- Gần đây, hiện tượng “bắt chẹt” khách có chiều hướng công khai, trắng trợn, đều đặn trên một số tuyến xe khách chạy sau 19h tại khu vực Bến xe phía Nam (Bến xe Giáp Bát - Hà Nội).
“Không thích đi thì… xuống”
20h ngày 31/7, trong vai một hành khách đi xe, PV VietNamNet đã lên chiếc xe khách 16 chỗ BKS 18N-151… tuyến Hà Nội - Nam Định. Theo quan sát, dù chỉ có vài ba chiếc xe chờ khách ở cổng bến, nhưng sự ồn ã, lộn xộn tại đây không kém so với các buổi sáng. Phụ xe 18N-151… đứng ở cửa xe liên tục chào mời khách và ép giá: “Giá vé hôm nay đồng hạng 40.000 đồng, không thu kém, mời lên xe”…
Một chiếc xe chạy tuyến HN-Thanh Hoá ngang nhiên bắt khách trên đường Giải Phóng (Ảnh: Quỳnh Chi)
20h15, chiếc xe ì ạch lăn bánh trước tiếng còi hối thúc của xe phía sau. Quay đầu xe sang bên kia đường, do vẫn chưa đủ “tiêu chuẩn” nhét 23 người/xe 16 chỗ, chiếc xe bỗng “nằm ì” ra giữa đường, không chuyển bánh.
Tại dãy ghế thứ 2, dãy ghế đã có 4 khách ngồi (đã thừa 1 khách so với tiêu chuẩn), nhà xe tiếp tục năm nỉ khách cho thêm... 2 người nữa ngồi cùng, song vấp phải sự phản đối của một hành khách lớn tuổi.
Sau khi ngon ngọt thương lượng không xuôi, phụ xe “nháy” lái xe táp xe vào lề đường, quát vị hành khách này: “Ông không đi thì mời xuống, ông tưởng mấy đồng của ông to lắm à, xuống để tôi bắt khách khác” - vừa nói, phụ xe vừa trừng mắt nhìn về phía vị khách đáng tuổi cha chú mình.
Bức xúc trước thái độ của nhân viên phụ xe, 3 hành khách nam giới ngồi phía sau lớn tiếng: “Anh mời bác ý lên xe thì như thượng đế. Đến khi không ép được, đuổi người ta xuống thì đuổi như… thế à ?”.
Bức xúc được đẩy lên cao khi hai bên xảy ra cãi cọ: “Mày làm thế là không được, láo với hành khách quá”. Chiếc xe khách dừng lại gần Bến xe Nước ngầm, phụ xe kéo cửa, nhảy xuống đường lớn tiếng: “Các anh không đi được thì mời xuống xe để em bắt khách khác".
Chưa dừng ở đó, anh này còn nói hùng hổ: “Các anh cảm thấy làm được gì em thì làm, xe em không chở các anh nữa, xe em hỏng rồi…”. Sự việc chỉ được dịu bớt khi lái xe xuống can ngăn, giải hoà, thương lượng với hành khách.
Sức “nóng” từ những lời lẽ đe doạ của nhóm 3 hành khách liên tục “ném” về phía người phụ xe. Cho đến khi 3 hành khách xuống tại Phủ Lý, cả lái và phụ xe mới thở vào nhẹ nhõm. Hành khách đi xe thì được một phen hú vía.
4km đi mất 1 tiếng
Ông Phan Trọng Tiến, Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Long lắc đầu ngán ngẩm khi PV đề cập đến tình trạng lộn xộn ở cửa xuất bến xe phía
Ông Phan Trọng Tiến. (Ảnh: Cao Minh)
”Tại bến này, chúng tôi có 15 đầu xe (loại 45 chỗ) chạy tuyến Thái Bình. Thường từ khi nhận được lệnh xuất bến đến khi ra khỏi cổng bến thường phải mất 30 phút vì luôn bị các xe đi Thanh Hoá, Nam Định chặn đầu, muốn thoát ra cũng không được vì lối ra của bến nhỏ. Cho đến khi ra được đầu đường cao tốc Pháp Vân thì phải mất đến gần 1h, tổng cộng đi được khoảng 4km“ - ông Tiến nói.
Ông Tiến khẳng định, việc để xảy ra ùn ứ bắt khách ngay cổng ra của bến hoàn toàn do chính Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam: “Nếu như lộn xộn ngoài đường Giải Phóng thuộc thẩm quyền giải quyết của TTGT, CSGT, CSTT, thì đương nhiên lộn xộn ở cổng ra phải do chính bến xử lý”.
