Theo tuổi tác, cột sống dần thoái hóa, dẫn đến các bệnh cột sống rất nguy hiểm như thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo đốt sống do thoái hóa, gãy đốt sống do loãng xương… VietNamNet đã thực hiện giao lưu trực tuyến về bệnh cột sống với chuyên gia chỉnh hình và phẫu thuật cột sống Singapore - bác sỹ Tan Chong Tien.
>> Cột sống "lâm nguy" ở lứa tuổi nào?
Theo nghiên cứu, cứ 5 người thì 4 người mắc chứng đau cột sống ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì chỉ đau lưng, đau cổ. Mức độ vừa, bệnh nhân thỉnh thoảng xuất hiện các cơn cấp tính, đau không di chuyển, ăn ngủ được. Mức độ nặng: tê bì, yếu chân tay, tiểu tiện không tự chủ.
VietNamNet đang thực hiện giao lưu trực tuyến về bệnh cột sống |
Đối tượng dễ bị căn bệnh này dòm ngó là người có tuổi, vì càng lớn tuổi, cột sống càng bị lão hóa. Thứ đến là giới trẻ tuổi là nhân viên văn phòng, do cách ngồi làm việc không đúng tư thế; những người lao động nặng nhọc: bê vác nặng gây xiêu vẹo cột sống. Khoảng 80% các vấn đề đau lưng là do quá trình lão hóa và còn lại có thể là do chấn thương, viêm nhiễm hoặc có khối u.
Theo bác sỹ Tan Chong Tien, các bệnh có liên quan đến đĩa đệm như thoái hóa hay sa đĩa sống thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 trong khi đó những người có độ tuổi từ 50 trở lên lại mắc các bệnh có liên quan đến mặt khớp, đốt sống và thân đốt sống như hẹp ống sống, loãng xương. Ngoài ra, các thói quen xấu trong sinh hoạt như ít vận động, không đúng tư thế, hút thuốc hay béo phì cũng gây ra đau lưng.
Hy vọng gì ở điều trị hiện đại?
Một số bệnh viện lớn trên thế giới hiện nay đã áp dụng phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo. |
Y học hiện nay cho phép các bác sĩ thực hiện mổ nội soi thay vì mổ mở, giúp giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân và vết mổ chóng lành hơn. Các biện pháp điều trị không cần tới phẫu thuật như tiêm steroid ngoài màng cứng hay vào rễ thần kinh đôi khi cũng có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống. Vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ. Phương pháp này sử dụng sức nóng của sóng xạ để tạo ra một rãnh nhỏ ở đĩa đệm và nhờ đó giảm áp lực bên trong đĩa đệm.
Phương pháp bơm chất xi-măng xương vào đốt sống bị tổn thương nhờ sự hỗ trợ hình ảnh X quang cũng giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi cơn đau.
Nhân chuyến công tác tới Hà Nội của chuyên gia về chấn thương và đau cột sống – bác sỹ Tan Chong Tien, VietNamNet đã thực hiện giao lưu trực tuyến giữa bác sỹ với độc giả vào lúc 2h30h chiều thứ 6 ngày 26/6/2009.
Sau đây là toàn văn trực tuyến:
Bác sỹ Tân Chong Tien đang trả lời câu hỏi bạn đọc |
Phuong Ha My , Nam - Nam, 55 Tuổi: Tôi rất ham tập thể thao. Tôi đánh tennis tuần vài buổi, chơi cầu lông 1 giờ mỗi sáng. Lưng tôi thỉnh thoảng có đau nhưng chắc không phải thoát vị đĩa đệm. Người ta khuyên không nên tập nhiều vì sẽ dẫn đến các bệnh về cột sống. Điều này có đúng không?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Tình trạng bị đau lưng thường xảy ra ở người lớn tuổi, hịên tượng này khá phổ biến nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các vận động, vì vậy bạn có thể tiếp tục duy trì việc chơi tennis và cầu lông. Tuy nhiên bạn cần chú ý không vận động quá mạnh có thể gây ảnh hưởng tới cột sống.
