bên trong khu đất 192 Pasteur, quận 3 vẫn là bãi giữ xe dù bên ngoài được "ngụy trang" bằng cửa hàng bán hàng thực phẩm công nghệ.   

Cách đó không xa là trung tâm quận 3, nơi có một địa chỉ “đất vàng” khác cũng ngày đêm “dãi nắng, dầm mưa” tốn nhiều giấy mực của báo chí, công sức của đại biểu HĐND TP nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Đó là khu đất cao ốc thuộc dự án “Trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Cao ốc văn phòng” số 86 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 do Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 làm chủ đầu tư. Tòa nhà này được xây dựng trong khuôn viên hơn 3.200m² với chiều dài mặt tiền đường ước tính gần 40m.

 

Theo thông tin mà chúng tôi có được thì liên doanh gồm Tổng Công ty Dệt may Gia Định (chủ quản của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3), Liên minh Hợp tác xã Thương mại, Saigonship, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đang xúc tiến thực hiện dự án này. Việc bỏ hoang khu đất này có nguyên nhân “khách quan” là vì do TP.HCM có chủ trương thay đổi quy mô dự án, thay vì chỉ bó hẹp tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, dự án sẽ được mở rộng đến đường Phạm Ngọc Thạch. 

Thay đổi duy nhất sau 5 năm tại dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ - cao ốc văn phòng (số 86 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3) là tấm biển quảng cáo bên ngoài. Phía trong vẫn là bãi giữ xe ô tô và xe gắn máy cho các nhà hàng, công sở bên cạnh.      

Tuy nhiên việc thay đổi này không thấy đâu, đến nay dự án này vẫn “án binh, bất động”; và hơn 5 năm qua, khu đất có giá hơn 100 triệu đồng/m2 này hàng ngày chỉ đơn thuần là bãi giữ xe cho khu văn phòng, nhà hàng bên cạnh.  

 

Một khu “đất vàng” đắc địa khác, cũng sử dụng sai công năng nhiều năm liền nhưng chưa bị xử lý nằm tại địa chỉ là 192 đường Pasteur, phường 6, quận 3 thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp Dược phẩm 24. Mặc dù “nằm” trong danh sách “đen” bị đề nghị thu hồi từ năm 2005, nhưng đến nay khu đất này vẫn “cửa đóng then cài”, kế bên là cửa hàng trưng bày sản phẩm – phía trong vẫn là bãi giữ xe rộng mênh mông…

 

Được biết, phần nêu trên chỉ là 3 trong số 348 khu đất đang bỏ hoang giữa lòng TP.HCM, với diện tích lên tới 11,7 triệu m2. Trong khi việc thu hồi, điều chỉnh việc sử dụng đất đúng công năng diễn ra rất chậm chạp, thì mức độ lãng phí tài nguyên và tiền bạc của Nhà nước là hết sức lớn. 

  • Thái Thiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,