221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1233270
Cúm A/H1N1 tràn về nông thôn
0
Article
null
Cúm A/H1N1 tràn về nông thôn
,

 - Với sự xuất hiện của ổ dịch cúm A/H1N1 tại trường THPT Thái Phiên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, dịch cúm A/H1N1 đã tràn về khu vực nông thôn, gây mối lo ngại dịch sẽ tiếp tục lây lan hơn nữa trên diện rộng. 

Địa phương khó khăn trong phòng chống cúm

Tại thời điểm đầu mùa dịch, ông Nguyễn Hồng Hà, Phó viện trưởng Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết: “Dịch xâm nhập vào Việt Nam khi người bệnh đi từ vùng đang có dịch về. Do vậy, ở giai đoạn đầu, dịch cúm A/H1N1 tại Việt Nam thường xuất hiện với các đối tượng như cán bộ, công chức, du học sinh và ở các thành phố lớn”.

Trong điều kiện dịch lây lan mạnh trong cộng đồng như hiện nay, có nhiều bệnh nhân nhiễm cúm không rõ nguồn gốc lây bệnh, dịch tràn về nông thôn là điều dễ hiểu.

Trình độ cán bộ y tế, điều kiện cơ sở vật chất  của y tế nông thôn là một trong những điểm hạn chế khi khu vực này phải đối phó với dịch cúm (Ảnh minh họa: Điều trị cho bệnh nhân cúm tại Quảng Ngãi)
Trình độ cán bộ y tế, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn của y tế nông thôn là một trong những điểm hạn chế khi khu vực này phải đối mặt với dịch cúm. (Ảnh minh họa: Điều trị cho bệnh nhân cúm tại Quảng Ngãi - VNN)

Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cho biết: “Nếu dịch tràn về khu vực nông thôn thì cũng không có gì phải quá lo ngại, vì điều này đã nằm trong dự tính trước”. 

Theo phân tích của ông Nga, những người dân sống trong khu vực này ít có sự giao lưu, dịch chuyển với các vùng đô thị. Ở nông thôn không có cao ốc, công sở, các khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp… nên rất ít có sự tập trung đông người khiến các chùm ca bệnh lớn có thể bùng phát. 

Nhưng những hạn chế mà khu vực này vấp phải cũng sẽ không ít. 

“Nhận thức người dân không cao, điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế, các dịch vụ y tế không đầy đủ, phong phú và đảm bảo tốt, chưa có khả năng làm xét nghiệm cúm…”, ông Nga liệt kê. 

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, có 3 địa phương thuộc khu vực khó khăn là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh phản ánh còn thiếu quá nhiều yếu tố để có thể phòng chống dịch: lực lượng cơ động quá mỏng, phương tiện đi lại rất hạn chế... 

Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã yêu cầu tiểu ban truyền thông (thuộc Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm) cần đẩy mạnh tuyên truyền trên diện rộng và cả chiều sâu đến tất cả các tuyến để nâng cao nhận thức người dân. 

Ngoài ra, các địa phương cần được bổ sung ngay kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị, thuốc men tiêu hao, đảm bảo đủ khả năng phòng chống dịch. 

Cúm A/H1N1 đã lan ra 48 tỉnh, thành 

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cúm A/H1N1 tại Việt Nam đã lan rộng đến 48 tỉnh, thành với 2.931 người mắc. Địa phương mới nhất ghi nhận có bệnh nhân cúm là Quảng Ngãi. Số học sinh nhiễm cúm trong trường học bắt đầu tăng cao kể từ sau ngày tựu trường (17/8).

Mô tả ảnh.
Sau tựu trường, số học sinh nhiễm cúm ngày một tăng cao. 
(Ảnh minh họa: VNN)

3 nơi có số bệnh nhân trên 100 người là Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa. Tại Hà Nội, dịch đã xuất hiện tại 19 trường học, còn tại TP.HCM là 18 trường. Tuy nhiên, các chùm ca bệnh trong trường học tại TP.HCM có nhiều hơn với lượng bệnh nhân lớn hơn so với Hà Nội. 

Trong số 48 tỉnh, thành, có 20 tỉnh thành của miền Nam, 15 tỉnh thành của miền Bắc, 3 tỉnh thành của khu vực Tây Nguyên và 10 tỉnh khu vực miền Trung. Đã có 19 tỉnh thành có số lượng bệnh nhân khá cao, từ 10 đến 100 người. 

“15 tỉnh còn lại chưa có dịch. Nhưng nói thế không có nghĩa là công tác giám sát tại các tỉnh đã có dịch không tốt. Việc dịch xuất hiện và lan rộng hay không còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội… “, thứ trưởng Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh.

Trước tình hình dịch lây lan mạnh và sẽ chạm đỉnh trong vài tháng tới, thứ trưởng Trịnh Quân Huấn yêu cầu các đơn vị điều trị cần hết sức cẩn thận khi dùng tamiflu.

“Hàng năm virut sẽ đổi chủng. Nếu để virut kháng tamiflu thì rất nguy hiểm, nếu lần sau mắc lại sẽ khó điều trị. Đến bây giờ, đây là vũ khí duy nhất giúp chúng ta đối phó được với cúm”, Thứ trưởng nói. 

Hiện chưa có kết quả nghiên cứu nào cho thấy người từng bị nhiễm cúm A/H1N1 rồi liệu có thể mắc lại nữa hay không. 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,