221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1233182
Xuất hiện tiền âm phủ nhái tiền thật
0
Article
null
Xuất hiện tiền âm phủ nhái tiền thật
,

 - Loại tiền âm phủ mới có kích cỡ, mệnh giá và màu sắc rất giống tiền thật. Đem đốt khó cháy hơn nhưng giá bán đắt gần gấp đôi so với loại tiền âm phủ truyền thống.

 

Đốt điện thoại mà không đốt sim- sao xài?

 

Đồ vàng mã - giờ đây cái gì cũng hiện đại hóa. Người ta đốt cả điện thoại di động giấy cho vong, để rồi trong nhân gian truyền tụng nhau câu chuyện không rõ thực hư rằng vong sau đó hiện lên đòi hỏi thêm: "Đốt điện thoại mà không đốt sim thì gọi bằng gì hử?". 

Rồi lại đốt cả xế hộp xịn (bằng bìa và giấy - dĩ nhiên!) khiến có vong - theo lời kể lại - rất ngạc nhiên: "Ta có biết lái xe đâu mà gửi ô tô cho ta? Hay là ta phải bắt một người lái xe trên ấy xuống?!"... 
 

Mô tả ảnh.
Vàng mã cũ mới để cạnh nhau trên một gánh hàng rong ở chợ Hào Nam. (Ảnh: Cao Minh)

 

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, hóa vài món đồ vàng mã tỏ sự chăm sóc, trân trọng những người đã mất, để không lãng quên họ, để khắc ghi ân nghĩa và một phần rất lớn là để những người đang sống có thêm cảm giác yên tâm, thanh thản - vẫn là một trong nhiều truyền thống của dân tộc.

 

Thế nên, các món đồ vàng mã ngày càng được những người "sản xuất" cải tiến cho phù hợp thời cuộc và cả "thị hiếu" những vị quá cố và người nhà của họ.

 

Trần sao, âm vậy

 

Thể hiện rõ nhất là của thị hiếu này là ở tiền âm phủ. Những năm gần đây, các cơ sở sản xuất vàng mã đua nhau làm ra những loại tiền âm có nhiều mệnh giá, như tiền thật.

"Bây giờ, ai lại bắt các vong tiêu tiền xu giấy, tiền vàng thiếc bằng giấy dó phết nhũ vàng nữa" - một người bán vàng mã đã nói.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mệnh giá nào cũng có, kích cỡ và màu sắc khá giống tiền thật. (Ảnh: Cao Minh)

 

Trần sao, âm vậy. Thế là, "trần" có 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng polymer thì "âm" cũng có bấy nhiêu mệnh giá, màu sắc, kích cỡ như polymer thứ thiệt - phải soi kỹ mới có thể phân biệt được.
 

Không rõ để kích cầu cho loại "tiền polymer âm phủ" này hay chỉ đơn thuần là câu chuyện khó chứng minh hư - thực truyền miệng giữa "các nhà buôn dưa lê lớn", người ta nhỏ to: "Có gia đình nói chuyện được với người quá cố, hỏi ở dưới đó từ trước đến nay vong có nhận được tiền âm phủ trên này hóa thường xuyên không - thì vong trả lời nhận thì nhận đủ, nhưng phải mất công đi đổi, nhọc lắm! Lần sau cứ đốt tiền như tiền thật thì khỏi phải đổi!"...

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Tiền âm phủ mới đắt gần gấp đôi tiền âm phủ cũ vì in màu mè. (Ảnh: Cao Minh)

 

Một trong những người “ngạc nhiên” về loại tiền âm phủ mới là trung tá Mai Văn Khánh (Công an phường Giảng Võ). Khoảng 17h ngày 6/8/2009, ông Khánh có việc vào trụ sở UBND phường Giảng Võ thì phát hiện thấy khá nhiều tờ tiền âm phủ mới in mệnh giá 500.000 đồng vứt đầy trước cửa uỷ ban. 

