221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1230734
Dịch cúm “tấn công” nhà trọ công nhân
1
Article
null
Dịch cúm “tấn công” nhà trọ công nhân
,

 - Tại Đồng Nai và Bình Dương, cúm A/H1N1 tấn công vào lực lượng công nhân một cách đáng lo ngại. Ngành y tế lo ngại tình trạng các khu nhà trọ lụp xụp, tập trung đông người là môi trường lý tưởng để cúm A/H1N1 bùng phát.

 

Cúm lan nhanh vào KCN, nhà trọ công nhân

Ngày 18/8, ông Lương Văn Ngà, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh có
thêm 5 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, nâng tổng số bệnh nhân mắc căn bệnh này trên  địa bàn Đồng Nai lên 75 người. 5 trường hợp mắc mới đều là những ca bệnh lẻ tẻ, xuất hiện rải rác tại TP Biên Hòa và huyện Cẩm Mỹ.
 
Đáng lưu ý, trong 5 ca mắc cúm A/H1N1 mới có một trường hợp là công nhân trong
Khu công nghiệp (KCN) Amata (TP Biên Hòa).

 

Đầu tháng 8, một doanh nghiệp có trụ sở tại khu công nghiệp Biên Hòa (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã phát hiện 3 công nhân nhiễm cúm.  

Còn theo nhận định của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, dịch cúm A/H1N1 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, đáng ngại nhất là dấu hiệu dịch cúm xâm nhập khu công nghiệp, nơi tập trung hàng nghìn lao động.  

 

Cùng mối lo ngại này, chiều 18/8,  Sở Y tế Bình Dương thông báo: đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 22 ca nhiễm cúm A/H1N1. Trong đó, ổ dịch trong công nhân tuy mới lây lan bước đầu nhưng với tốc độ khá nhanh.

 

Cụ thể 4 công nhân bị nhiễm cúm A/H1N1 đều thuộc Công ty Tân Á (Khu chế xuất Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP. HCM) nhưng ở trọ tại Bình Dương. Đó là Nguyễn Trọng Hòa (SN 1986); Bùi Đức Dũng (SN 1990) đều ở tổ 1, xã Bình Hòa, huyện Thuận An; Hoàng Thị Bảo (SN 1985) ở khu phố Thống Nhất và Ngô Thành Công (SN 1984, khu phố Nhị Đồng, thị trấn Dĩ An). Trong đó, công nhân Nguyễn Trọng Hòa bắt đầu nhiễm cúm A/H1N1 từ ngày 17/8, được  cách ly điều trị tại Bệnh viện Thủ Đức (TP HCM).

 

Theo ngành y tế Bình Dương, toàn tỉnh hiện có khoảng 600.000 lao động làm việc trực tiếp tại các KCN nên với ổ dịch mới bùng phát nêu trên, nếu không xử lý kịp thời, nguy cơ xảy ra dịch trong công nhân tại các khu công nghiệp và các khu nhà trọ là rất cao.

 

Về thị trường khẩu trang y tế phòng dịch cúm A/H1N1, theo khảo sát của VietNamNet tại thị trường Đồng Nai, tình hình “sốt” khẩu trang y tế đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Khẩu trang y tế loại thường (dùng 1 lần) hiện có giá 75.000 - 80.000 đồng/hộp 50 chiếc, giảm một nửa so với sốt giá cách đây gần 1 tháng; khẩu trang than hoạt tính giá 175.000 - 200.000 đồng/hộp 50 chiếc, giảm hơn 100.000 đồng.

 

Mặt hàng khẩu trang y tế cao cấp phòng nhiễm khuẩn cũng giảm giá khoảng 30% so với trước, chỉ còn khoảng 35.000 - 50.000 đồng/chiếc. Nguồn cung của mặt hàng này trên thị trường hiện cũng bình ổn trở lại sau một thời gian khan hiếm. Nhiều nhà thuốc và siêu thị cho biết mức tiêu thụ của mặt hàng này đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua. Ngoài ra, một số mặt hàng ăn theo dịch cúm khác như nước súc miệng, nước rửa tay và xà bông diệt khuẩn cũng bán rất chạy. 