Ông Tiến cảnh báo, hiện nay tại khu vực bến xe phía
“Tại Bến xe Lương Yên chúng tôi phải chấp nhận sự cạnh tranh không lành mạnh, phải chạy kiểu “rùa bò” hơn 1km từ trong bến về phía cầu Chương Dương. Các xe của chúng tôi phải tham gia một mắt xích chung, chạy chậm lại, hay chạy vượt lên đều không được. Rất nhiều lái xe của chúng tôi đã bị "đầu gấu" đánh vì “tội” rời khỏi mắt xích luẩn quẩn ấy” - ông Tiến cho hay.
Vẫy xe ngoài đường, khách bị “bắt chẹt” thì… ráng chịu
Rõ ràng, nhu cầu đi đêm của khách là có, nhưng tại sao lượng xe chạy đêm lại quá ít? Chúng tôi đem câu hỏi đó đến gặp ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc Xí nghiệp quản lý Bến xe Phía
“Vì thế, chúng tôi kết thúc bán vé tại quầy trước 19h. Để phục vụ cho hoạt động của một chuyến xe muộn thì không thể bắt cả bộ máy hàng chục con người từ nhân viên bán vé, gác cửa cho đến lãnh đạo bến chực chờ được. Trừ khi Sở GTVT Hà Nội cho chúng tôi tổ chức thêm nhiều tuyến xe chạy đêm” - ông Thành nói.
Ông Nguyễn Tất Thành. (Ảnh: Cao Minh)
Ông Thành cũng khẳng định, đã nhiều lần đề xuất việc tổ chức chạy xe đêm lên cấp Sở, tuy nhiên chưa có phản hồi: “Tôi cho rằng, với khoảng cách tầm 500km đổ lại, cho tổ chức chạy xe đêm là hợp lý. Ở đây, có cung ắt sẽ có cầu, nhiều người rất muốn đi đêm để tiết kiệm thời gian di chuyển. Ví dụ chúng tôi có chuyến đi Điện Biên và Đà Nẵng, cùng rời bến lúc 16h30, rạng sáng thì đến nơi, đều đông hành khách".
Chính vì không tổ chức chạy xe đêm, nên cũng chỉ đến 19h là bến đóng cửa, không nhận xe vào. Bất chấp điều này, nhiều xe ô tô khách (cả xe dù lẫn xe có ký hợp đồng với bến phía
Theo ông Thành, bến xe chỉ có thể can thiệp giúp hành khách trong trường hợp mua vé trong bến song vẫn bị nhà xe “bắt chẹt”. Còn việc hành khách đứng ngoài đường Kim Đồng, Giải Phóng vẫy xe ban đêm, sau đó bị nhà xe “chặt chém” thì ngoài phạm vi giải quyết của bến.
Ông Thành cho chúng tôi xem công văn số 62 của Xí nghiệp quản lý Bến xe phía Nam (ký ngày 3/8/2009) gửi đến một loạt cơ quan chức năng: Sở GTVT Hà Nội, Phòng CSGT Hà Nội, Phòng Thanh tra Giao thông Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai… đề nghị phối hợp xử lý xe không hợp đồng, dừng đỗ đón khách bừa bãi tại cổng ra của bến.
Theo đó, trong thời gian gần đây, từ khoảng 5h-8h30 sáng có ít nhất khoảng 10 xe không có hợp đồng ngang nhiên xếp khách tại khu vực cổng ra. Ngoài ra, một số xe đi tuyến
“Bến không có chức năng phạt tiền nên tháng vừa qua chúng tôi xử lý đến hơn 70 trường hợp cố tình đứng bịt đường ra bằng cách từ chối không cho vào bến” - ông Thành nói tiếp - “Nguyên nhân chính của việc gây ách tắc cổng ra của bến là do nhiều người dân có thói quen đứng vẫy xe tại đây. Mặc dù chỉ cần đi thêm hơn 100m vào trong bến để mua vé đàng hoàng nhưng rất nhiều người chỉ thích ngồi chờ ở hàng nước trước cổng bến, rồi vẫy xe vừa ra. Lâu ngày thành quen, nên các xe chạy tuyến
Rõ ràng, thực trạng ban ngày diễn ra ở cổng bến còn phức tạp như thế, nói chi đến ban đêm khi bến chính thức đóng cửa. Điều này đồng nghĩa với việc, hành khách đi xe ban đêm, bị chặt chém đành... ráng chịu mà thôi.
- Đỗ Minh