Thấy khá giống tiền thật, ông Khánh bèn nhặt 2 tờ, giữ lại và báo cáo về Công an quận Ba Đình để biết.

 

"Hao hao như tiền thật..."

 

Mô tả ảnh.
Cửa hàng của anh Lộc nằm ngay đầu cầu Cót. (Ảnh: Cao Minh)
PV VietNamNet đã tìm về làng Cót (phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy)- nơi được coi là "cái rốn vàng mã" của Thủ đô. 

Ngày trước, nơi đây tấp nập ô tô tải ra vào chở vàng mã đi tiêu thụ khắp nơi: cả trong nội thành lẫn các tỉnh lân cận. Tuy nhiên đến nay, nghề làm vàng mã ở đây hiện đã bị mai một đi nhiều, do tốc độ đô thị hoá trên địa bàn diễn ra rất mạnh mẽ.

 

Chúng tôi tìm được của hàng vàng mã của anh Lộc nằm ngay đầu cầu Cót phía bên kia sông Tô Lịch. 

Trong tủ kính của cửa hàng bầy đủ cả tiền âm phủ truyền thống lẫn loại tiền âm mới. Chúng tôi giới thiệu là khách buôn, anh Lộc thật thà: "Mua lẻ ở ngoài thì giá 5.000 đồng một tập tiền âm phủ mới; mua buôn thì bớt được 1 giá (còn 4.000 đồng/tập). Đối với loại tiền âm phủ cũ do in ấn đơn giản nên giá mềm hơn: mua lẻ giá 3.000 đồng/tập; lấy buôn giá khoảng 1.700- 1.800 đồng/tập. Không bao công vận chuyển về tỉnh, thích lấy số lượng bao nhiêu cũng có, chỉ cần gọi điện báo trước".

 

Rời cửa hàng của anh Lộc, chúng tôi vào UBND phường Yên Hoà gặp ông Phó Chủ tịch phường Nguyễn Huy Quang. Ông Quang cho biết, xưa nay nghề làm vàng mã làng Cót chưa từng được Nhà nước công nhận là một làng nghề chính thống. Thời bao cấp, thậm chí làm vàng mã còn bị cấm, bị tịch thu vì sản xuất ra loại sản phẩm bị coi là “một thứ sản phẩm mê tín dị đoan”.

 

Mô tả ảnh.
Loại tiền âm phủ mới bày trong tủ kính cửa hàng anh Lộc. (Ảnh: Cao Minh)
Theo ông Quang, cả phường Yên Hoà hiện nay chỉ có 3 cơ sở đăng ký kinh doanh làm giấy. Họ không đăng ký rõ là làm vàng mã vì Nhà nước đâu có nghề này. Đăng ký chính thống thì chỉ có 3 cơ sở, song thực tế cả làng Cót hiện còn khoảng chục gia đình còn sản xuất vàng mã.

 

"Mà cũng chỉ quanh quẩn cung cấp cho nội thành Hà Nội, chứ giờ các tỉnh lẻ còn sản xuất vàng mã cung cấp ngược về Thủ đô. Như ở Bắc Ninh, họ đầu tư cả những dây chuyền sản xuất đắt tiền từ Đài Loan về, làm như khu công nghiệp chỉ để chuyên sản xuất vàng mã. Những hộ còn sản xuất vàng mã trong làng Cót cũng chuyển từ thủ công sang máy móc lâu rồi, nhưng nói chung mang tính chất nhỏ lẻ” - ông Quang nói.

 

Quay lại câu chuyện với trung tá Mai Văn Khánh, ông cảnh giác nghề nghiệp: Tôi cũng lớn tuổi rồi, mắt kém nhìn loại tiền âm phủ mới cứ hao hao tiền thật. Loại tiền này mà kẻ gian kẹp vào trong tập tiền thật hoặc chìa ra lúc nhập nhoạng tối thì khéo khối người nhầm.

 

  • P. Thái
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));