Phạm Văn Hùng , Nam - 29 Tuổi: Tôi bị chấn thương cột sống D8&D9 cách đây 5 năm và đã phẫu thuật nẹp vít cố định. Hiện nay tôi liệt 2 chi dưới, đại tiểu tiện không tự chủ được. Xin hỏi BS phương pháp điều trị như thế nào là tốt nhất? Khả năng phục hồi của bệnh này có nhiều không?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Một khi bị chấn thương cột sống, liệt hai chi dưới, đại tiểu tiện không tự chủ được thì rất ít có khả năng phục hồi. Bạn có thể đóng bỉm và dùng ống thông tiểu để tránh việc viêm nhiễm khi đại tiểu tiện, nên dùng xe lăn để di chuyển và tập luyện thường xuyên hai tay để có thể sinh hoạt tốt.
Nguyễn Thị Minh , Nữ - 61 Tuổi: Tôi bị thoái hoá đốt sống cổ gây nên đau đầu nhất là những khi thay đổi thời tiết, xin Bác sỹ cho tôi biết hướng điều trị.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn nên uống thuốc và vật lý trị liệu vùng cổ mỗi khi bị đau, tuy nhiên nếu bạn bi đau đầu thì nên gặp bác sỹ chuyên khoa thần kinh để khám và xác định nguyên nhân, bởi vì việc đau đầu chưa chắc là do nguyên nhân đốt sống cổ gây nên.
Lê Trung Sơn , Nam - 44 Tuổi: Tôi bị thoát vị đĩa đệm đốt L4-L5,cách đây 3 năm đã tiêm steroid đã đỡ, nay lại thấy mỏi vùng lưng dù đã dùng cốt thoái vương 3 tháng. Tôi nên làm gì để điều trị tiếp
Bác sỹ Tan Chong Tien: Hầu hết các vấn đề với thoát vị đĩa đệm đều có thể áp dụng các phương pháp điều trị truyền thống như vật lý trị liệu giúp cột sống khoẻ hơn, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy bạn có những cơn đau dữ dội thì nên đi chụp cộng hưởng từ để có thể đánh giá mức độ bệnh xem có cần phải phẫu thuật không.
Bui quang diep , Nam - 36 Tuổi: Tôi bị đau cột sống cách đây 16 năm, kho đó BS chẩn đoán tôi bị chùn đốt sống L5 -L6 nhưng khi đó chỉ đau mức độ nhẹ , chỉ không làm được việc năng. Ngồi lâu đứng dậ phải từ từ vì lưng bị co cứng, đau. Cách đây 5 tháng tôi có triệu chứng bị đau lại và BS chẩn đoán ôti bị thoát vị đĩa đệm, cho tôi chỉ định kéo giãn cột sống, tôi làm 4 tuần và có đỡ đôi chút. Xin hỏi BS có thể chữa trị dứt điểm ở đâu? Xin cảm ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien |
Bác sỹ Tan Chong Tien: Sau khi đã phẫu thuật đốt sống nẹp và vít inox, anh đã đi lại được bình thường chứng tỏ việc phẫu thuật đã có tác dụng, việc thỉnh thoảng cảm thấy đau là việc có thể xảy ra và anh không cần mổ và tháo nẹp và vít inox ra.
Duong Tien , Nam - 53 Tuổi: Tôi hay bị đau vùng thắt lưng đốt L4,5. thường đau sang hai bên thắt lưng, thỉnh thoảng lại bị kêu khật một tiếng như trượt một đốt sống lưng.Cảm giác đau, khó vận động, luôn trong tư thế phải gượng nhẹ với cột sống. Mỗi lần thường kéo dài vài ba ngày. BS cho chụp phim XQ và kết luận bị thoái hoá cột sống L4-L5. điều trị nhiều lần nhưng ko khỏi. Xin hỏi có khả năng tiến triển đến thoát vị đĩa đệm? có phượng pháp tập nào nhằm giảm thiểu tình trạng trên? Sự tiến triển của bệnh trong tương lai ra sao? Cách điều trị dứt điểm? Xin cảm ơn Bác sĩ và báo VietNamNet.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Trước hết bạn cần tiến hành chụp MRI để đánh giá chính xác tình trạng cột sống của bạn, cần xem xét có vấn đề bệnh lý nào khác không. Nếu là thoái hóa cột sống, bạn có thể cần điều trị bằng một đợt vật lý trị liệu để cải thiện vận động của cột sống cũng như giảm đau. Các thông tin bạn cung cấp chưa đủ để tôi có thể tư vấn kỹ hơn về hướng điều trị cũng như tiến triển của bệnh. Nếu có thể, bạn gửi cho tôi các phim chụp MRI thông qua văn phòng đại diện Parkway tại Việt Nam, tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết hơn.
