221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1238350
Điện lực thành phố chính thức xin lỗi gia đình bé Huy
1
Article
null
Vụ trẻ bị điện giật chết:
Điện lực thành phố chính thức xin lỗi gia đình bé Huy
,

 - Ông Tăng Nái Tòng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM đã chính thức xin lỗi gia đình bé Huy vì sai sót kỹ thuật trong quá trình thi công gây ra cái chết thương tâm cho em.  

Chiều 30/9, lãnh đạo Công ty Điện lực thành phố, Điện lực Bình Phú đã đến thăm gia đình bé Trần Trung Huy để xin lỗi với sự chứng kiến của đại diện UBND Q.6, UBMTTQ Q.6… Đồng thời, đại diện Công đoàn Điện lực cũng gởi gia đình anh Trung 50 triệu đồng tiền hỗ trợ chi phí mai táng cho em Huy. 

3.jpg

Điện lực thành phố chính thức xin lỗi về cái chết của em Huy. (Trong ảnh: Chủ tịch UBND Q.6 động viên anh Trung, lãnh đạo điện lực ngồi bên cạnh) Ảnh: Thái Phương

“Thay mặt điện lực thành phố, tôi xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình. Chúng tôi rất đau lòng trước cái chết của bé Huy và càng đau lòng hơn khi biết nguyên nhân gây ra tai nạn” - ông Tòng và ông Nguyễn Hữu Thanh, Giám đốc Điện lực Bình Phú đại diện ngành điện cùng mở lời. 
Trao đổi với VietNamNet về việc đình chỉ ông Ngô Văn Lý, ông Tòng giải thích do ông Lý là Trưởng ban Quản lý dự án nhưng để xảy ra tai nạn chết người nên phải chịu trách nhiệm chung về công tác người đứng đầu. Việc đình chỉ để tạo thuận lợi cho cơ quan điều tra. 

Vậy phải chăng việc xử lý chỉ dừng lại ở mức độ đình chỉ chức vụ đối với ông Lý?

Ông Tòng: Tùy theo kết luận cơ quan điều tra, mức độ sai phạm như thế nào chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.

Được biết, theo nguyên tắc phân cấp phân quyền, địa phương nào để xảy ra sự cố thì người đứng đầu cao nhất phải chịu trách nhiệm?

Ông Lý là Trưởng ban quản lý dự án, người đứng đầu cao nhất đã bị đình chỉ. 

Thế nhưng Công ty Điện lực thành phố lại là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống điện, trong đó có dự án “Lắp đặt tụ bù trung hạ thế của Điện lực Bình Phú”? 

Tôi xin phép không trả lời câu hỏi này.

Ba ngày sau cái chết thương tâm của bé Huy, người thân trong gia đình em dường như vẫn chưa tin vào sự thật. Bé Trần Kim Ngọc, con gái út của anh Trung, chị Nga vẫn nằng nặc không chịu đi học vì “sao anh Huy không đưa con đi học, anh Huy đâu rồi?...” khiến ai cũng chạnh lòng.

Trách nhiệm đến đâu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ!  

Trước đó ngày 29/9, ngành điện đã gởi thông báo khẳng định tai nạn thương tâm xảy ra cho bé Huy là do lỗi kỹ thuật trong quá trình đấu nối dây tiếp đất thuộc hạng mục “Lắp đặt tụ bù trung hạ thế”. 

Có mặt trong buổi chiều nay, anh Võ Văn Chí, người dân khu vực này cho biết sau khi tai nạn xảy ra, thật sự bà con trong xóm rất lo lắng vì liệu sự cố đáng tiếc có còn tiếp tục xảy ra? 

Để minh chứng cho sự lo lắng này, anh Chí đưa ra hàng loạt hình ảnh vừa chụp về hiện trạng lưới điện chằng chịt, nguy hiểm trên các tuyến đường trong thành phố. “Có lần tôi thấy dây điện trên trụ điện bị chập, xẹt tia lửa điện nhưng không biết phải điện thoại tới số nào thông báo cho ngành điện. Vậy lãnh đạo điện lực thành phố có biện pháp gì để người dân không cảm thấy bất an mỗi khi ra đường?” - anh Chí nói. 

Về vấn đề này, ông Tòng cho biết khi xảy ra sự cố người dân hãy gọi đến số khẩn cấp 114 của đơn vị phòng cháy chữa cháy thành phố. 

Qua sự cố này, Công ty Điện lực thành phố thành lập 20 đoàn kiểm tra tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống lưới điện trên địa bàn thành phố, nếu phát hiện điểm nào mất an toàn sẽ sửa chữa, khắc phục ngay. 

Đồng thời, chúng tôi sẽ yêu cầu tăng cường trách nhiệm của các chi nhánh điện, các công nhân quản lý, trách nhiệm địa phương nhằm đảm bảo an toàn lưới điện, an toàn cho người dân, ông Tòng khẳng định.

2.jpg

Sợi dây nối tiếp đất khiến em Huy bị giật chết đã được bọc nhựa. Ảnh: Thái Phương

 “Nếu gia đình có bất cứ yêu cầu, đề nghị gì cần giúp đỡ, trong khả năng của mình ngành điện sẽ sẵn sàng. Đồng thời, khi có kết luận của cơ quan điều tra, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm và xử lý nghiêm người vi phạm” - vị lãnh đạo ngành điện nhấn mạnh. 

