221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1234142
Cổng B - “Thiên đường” vận chuyển hàng lậu
1
Article
null
Khu Kinh tế cửa khẩu Cầu Treo:
Cổng B - “Thiên đường” vận chuyển hàng lậu
,

 - Việc thành lập và lựa chọn vị trí Trạm kiểm soát nội địa Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (cổng B) của UBND tỉnh Hà Tĩnh bị đánh giá là “có rất nhiều bất cập”.

 
Quyết định 162 của Thủ tướng Chính phủ (ngày 19/10/2007), công nhận Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo là khu phi thuế quan, tự do thương mại.

 

Tuy nhiên, trong thời gian qua lợi dụng vào chủ trương thông thoáng này của Chính phủ và sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng nhiều đối tượng đã dùng nhiều hình thức để vận chuyển một khối lượng lớn hàng lậu về xuôi tiêu thụ.

 

Các mặt hàng lậu ở Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo được tuồn về xuôi khá đa dạng nhưng nhiều nhất vẫn là thuốc lá, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, nồi cơm điện, nước tăng lực Redbull và gạo nếp Thái Lan.

 

Hàng lậu theo xe và thuyền ào ào về xuôi

 

Để vận chuyển được hàng lậu qua mặt các cơ quan chức năng các đối tượng buôn hàng thường mua hàng từ các chủ xe lớn, sau đó xé nhỏ ra cho “đội quân”  xe bán tải và xe máy chở về xuôi bằng nhiều con đường khác nhau.

Mô tả ảnh.

Hàng hóa từ các xe lớn được xé nhỏ ra cho các xe ô tô nhỏ và xe máy để vận chuyển về xuôi tiêu thụ. Ảnh: Hà Vy

 Để tránh lực lượng hải quan ở Trạm kiểm soát nội địa Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (cổng B), các “tay lái lụa” này thường đi tắt theo đường Liên Hương - Hoàng Nam - Sơn Tây, là con đường liên xã nối với Quốc lộ 8A cách cổng B chừng 500m về phía đông và dài hơn 2km.

Sau khi chạy qua con đường liên xã này các lái xe chở hàng này lại ung dung cho xe tiếp tục ra quốc lộ 8A chở hàng về xuôi như thị xã Hồng Lĩnh, thành phố Vinh, thành phố Hà Tĩnh... để tiêu thụ.

 

Con đường thứ 2 mà bọn buôn lậu đưa hàng qua là con đường thủy trên sông Ngàn Phố. Sau khi hàng qua cổng A  được tập kết về khu kinh tế thì được vận chuyển lên thuyền ở xã Sơn Tây rồi theo sông Ngàn Phố chạy về bến Tam Soa (ở thị trấn huyện Đức Thọ).

Để qua mắt lực lượng hải quan ở cổng B các xe máy vận chuyển hàng lậu thường đi qua các đường liên xã (ảnh trái). Sau khi qua cổng B các xe máy này lại ngang nhiên cho xe lên Quốc lộ 8A chuyển hàng về xuôi (ảnh phải). Ảnh: Sỹ Thông. Để qua mắt lực lượng hải quan ở cổng B các xe máy vận chuyển hàng lậu thường đi qua các đường liên xã (ảnh trái). Sau khi qua cổng B các xe máy này lại ngang nhiên cho xe lên Quốc lộ 8A chuyển hàng về xuôi (ảnh phải). Ảnh: Sỹ Thông.

Để qua mắt lực lượng hải quan ở cổng B các xe máy vận chuyển hàng lậu thường đi qua các đường liên xã (ảnh trái). Sau khi qua cổng B các xe máy này lại ngang nhiên cho xe lên Quốc lộ 8A chuyển hàng về xuôi (ảnh phải). Ảnh: Sỹ Thông.

Hai hình thức này mặc dù qua mặt được cơ quan chức năng nhưng lại mất khá nhiều thời gian, vận chuyển được ít hàng nên trong thời gian gần đây bọn buôn lậu đã nghĩ ra một “chiêu thức” mới.

Lợi dụng vào việc hiện nay trong khu kinh tế có khá nhiều thanh niên bị nghiện hút nên các chủ hàng cho xe tải chở hàng lậu ngang nhiên chạy qua trạm kiểm soát.

 

Khi các cơ quan yêu cầu dừng xe để xử lý thì các chủ hàng gọi điện thoại cho các con nghiện này đến quấy rối, gây sức ép để hàng lậu được về xuôi.    

 

“Bắt bọn chở hàng lậu là điều rất nguy hiểm!”

 

Ông Nguyễn Đình Bình - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết: “Các đối tượng vận chuyển hàng là những người địa phương nên rất thông thuộc đường đi lối lại, khi bị phát hiện chúng cho xe chạy thẳng về nhà tháo hàng ra giấu rồi coi như không có chuyện gì xảy ra.