Trần Mạnh Hùng , Nam - 29 Tuổi: Tôi bị gai đôi cột sống, Xin BS cho biết cách sống chung với bệnh và môn thể thao phù hợp. Khi bị đau thì có thuốc gì cho đỡ đau không. Xin cảm ơn
Bác sỹ Tan Chong Tien: Thông thường gai đôi cột sống không gây đau vì vậy không cần uống thuốc, đối với bệnh này bạn có thể chơi bất kỳ môn thể thao nào và bơi lội là 1 môn thể thao tốt cho cột sống mà bạn có thể lựa chọn.
Đang giao lưu trực tuyến về bệnh cột sống |
Bác sỹ Tan Chong Tien: Trong trường hợp của bố bạn, ông cần phải đi chụp phim xquang và cộng hưởng từ để xác định bố bạn bị loại thóai hóa cột sống nào. Và bác sỹ sẽ tư vấn về cách chữa trị.
Hoàng tiến Thành, Nam - 47 Tuổi: Xin cho biết các bài thể dục và chế độ ăn uống để chữa bệnh thoái hóa cột sống?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Bạn nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội. Về chế độ ăn uống thì không có chế độ ăn uống nào đặc biệt cho bệnh cột sống mà chỉ nên lưu ý không nên ăn uống gây thừa cân, béo phì gây áp lực lên cột sống.
Nguyễn Văn Thanh , Nam - 42 Tuổi: Tôi bị ngã năm 2004, chụp cộng hưởng từ BS nói bị xẹp d12 chèn tuỷ nhẹ, đã mổ giải chèn. Hiện nay tôi vẫn đau đều xuống hai chân, đi lại cà nhắc, sinh hoạt Vợ chồng rất bị tâm lý. Tôi đi khám lại các bác sĩ đều nói phải sống chung với nó. Vậy BS cho hỏi bệnh của tôi có chữa được không? Chỗ xẹp d12 đó tuổi cao có xẹp chèn thêm vào tuỷ không? Khi thay đổi thời tiết đau nhức có thể uống thuốc gì? Rất cảm ơn BS.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Tôi không biết bạn có chụp lại MRI sau khi phẫu thuật hay không? Phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ đã thực hiện cho bạn? Điều này khá khó cho tôi để có thể tư vấn cụ thể về tình trạng của bạn. Thông thường tình trạng xẹp khó gây ra chèn thêm vào tủy, tuy nhiên trường hợp của bạn cũng có khả năng vẫn còn tình trạng chèn ép. Nếu có thể, xin bạn vui lòng gửi film chụp MRI của bạn trước và sau phẫu thuật để tôi có thể trả lời bạn chi tiết về hướng điều trị.
Bác sỹ Tan Chong Tien; Đối với các vấn đề về cột sống, trước hết bạn nên nghĩ tới việc chụp MRT để đánh giá tổng quan nhất tình trạng cột sống của mình. Bạn nên điều trị một đợt vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc như Neurotin. Tuy nhiên nếu các biện pháp này không giúp tình trạng đau và tê của bạn thuyên giảm thì bạn sẽ cần nghĩ tới phẫu thuật vì nhiều khả năng bạn bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh. Thân ái!
Đặng Ngọc Tuấn , Nam - 48 Tuổi: Năm 2005, do khiêng vật nặng tôi bị đau lưng, đầu đau ít, sau đó đau nhiều và không thể ngồi hoặc đứng được, chỉ nằm một chỗ, trở mình cũng rất khó khăn và rất đau đớn. Sau khi nhập viện, bác sỹ cho chụp cộng hưởng từ và chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm hai đốt sống ở thắt lưng, sau đó lên kế hoạch mổ cột sống. Qua lời khuyên của một bác sỹ, tôi xin không mổ, sau khi điều trị bằng thuốc kháng viêm (chích bắp) một tuần, tôi được ra viện. Lúc mới ra viện, đi lại rất khó khăn, sau đó kết hợp với luyện tập thì đi lại bình thường. Hiện nay đi lại bình thường, không thấy đau ở cột sống, nhưng mỗi khi làm việc nặng lại thấy đau ở thắt lưng. Xin bác sỹ cho lời khuyên tôi nên làm gì để đề phòng bệnh tái phát và cần áp dụng các biện pháp điều trị gì?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Thực chất, không có cách nào để hoàn toàn ngăn chặn tình trạng thoát vị đĩa đệm tái phát. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế nguy cơ đó bằng cách không mang vác những vật nặng, không hoạt động quá mạnh gây căng cơ hay đứng ngồi sai tư thế. Ngoài ra bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ở mức độ vừa phải cũng như đi bộ.
