Anh thương binh và cơn ác mộng cuộc đời
Bà nói với chúng tôi rằng: "Bây giờ bà không còn nước mắt để khóc nữa". Ảnh: Tri Thức
Sau khi gia nhập vào đơn vị C3, D4, E280, F367, ông Lựu đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Khe Vang, Mai Hoá, Minh Hoá, Quảng Bình và lập được nhiều chiến công.
Năm 1970 trong một trận đánh lớn, ông Lựu đã bị thương rất nặng ở đầu và được chuyển ra Bắc điều trị.
Tháng 3/1971, ông được xuất ngũ về quê và xây dựng gia đình với bà, một người cùng làng. Trước đây bà Nuôi là một cô gái trẻ trung, xinh xắn, đã từng tham gia lực lượng thanh niên xung phong ở đơn vị C16, công truờng 128, Đoàn 559 công tác ở tỉnh Khăm Muộn (Lào) vào năm 1965, năm 1966 về tham gia làm đường 20A Trường Sơn và đến năm 1968 làm đường ở Khe Ve, Khe Tang (Quảng Bình). Sau đó bà về nghỉ chế độ mất sức lao động.
Năm 1972, bà sinh được một cô con gái, hai vợ chồng vui mừng đặt tên con là Trần Thị Hoa. Sau đó 2 năm, bà sinh tiếp con trai là Trần Xuân Hoàn. Thoạt đầu, hai đứa trẻ lớn bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng sau một thời gian, tự nhiên đứa con trai bị bại liệt 2 chân nằm một chỗ và không nói được. Đến năm lên 6 tuổi thì Hoàn mất.
Đứa con gái duy nhất còn lại của vợ chồng bà bỗng nhiên phát bệnh đã làm nước mắt bà cạn khô. Ảnh: Hà Vy
Tuy nhiên, những ước mơ đẹp đẽ ấy đã bị dập tắt khi một năm sau đó Hoa bỗng nhiên đổ bệnh và bắt đầu có biểu hiện của người điên. Kể từ khi đứa con gái đổ bệnh do quá đau buồn, các vết thương cũ lại tái phát nên ông Lựu cũng hóa dại chẳng khác gì con gái.
Tất cả mọi chuyện đến với bà như là một cơn ác mộng!
Tột cùng nỗi đau
Từ khi bị điên, suốt ngày hai cha con thường xuyên la hét, đập phá bất kể mọi thứ đồ đạc trong nhà. Đặc biệt, hai cha con có một “sở thích” kỳ dị là thường xuyên đuổi đánh bà Nuôi. Nhiều đêm bà bàng hoàng tỉnh giấc vì hai cha con bất ngờ từ trong nhà xông ra, con thì giữ chặt tay chân của mẹ để cha cầm gậy đánh. Bà nằm yên chịu trận cho đến khi hai cha con không đánh nữa vì mệt thì cũng là lúc bà lịm đi vì đau đớn.
Người chồng và con gái điên loạn thường xuyên dùng gậy đánh khiến trên cơ thể của bà có rất nhiều vết thương. Ảnh: Hà Vy |
Thương chồng thương con, bà ngăn đôi ngôi nhà nhỏ cho chồng một gian con gái một gian, còn mình thì ôm chăn chiếu ra thềm ngủ. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn hai cha con lại phá cửa ra ngoài để đập phá, đốt đồ đạc và để… đuổi đánh bà.
Khi thấy đứa con gái cởi hết quần áo đi lang thang khắp nơi, bà lại lầm lũi bước theo con. “Có hôm nó đi tận đến 3 - 4 ngày mới về nhưng tôi vẫn phải đi theo để trông chừng vì sợ nó có chuyện gì bất trắc và để canh chừng xem nó có đánh ai mà can thiệp. Cách đây 1 năm nó đã dùng đá ném vào đầu một cô giáo dạy mầm non khiến tôi phải đi nuôi ở viện cả tháng” .
Khi con gái chạy ra đường, sợ con đánh người khác bà lại lầm lũi đi theo trông chừng. Ảnh: Trí Thức
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Thạch Điền ngậm ngùi cho biết: ”Gia đình của bà Nuôi là gia đình có hoàn cảnh bi đát nhất xã nên chúng tôi đã dành nhiều sự quan tâm, giúp đỡ. Tuy nhiên hoàn cảnh của bà Nuôi hiện nay rất khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất. Tất cả mọi thứ chi tiêu trong gia đình của bà chỉ nhìn vào tiền thương binh ¼ của ông Lựu mà thôi”.
Được biết, trong hơn 2 năm qua, bà Nuôi đã nhiều lần đề xuất lên các cơ quan chức năng cho đứa con gái bị điên của mình được hưởng chế độ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam từ cha nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả. “Cán bộ xã đã phát hồ sơ cho tôi nhưng mắt mờ, đầu luôn choáng váng nên tôi không thể viết được” - bà Nuôi buồn rầu nói.
- Hà Vy - Trí Thức