 

Để ngăn chặn việc này chúng tôi đã bố trí lực lượng và xe chốt chặn ở các con đường trọng yếu để đón bắt. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng mà đường bọn chúng đi lại rất nhiều nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn”.

Mô tả ảnh.

Sau khi qua được cổng B các "tay lái lụa" ngang nhiên cho xe chạy qua Trạm kiểm soát liên hợp Nước Sốt mà không gặp phải một trở ngại nào. Ảnh: Hà Vy

Để chống việc vận chuyển hàng lậu từ khu kinh tế về xuôi, ngoài cổng B, UBND Hà Tĩnh còn thành lập  Trạm kiểm soát liên hợp Nước Sốt đóng ở xã Sơn Diệm, nằm sau cổng B khoảng 7km.

 

Tuy nhiên, khi hàng hóa qua được cổng B thì việc qua trạm này lại khá dễ dàng!

 

Khi chứng kiến cảnh rất nhiều xe máy chở lậu ngang nhiên phóng qua trạm kiểm tra, chúng tôi đã đem thắc mắc này hỏi ông Lại Văn Minh - Trung tá, Trưởng ca trực thì được ông Mình giải thích: “Do trạm không có sào chắc nên việc yêu cầu dừng xe bọn chúng là hết sức khó khăn và nguy hiểm.

 

Muốn bắt được các đối tượng này thường thì chúng tôi phải bố trí lực lượng đón lõng ở hai phía, khi thấy bọn chúng xuất hiện thì phải dùng xe ép hai đầu ép lại mới hy vọng bắt được”. 

 

“Quá nhiều bất cập ở cổng B”

 

Ngày 26/11/2008, Trạm kiểm soát nội địa Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (gọi tắt là cổng B) được thành lập với các chức năng như quản lý nhà nước về hải quan, thực hiện thủ tục hải quan khi hàng vào và ra khu kinh tế, phòng chống buôn lậu và vận chuyển hàng trái phép và tổ chức thu thuế.

Mô tả ảnh.

Vị trí và lực lượng ở cổng B được coi là "thiên đường" để vận chuyển hàng lậu về xuôi. Ảnh: Hà Vy

 Tất cả lực lượng đóng ở cổng B là cán bộ của Chi Cục Hải quan Hà Tĩnh.

Theo quy hoạch thì cổng B đóng ở xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tuy nhiên, do cổng chính chưa xây dựng nên cổng B đang được làm tạm ở  một vị trí cách chỗ quy hoạch 3km, ngay trước UBND xã Sơn Tây.

Mô tả ảnh.

Ông Nguyễn Đình Long - Chi Cục phó Chi Cục Hải quan Hà Tĩnh: "Chúng tôi không xác định được có bao nhiêu hàng lậu đã về xuôi!". Ảnh: Hà Vy

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, việc UBND tỉnh chọn vị trí cho cổng B đóng tạm đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác chống buôn lậu.

 

Ông Nguyễn Đình Long - Chi Cục phó Chi Cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết: “Cổng B đóng ở một nơi dân cư rất đông và xung quanh lại có rất nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã nên bọn buôn lậu có nhiều cách để đưa hàng về xuôi tiêu thụ. Do lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên chúng tôi không thể biết được có bao nhiêu hàng lậu đã đi qua những con đường này”.

 

Thiếu tá Võ Trọng Hải - Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Cầu Treo cho hay: “Phía hải quan không thể nói như thế được. Nếu phía cổng A cho vào bao nhiêu hàng thì phía cổng B phải nắm được số lượng bao nhiêu hàng hóa qua cổng và bao nhiêu đã đi qua đường thẩm lậu.

 

Tôi thấy có rất nhiều bất cập ở cổng B. Ví như, ngoài việc vị trí đóng chưa hợp lý thì việc bố trí lực lượng đóng ở cổng B đều của ngành hải quan là không dân chủ. Nếu nói cổng B có chức năng chống buôn lậu nhưng thành phần chỉ có duy nhất nhất một lực lượng mà không có lực lượng khác giám sát là không ổn”.

 

Còn ông Trần Báu Hà - Trưởng Ban Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo lại cho rằng: “Biết cổng B nằm ở vị trí này là chưa thật hợp lý nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác nữa”.

 

Ngày 3/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu đoàn Ban chỉ đạo 127 Trung ương đến thị sát hoạt động quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và cơ chế hoạt động kinh tế cửa khẩu biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Phó Thủ tướng trực tiếp xem xét điều kiện cơ sở vật chất, tình hình hoạt động của các lực lượng Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng tại cửa khẩu cũng như công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh; tình hình thực tế trong thực thi các chính sách, cơ chế liên quan đến hải quan, khu kinh tế cửa khẩu, đời sống sinh hoạt, làm ăn của cư dân biên giới…

Theo Phó Thủ tướng thì thời gian gần đây tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép ở khu vực cửa khẩu Cầu Treo có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là mặt hàng thuốc lá, hàng điện tử...

  • Hà Vy - Sỹ Thông
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));