Pham Thanh, Nam - 66 Tuổi: Tôi bị thoát vị đĩa đệm đã phẫu thuật cách đây hơn 3 năm. Ngay sau đó không lâu và hiện nay vẫn còn hiện tượng tê mỏi một bên chân-đặc biệt là ngón chân cái. Khám lại, BS trả lời: do đau thần kinh toạ và khuyên tôi nên theo vât lý trị liệu và đi bộ hàng ngày. Vậy xin cho biết: có mối liên hệ nào giữa việc xử lý thoát vị đĩa đệm làm liên quan đến thần kinh toạ không ?Giải pháp nào là tốt cho tôi bây giờ. Xin cảm ơn chương trình giao lưu và BS.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh, đó là 1 trong những nguyên nhân gây ra đau thần kinh toạ để điều trị bệnh này, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn có thể bắt đầu với vật lý trị liệu, tiêm hay phẫu thuật.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Chạy bộ hay bơi lội rất tốt cho cột sống của bạn, các cơn đau có thể xảy ra bất chợt, bạn không thể phòng tránh hoàn toàn bệnh này bởi cột sống bị thoái hóa dần theo thời gian.
Vo Thi Thanh Van, Nữ - 58 Tuổi: Thưa BS, tôi hay bị đau cột sống lưng, mỗi lần đau tôi đi lại phải chống gậy, nguyên nhân do tôi vô ý nâng vác vật nặng (5-7 kg) haowjc đnag ngồi mà đứng dậy nhanh, đột ngột. Trước đây tôi có chụp phim thì BS cho biết tôi bị thoái hóa cột sống cổ và lưng. Hiện tại tôi có uống glucosamin 1500mg ngày 1 viên, uống liên tục 1 năm nay. Tôi lại bị bệnh đau dạ dày. Rất mong được sự tư vấn hướng dẫn của BS. Xin chân thành biết ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Để bảo vệ dạ dày, bạn nên uống Glucosamin sau bữa ăn. Tránh uống thuốc kháng viêm trong một thời gian dài. Đồng thời, để giúp tăng cường cột sống, bạn nên kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu
Thắng, Nam - 21 Tuổi: Xin chào bác sĩ, nội tôi đã gần 70, do vô ý làm nặng đã bị lún 2 đốt sống lưng( 4,5), hiện đang châm cứu đã đỡ, nhưng ngồi không được lâu. Xin hỏi bác sĩ, có biện pháp nào mà không cần can thiệp phẫu thuật không, vì tôi sợ người già phẫu thuật sẽ rất lâu lành. Nếu phẫu thuật thành công thì thời gian bao lâu thì có thể lành. Cám ơn bác sĩ.
Lê Công Tín , Nam - 40 Tuổi: Khi ngồi lâu hoặc khi khuân vác nặng, Tôi thường bị tê ở ngón út, mu, lòng bàn chân phải. Khi đi khám Bác sĩ chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm L5S1 và hướng dẫn cho Tôi tập thể dục. Tôi đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ, đến nay đã hơn một năm, các triệu chứng trên có giảm nhiều nhưng chưa dứt hẳn (hiện nay Tôi vẫn đi lại, sinh hoạt bình thường). Xin Bác sĩ cho Tôi lời khuyên nên tiếp tục làm gì để điều trị bệnh; xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sỹ Tan Chong Tien: Nếu các cơn đau không thuyên giảm và đau ở mức độ vừa phải thì ảnh có thể tiêm steroid và áp dụng vật lý trị liệu, anh có thể uống thuốc Neurontine.