Đại biểu HĐND Nguyễn Minh Hương: Ngành điện phải chịu trách nhiệm trước người dân 

Trẻ em còn quá nhỏ để biết cách phòng chống điện giật, tự bảo vệ cho mình. Trong lúc đó, việc bảo đảm an toàn điện của thành phố chỉ bắt đầu được chú ý khi có sự cố chết người vì điện. Thường công tác này rất sơ sài và hầu như không có biện pháp gì bảo vệ người dân, đặc biệt là trẻ em. Đây là trách nhiệm thuộc về ngành điện của thành phố mà không thể trốn tránh. 

Vừa qua, sự cố điện gây chết người đối với em Cồ Quốc Duy trên đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu, thế nhưng cách giải quyết của ngành điện dường như lại đẩy trách nhiệm cho một mình Công ty Chiếu sáng Công cộng quản lý. Mà đáng ra ngay từ tai nạn thương tâm này, ngành điện đã phải rốt ráo tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống lưới điện để ngăn chặn tai nạn tiếp theo trong mùa mưa bão ở thành phố vẫn còn tiếp tục cho tới tháng 10, 11 trong năm. 

Bản thân ngành điện phải ý thức được trách nhiệm của mình chứ không thể thờ ơ rồi đổ lỗi do cây mục gãy đổ, do đường điện lâu ngày… Họ là người quản lý, chịu trách nhiệm trước người dân, trước thành phố. Do đó, tôi đề nghị phải rà soát, khắc phục lại tất cả các đầu mối điện không an toàn vì người dân không thể biết chỗ nào sẽ xảy ra tai nạn tiếp theo.   

Đại biểu HĐND Võ Văn Sen: Cần làm rõ trách nhiệm từng đơn vị vi phạm  

Chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng có ba cái chết thương tâm liên quan đến tai nạn điện. Do đó, tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải làm thật rõ trách nhiệm của các đơn vị quản lý trực tiếp và gián tiếp. Khi đã làm rõ trách nhiệm, cần phải xử lý thật nghiêm khắc các cá nhân, đơn vị này để làm an lòng người dân. 

Bên cạnh đó, Công ty Điện lực thành phố cùng các chi nhánh điện cần phải tiến hành tổng rà soát lại tất cả các hệ thống, mạng lưới. Nếu phát hiện đơn vị nào vi phạm, lưới điện không an toàn cần phải phạt, xử lý ngay lập tức để những tai nạn đáng tiếc không xảy ra.  

Liên quan đến vụ việc em Cồ Quốc Duy (13 tuổi, học sinh lớp 8 trường Lý Phong, Q.5, TP.HCM), một nạn nhân khác bị điện giật chết trong chiều mưa ngày 30/8, vào ngày 30/9 ông Cồ Quốc Hưng (cha ruột của Duy) khẳng định với VietNamNet “Gia đình tôi sẽ theo đuổi vụ việc đến cùng”.

Theo ông Hưng, ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm đối với em Duy, cơ quan CSĐT công an Q.5 có một mời gia đình (đại diện là ông Hưng) lên làm việc. Theo ông Hưng khi làm việc, điều tra viên của công an Q.5 cho hay, cơ quan Cảnh sát điều tra chưa thể khởi tố vụ án vì đang chờ kết quả giám định tử thi của Phòng khoa học hình sự (PC21) công an TP.HCM và những nguyên nhân khách quan khác.

Trong khi đó, nguồn tin riêng của VietNamNet từ PC21 cho biết kết quả giám định tử thi đã được cơ quan này chuyển giao cho công an Q.5 từ rất lâu.

Trước sự cố tượng tự xảy ra gây nên cái chết tang thương của học sinh Trần Trung Huy (10 tuổi, ngụ Q.6, học sinh lớp 5 trường tiểu học Lam Sơn) xảy ra vào chiều ngày 27/9, ông Cồ Quốc Hưng bức xúc: “Cũng là một vụ việc nhưng cách hành xử của Điện lực Bình Phú khác hoàn toàn so với Công ty Chiếu sáng Công cộng TP.HCM. Điều này đã cho thấy văn hóa ứng xử khác biệt của hai cơ quan”.

Ông Hưng nói trong sự cố đau lòng xảy ra đối với em Trần Trung Huy xảy ra, 2 ngày sau, công ty Điện lực TP.HCM (đơn vị quản lý Điện Lực Bình Phú) đã phát thông cáo báo chí, đứng ra nhận trách nhiệm và rất nhanh chóng kết luận là sự cố do rò rỉ điện. Trong khi đó sự cố xảy ra đối với cháu Duy cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào, hay người nào đứng ra nhận trách nhiệm.

Ông Hưng cho biết thêm, trong những ngày sắp tới, gia đình sẽ tiếp tục khiếu nại cách hành xử của Công ty Chiếu sáng Công cộng TP đến các cơ quan chức năng.

Vân Nguyên

  • Thái Phương  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));