221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1224616
Dịch sốt xuất huyết lan rộng: "Mất bò mới lo làm chuồng"
0
Article
null
Dịch sốt xuất huyết lan rộng: 'Mất bò mới lo làm chuồng'
,

 - Dịch sốt xuất huyết đang lan rộng tại nhiều địa phương trong cả nước. Một số địa phương không triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng tránh hoặc có dịch rồi mới cuống cuồng đi dập đã khiến dịch bùng phát nhanh. 

Một thôn có 142 người mắc sốt xuất huyết 

Thôn Triều Khúc (xã Tân Triều) là một trong những ổ dịch lớn của Hà Nội và là điểm nóng nhất của huyện Thanh Trì mùa dịch sốt xuất huyết năm nay. 
  

Hệ thống cống rãnh tại Tân Triều xuống cấp, nắp cống bị bật lên khiến mần bệnh có điều kiện phát tán (Ảnh: Cẩm Quyên)

Tính từ ngày 21/5 (ngày đầu tiên có người sốt xuất huyết) đến chiều 15/7, cả xã Tân Triều có 142 người mắc bệnh, toàn bộ đều ở thôn Triều Khúc. 

So với các năm trước, lượng người mắc bệnh tăng đột biến. Cả năm 2007 chỉ có 37 người mắc bệnh. Cả năm 2008, toàn xã chỉ có 10 ca mắc sốt xuất huyết. 

Lý giải điều này, ông Vũ Văn Lên, trưởng trạm y tế xã Tân Triều cho biết nguyên nhân sốt xuất huyết bùng phát và lan nhanh là do ô nhiễm môi trường từ làng nghề buôn bán phế liệu, mật độ dân cư quá đông đúc, không gian sống chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh môi trường, ý thức người dân còn kém. 

Ngay sau khi dịch xuất hiện và có nguy cơ lan rộng, Sở Y tế Hà Nội và UBND xã Tân Triều đã có những biện pháp kiểm soát để ngăn chặn không cho dịch bùng phát. 

Ổ lăng quăng vẫn hoạt động hết công suất 

Sau gần 2 tháng dịch sốt xuất huyết xuất hiện và bùng phát, theo ghi nhận các ổ loăng quăng tại thôn Triều Khúc vẫn đang hoạt động “hết công suất” ngay bên cạnh nơi người dân sinh sống.

Ổ lăng quăng hoạt động sôi nổi tại những vũng nước như thế này và  không được xử lý ngay cả khi dịch đang hoành hành (Ảnh chụp chiều 15/7 - Cẩm Quyên)

Giữa các khu nhà đang xây dở cuối đường Chiến Thắng (lối vào thôn Triều Khúc), các vũng nước đen ngòm, rộng chừng 10m vẫn tồn tại. Đây là nơi chứa nước thải sinh hoạt của nhiều thợ xây dựng lán tạm bên cạnh để thi công công trình.

Bên cạnh nước và rác thải sinh hoạt, toàn bộ các phế phẩm trong quá trình xây dựng (nước vôi vữa, đãi cát, …) cũng được tuồn vào chung. 

Trong khi đó, chính người dân cũng lơ là, chủ quan và có thái độ không hợp tác trong phòng chống dịch. 

Khi dịch sốt xuất huyết bùng phát, UBND xã Tân Triều cùng 235 hộ kinh doanh buôn bán phế liệu kí cam kết phòng chống dịch, trong đó có yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, nơi chứa phế liệu cần có mái che hoặc phủ bạt kín. Nhưng các nơi chứa phế liệu ngồn ngộn đủ các loại sắt vụn, bao bì không hề được che đậy theo quy định. 

Có thể thấy, tại thôn Triều Khúc (và xã Tân Triều nói chung), môi trường sống không đảm bảo khi xung quanh nhà dân là khu nghĩa trang, các con mương chứa nước sinh hoạt với đủ các loại rác thải chảy triền miên ngay cạnh mặt đường, hệ thống cống rãnh cũng xuống cấp trầm trọng.

Sốt xuất huyết lan nhanh, có địa phương có số ca mắc tăng 569%

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), 6 tháng đầu năm 2009, dịch sốt xuất huyết tăng mạnh ở nhiều vùng, với số bệnh nhân lên đến trên 25.000 ca, tăng 25%, số tử vong tăng 24% so với cùng kỳ năm 2008. 

Riêng Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2009 đã có 343 người mắc bệnh, tăng 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2008. 

Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) thông tin: “Từ đầu tháng 4/2009, chúng tôi đã có đủ kế hoạch phun hóa chất diệt muỗi sớm, diệt lăng quăng, cấp hóa chất và thông báo nồng độ hóa chất gửi từng địa phương cụ thể trong cả nước”. 

Tuy nhiên, dịch sốt xuất huyết vẫn bùng phát và lan nhanh tại nhiều địa phương là do diệt lăng quăng, phun diệt muỗi chưa đạt hiệu quả. Công tác phòng dịch chưa được thực hiện sát sao, triệt để. Nhiều địa phương đến khi dịch tăng cao mới tổ chức phun và diệt.

  • Cẩm Quyên
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>