Thanh Nguyen , Nam - 33 Tuổi: Kính chào VietnamNet và Bác sĩ, Một sáng tôi thức dậy, vừa cúi người lấy ly nước thì thấy nhói ở lưng. Hai chân quị xuống. Không đi được, tôi phải bò. BS kết luận tôi bị thoát vị đĩa đệm R4, R5 (sau khi cho chụp CT có tiêm thuốc gì đấy vào cột sống). Sau hơn 1 tháng điều trị Phục hồi chức năng, tôi đi lại dễ dàng và hết đau. Nhưng khoảng 3-4 tháng sau, lại xuất hiện những cơn đau ở vùng thắt lưng và quanh hông. Ngồi khoảng 30’ là có đau, cúi người rất khó khăn, Đi đứng phải thẳng lưng và nhẹ nhàng. Với hiện trạng như vậy, xin Bác sĩ tư vấn đã đến lúc cần phải mổ chưa hoặc các phương pháp chữa trị và tập luyện khác? Và cũng xin cho biết các hình thức phẫu thuật mới nhất tại Việt Nam, tỉ lệ thành công (nếu không thành công thì có biến chứng gì?), nơi thực hiện và chi phí? Chân thành cảm ơn Bác sĩ và VietnamNet
Bác sỹ Tan Chong Tien: Chào bạn. Nếu mức độ thoát vị của bạn chưa quá nặng, bạn nên nghĩ tới việc điều trị bằng tiêm steroid dưới màng cứng (Epidural steroid ) or chiếu tia xạ vào đĩa đệm (Nucleoplasty ). Nếu mức độ thoát vị nhiều hoặc tình trạng của bạn không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên nghĩ tới việc phẫu thuật. Tôi không biết ở Việt Nam những phương pháp phẫu thuật nào được áp dụng hiện nay, tuy nhiên tại Singapore, đối với thoát vị đĩa đệm chúng tôi có 3 hướng điều trị, bạn có thể tham khảo như sau:
1. Điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu dưới nước...
2. Điều trị bằng tiêm steroid dưới màng cứng, xạ trị nucleoplasty
3. Phẫu thuật với nhiều hình thức khác nhau: Vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm, Phẫu thuật nội soi...
nguyen thi thu lan , Nữ - 31 Tuổi: Cách đây 4 tháng tôi bị đau cột sống ở phần ngang hông. Đau mất 1 tuần không đi lại được. Sau đó đỡ hơn. Nhưng khi tôi chuyển nhà, phải bê một số đồ đạc, tư nhiên tôi thấy cột sống hết đau. Xin BS cho biết như thế có phải là đauc ột sống không, có cách nào phòng chống đau cột sống? XIn cảm ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Dựa vào tình trạng bệnh chị mô tả, đây có thể chỉ là một tổn thương nhỏ có thể hồi phục được. Tuy nhiên bệnh đau cột sống không thể hoàn toàn phòng tránh được. Trong sinh hoạt, lao động, chị nên có tư thế làm việc phù hợp để tránh xảy ra các thương tổn, hoặc các dấu hiệu tương tự.
Nguyễn Thanh Bình , Nam - 47 Tuổi: Xin bác sỹ cho biết: Tôi hay bị mỏi đốt sống lưng (tại vị trí khoảng đốt cuối cùng) nhất là lúc quét nhà, cúi xuống một lúc rất mỏi, khi đứng lên phải đứng từ từ nếu không rất đau, xong lại thấy bình thường. Xin BS cho biết nguyên nhân và cách chữa trị. Xin cảm ơn!
Bác sỹ Tan Chong Tien: Nhiều khả năng bạn bị thoái hóa đốt sống lưng. Bạn nên tập thể dục điều độ cũng như tiến hành vật lý trị liệu để giúp tăng cường vận động của cột sống
nguyen hong anh , Nam - 50 Tuổi: Tôi bị bệnh và chụp MRY tại BV Chợ Rẫy. BS kết luận tôi bị thoái hóa cột sống cổ và bị loi đĩa đệm C4-C5, ép rễ thần kinh C5 bên phải, và loi đĩa đệm tầng C6-7, C7-t1. BS cho uống artreil và gabahasan. Xin hỏi tôi uống thuốc như vậy có thể hết bệnh được không, có thể hết bệnh được không, thời gian bao lâu, nên sinh hạot ăn uống như thế nào, tránh làm gì? Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Anh nên uống thuốc cho đến khi nào cảm thấy dỡ hẳn. Ngoài ra anh nên áp dụng vật lý trị liệu cũng sẽ giúp giảm đau đỡ hơn. Về ăn uống, không có hạn chế kiêng khem nào cả. Trong sinh hoạt hàng ngày anh nên hạn chế cúi gập cổ hoặc ngửa cổ ra sau quá mức.
Nguyen Duc Toan , Nam - 35 Tuổi: Tôi bị thoát vị đĩa đệm L5-S1 cách đây 1 năm. Sau khi điều trị theo phương pháp tác động cột sống (không dùng thuốc), tôi thấy hết đau, hoạt động đi lại, bơi bình thường. Liệu tôi có thể chơi lại các môn thể thao nặng hơn đòi hỏi vặn cột sống như Tennis, bóng bàn được không ?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Bạn có thể chơi các môn thể thao này bình thường. Tuy nhiên cũng nên tránh không vận động quá nhiều và quá mạnh vì dù sao cột sống của bạn không thể được như trước khi bị bệnh.