Nóng lòng chờ thoát khỏi "ổ dịch" lớn

Phản ánh tới VietNamNet tại ổ dịch lớn nhất Hà Nội, ông Trần Tịnh Nguyên, trưởng đoàn sinh viên thực tập Trường Cao đẳng VHNT – DL Sài Gòn bức xúc: "Hơn 120 sinh viên trong đoàn âm tính với cúm A/H1N1 đã phải vạ vật chờ đợi kết quả cuối cùng để được lên xe về TP.HCM, nhưng đến chiều ngày 18/8 vẫn chưa có kết quả cuối cùng".

 

Mô tả ảnh.
124 sinh viên âm tính với cúmA/H1N1 đã chuẩn bị đồ lên xe từ sớm với hy vọng được "thoát" khỏi ổ dịch lớn nhất HN. - Ảnh: Kiên Trung
Ông Nguyên cho biết, tâm lý chung của 124 sinh viên âm tính với cúm A/H1N1 là mong sớm được trở về TP.HCM, bởi thời gian của đợt thực tập đã kết thúc. Hơn nữa, 8 ngày “cách ly” với thế giới bên ngoài tại Trường Đào tạo Cán bộ Hội Nông dân (đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) đã khiến nhiều người mệt mỏi.

 

“Các em nhớ nhà, phần quá mệt mỏi vì 8 ngày bị “cách ly” không được ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong phòng, không có phương tiện giải trí. Hơn nữa, điều quan trọng nhất đấy là không ai muốn phải ở gần “ổ dịch” lớn nhất Hà Nội, bởi vì nếu chung sống với các bạn đang điều trị dương tính cúm A/H1N1, nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao!” - ông Nguyên nói.


Sau khi có phản ánh về tình trạng các bệnh nhân và người nghi nhiễm cúm A/H1N1 đang trú tại Trường Cán bộ Hội Nông dân gần như bị “bỏ quên”, ngày 17/8, ông Đỗ Lê Huấn - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã xuống tận nơi kiểm tra và chiều 18/8 đã có phản hồi.

Mô tả ảnh.

Bữa trưa cho các bệnh nhân cúm A/H1N1 vẫn được vận chuyển qua đường... thang máy. - Ảnh: Kiên Trung

Ông Huấn cho biết: “Theo phản ánh của những người trong đoàn du lịch, họ phải tự đi mua khẩu trang cho cả những người âm tính và dương tính. Nhưng tôi khẳng định là đã phát khẩu trang cho những người dương tính ngay từ hôm có kết quả xét nghiệm”.

Ngoài ra, có phản ánh là tất cả đoàn du lịch có 162 người nhưng chỉ được phát 6 chai nước súc mệng. Ông Huấn lưu ý: “Khẩu trang và nước súc miệng chỉ được phát miễn phí cho người đã dương tính với cúm A/H1N1 mà thôi. Còn người nào chưa dương tính sẽ không được phát”.

Ngày 18/8, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã phát hiện 15 học sinh của Trường PTTH dân lập Quốc Văn – Sài Gòn, quận Bình Thạnh dương tính với cúm A/H1N1.


Ngay trong ngày, trường đã được đóng cửa để dập dịch, bệnh viện dã chiến đã được nhanh chóng thành lập. Tại đây đang giám sát, điều trị cho 32 học sinh (có cả học sinh nhiễm và nghi nhiễm cúm).

Hiện nay, sức khỏe các học sinh trên đều ổn định, tiên lượng tốt. Ngành y tế đã tiến hành khử khuẩn trường học theo quy định.

Đến nay, ổ dịch tại Trường Lê Hồng Phong và Quân sự Quân khu 7 vẫn chưa phát hiện thêm trường hợp nào nhiễm cúm.

Cùng ngày, Sở Y tế TP đã tổ chức tập huấn về công tác phòng, chống cúm A/H1N1 cho 6000 nhân viên của một siêu thị trên đường Hoàng Văn Thụ, TP.HCM.

Tính đến nay, TP.HCM đã có 926 trường hợp mắc cúm A/H1N1, một người đã tử vong vì căn bệnh này.

(Thanh Huyền)

 

  • Vĩnh Minh - Cẩm Quyên - Kiên Trung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,