Lê Thị Oanh , Nữ - 41 Tuổi: Tôi đi chụp X quang Bác sĩ nói bị vôi hóa cột sống. (Chụp cách đây 4 năm) Khoảng một năm lại đây lưng tôi có hiện tượng là nếu tôi ngồi thì chỉ 10 phút là lưng rất đau không thể ngồi được. Xin bác sĩ vui lòng cho biết hướng khám và điều trị. nếu chụp lại cột sống thì nên chụp bằng loại hình nào thì chính xác hơn cả. Xin cảm ơn
Bác sỹ Tan Chong Tien: Tôi cần chẩn đoán chính xác xem chị có bị vôi hoá cột sống hay cột sống dính khớp qua việc chụp Xquang và xét nghiệm máu với chỉ số HLAB27. Hiện tại có nhiều thuốc mới để điều trị bệnh này. Với bệnh này chị nên gặp BS về xương khớp.
Lê khánh Ngọc , Nữ - 48 Tuổi: Tôi bị thoái hóa đốt L5- L6 và hẹp ống sống,phải phẫu thuật(bắt vít cố định) cách đây 3 tháng. Tôi phải có phải dùng thêm thuốc gì và nên vận động như thế nào để giữ không bị đau lại. Xin cảm ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Tình trạng của bạn không cần uống thêm thuốc mà tập trung nhiều vào việc luyện tập. Bạn nên đi bộ thường xuyên, tuy nhiên không vận động quá nhiều hay quá mạnh có thể gây căng cơ hay ảnh hưởng tới vùng tổn thương trong vòng 6 tháng đầu và khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị cho bạn.
Nguyen Son , Nam - 40 Tuổi: Mẹ tôi năm nay 71 tuổi, bị loãng xương nặng. Chụp MRI tại bệnh viện cho thấy bị thoát vị 4 đĩa đệm, trong đó 2 vị trí bị thoát vị hoàn toàn. Phần chèn ép lên thần kinh rất nặng, nhưng chưa đến mức độ chèn ép hoàn toàn. Bác sĩ các bệnh viện đưa ra các lời khuyên khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Tôi đang có ý định: - Tại 2 vị trí thoát vị nhẹ, sẽ cho cụ điều trị bằng siêu âm. - Tại 2 vị trí thoát vị hoàn toàn thì không biết phải làm sao? - Về bệnh loãng xương nặng thì không biết có nên cho cụ bơm xi-măng sinh học không ? Xin bác sĩ cho lời khuyên.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Việc điều trị phụ thuộc mức độ tổn thương và mức đau của mẹ anh, có thể nghĩ tới việc bơm xi măng nhân tạo nếu quá đau.Nhưng nếu chân của mẹ anh cảm thấy tê và yếu thì việc bơm xi măng nhân tạo không có tác dụng gì mà cần phẫu thuật để giảm áp cho cột sống.
Trần Trung Dũng , Nam - 58 Tuổi: Tôi đi khám bệnh, chụp X Quang, bác sỹ nói bị Thoái hoá đốt sống cổ chèn rễ thần kinh trái gây đau ở vai và cánh tay. Xin hỏi: Thoái hoá đốt sống có thể điều trị phục hồi được không? Phương pháp và cách điều trị?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Với trường hợp thoái hóa gây chèn ép rễ thần kinh, thông thường phương pháp điều trị được nghĩ tới đầu tiên là vật lý trị liệu và sử dụng thuốc. Nếu những biện pháp này không giúp tình trạng của bạn thuyên giảm, khi đó có thể sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ tình trạng chèn ép
phạm thế thắng , Nam - 40 Tuổi: Chào bác sĩ. Tôi bị thoát vị đĩa đệm l3-l4 và l4-l5, lưng đau nhẹ, chân phải hơi tức. Ngày 4/5 tôi vào Sài Gòn đốt laze đến nay lưng đau nhiều lên, 2 chân đều đau đi lại khó nhưng chưa tê. Vậy tôi hỏi bác sĩ, sau mấy tháng thì tôi có thể mổ lại và hiện nay phương pháp nào hiệu quả nhất, và nếu khám chữa tại Sing thì khi thanh toán bệnh nhân có đầy đủ chứng từ, giấy tờ để về thanh toán không? Mong tin BS sớm. Cảm ơn ông.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Trong trường hợp anh muốn sang Sing để điều trị, anh cần chụp lại Xquang và MRI để có chẩn đoán chính xác. ANh sẽ cần ở lại Sinh từ 1-2 tuần để tập vật lý trị liệu. Chi phí cho vật lý trị liệu tại Sing khảong 1000 đô Sing. Dựa vào phim cộng hưởng từ, tôi có thể xác định xem anh có cần phẫu thụât hay không. Chí phí cho phẫu thuật là 18.000 đô la Sing.
trần quang phòng , Nam - 24 Tuổi: Xin chào bác sĩ. Cháu bị đau đốt sống cổ, đã điều trị bằng phương pháp trị liệu và uống thuốc theo đơn của BS. Nhưng cháu vẫn cảm thấy đau cổ, mỏi, buốt cổ. Kết luận của bác sĩ khi cháu chụp công hưởng từ là : giảm độ cong tự nhiên của cột sống cổ. thoát vị c3 và c4. vậy cháu nên làm gì để giảm đau và nên chọn phương pháp nào để điều trị triệt để? Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Nếu bạn không có các triệu chứng bệnh liên quan tới dây thần kinh tôi khuyên bạn nên tiếp tục điều trị bằng vật lý trị liệu, cải thiện tư thế. Việc phẫu thuật rất hiếm khi cần áp dụng và chỉ áp dụng trong trường hợp các cơn đau quá nghiêm trọng
Nguyễn Huệ Mẫn , Nam - 34 Tuổi: Khi đi lhám bệnh,Tôi mới biết mình bị gai cột sống và thoái hoá đốt sống cùng cách đây 07 năm. Từ đó đến nay, mặc dù không liên tục thường xuyên nhưng tôi vẫn rất hay bị đau lưng do thay đổi tư thế. Hiện nay tôi đang đi điều trị Đông y bằng phương pháp châm cứu. Cho tôi hỏi bệnh này có chữa khỏi dứt điểm được không? vì bác sỹ nếu kê thuốc tây y thì đa phần là thuốc giảm đau. Châm cứu cũng chỉ tạm thời làm giảm cơn đau. Đối với ăn uống và sinh hoạt hàng ngày tôi phải chú ý điều gì không? Xin cảm ơn
Bác sỹ Tan Chong Tien: Gai cột sống và thoái hoá đốt sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. bạn có thể giảm đau bằng cách sinh hoạt phù hợp và đúng tư thế. Cần luyện tập để giúp các cơ lưng khoẻ mạnh và áp dụng vật lý trị liệu.
Nguyen Thi Nga , Nữ - 51 Tuổi: Tôi bị hủy 1 đốt sống L1, hiện nay phải mặc áo chỉnh hình, thời tiết nóng bức mùa hè khó chịu lắm. Xin hỏi BS có cách gì mà không phải mặc áo chỉnh hình nữa không ạ?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Rất tiếc vì bạn phải chịu cảm giác khó chịu khi mặc áo chỉnh hình. Thông thường chúng tôi sử dụng 1 đai dầy cho vùng thắt lưng để giúp bệnh nhân cố định được tổn thương. Tuy nhiên dù với hình thức nào, bạn cũng sẽ phải đeo trong vòng 6 tháng cho đến khi phần tổn thương lành lại. Sau thời gian này, bạn không cần sử dụng thiết bị hỗ trợ như vậy nữa.
Nguyễn Trung Kiên , Nam - 21 Tuổi: Chào bác sĩ. Năm nay tôi 21 tuổi, vấn đề của tôi là phần cột sống phần ngang hông của tôi luôn cảm thấy rất mỏi,đau, thường chỉ ngồi được 2h là cảm thấy không chịu nổi, phải nằm hoặc thêm cái gối để dựa. Bình thường tôi phải làm việc trong môi trường ngồi rất nhiều. Cách đây 2 năm tôi có đi khám và bác sĩ nói rằng tôi bị " vôi gai cột sống". Vậy theo bác sĩ, cột sống tôi có vấn đề gì? Cách giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều !
Bác sỹ Tan Chong Tien: Từ mô tả của bạn, tôi nghĩ đến khả năng bạn có khả năng bị cột sống dính khớp.
Lê Quang Lẫm , Nam - 50 Tuổi: Tôi nay 50 tuổi, là nhân viên văn phòng. Qua 3 năm khám sức khỏe định kỳ có kết quả về cột sống như sau: 1.Năm 2007: -Thân đốt sống: gai cột sống thắt lưng. -Cung đốt sống: hẹp khe khớp sau cột sống thắt lưng. -Đĩa đệm: có nốt Schmorl ở L3-L4 2.Năm 2008: -Thân đốt sống: Chớm gai cột sống thắt lưng. -Cung đốt sống: hẹp khe khớp sau cột sống thắt lưng. 3.Năm 2009: -Thân đốt sống: gai kéo vùng cột sống thắt lưng. -Cung đốt sống: hẹp khe khớp sau vùng thắt lưng. -Đĩa đệm: có nốt Schmorl ở bờ trên L4, hẹp đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với các kết quả trên, xin Bác Sĩ cho biết Tôi bị bệnh gì? có nguy hiểm không? điều trị như thế nào? Tôi rất thích chơi môn cầu lông, tuần 3 lần. Trân trọng cảm ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Từ mô tả bệnh sử thì chị bị hẹp ống sống, bệnh này không nguy hiểm và không cần điều trị gì cả. Chị nên tiếp tục tập thể dục và chơi thể thao.
Phan Minh Sơn , Nam - 26 Tuổi: Tôi thường xuyên phải ngồi nhiều do học tập trước đây và công việc hiện tại. Từ 10 năm nay tôi bị tê và có dấu hiệu chuột rút chân phải khi đang ở tư thế ngồi hoặc đứng lâu rồi đột ngột chuyển động. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác và cuộc sống của tôi. Tôi muốn nhờ bác sĩ chẩn đoán giùm căn bệnh tôi đang gặp phải và hướng điều trị như thế nào là tốt nhất?Liệu bệnh của tôi có khă năng chữa khỏi hay không?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Theo tôi, tình trạng của bạn không liên quan tới bệnh lý về cột sống hay tủy sống. Việc bạn cần làm bây giờ là cần gặp một bác sĩ vật lý trị liệu để hướng dẫn bạn tập luyện, điều trị bệnh cho bạn.
Bùi Thị Ngọc , Nữ - 50 Tuổi: 1/Chồng tôi năm nay 52 tuổi đi khám BS xác định chồng tôi bị Thoát vị đĩa đệm, đã uống thuốc theo đơn của bác sĩ kê. Nhưng càng ngày càng đau. 2/Thuốc Thống cốt Vương, có chữa khỏi thoát vị đĩa đệm không? 3/ Thoát vị đĩa đệm thi phải kiêng những hoạt động gì? 4/ Trường hợp uống thuốc không khỏi, Chồng tôi muốn mổ thi đến bệnh viện nào ở Hà Nội?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Theo tôi, các loại thuốc đông y chỉ có tác dụng làm giảm chứ thể chưa khỏi hoàn toàn thoát vị đĩa đệm. Trước tiên, chồng chị có thể áp dụng các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm, vật lý trị liệu, trong trường hợp chồng chị cảm thấy có những cơn dau dữ dội và gây tê chân tay thì hãy nghĩ tới phẫu thuật.
Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần tránh hoạt động mạnh hoặc mang vác nặng.
Phùng Ngọc Phương , Nam - 30 Tuổi: Kính thưa Quý báo, Bác sĩ! Tôi năm nay 29 tuổi, giới tính nam, chưa lập gia đình. Cách đây 7 năm tôi bắt đầu có triệu chứng đau giữa sống lưng, ngồi lâu gây tê. Có những lúc có cảm giác không ngồi nổi phải nằm nghỉ. Tôi đã đi khám ở BV nhiều lần, gần đây nhất năm 2008. Kết quả các BS nói theo Xquang thì toàn bộ cột sống và sống cổ bình thường, nguyên nhân đau lưng là do công tác văn phòng ngồi nhiều ít vận động. Hiện nay tôi rất lo lắng về bệnh của mình, tôi có cảm giác rằng nó gây ra những triệu chứng khác như: nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, tê tay chân. Tôi xin hỏi BS: Tôi nên làm xét nghiệm gì thêm để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị? Nếu luyện tập tốt thì có giải quyết được dứt điểm cơn đau không? Tôi có thể bị gai cột sống hay thoát vị đĩa đệm không? Gần đây tôi hay bị tê nhẹ tay chân, đi khám BS nói bị viêm đa dây thần kinh ngoại biên, không biết có liên quan đến cột sống của tôi hay không?. Xin BS cho lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Tan Chong Tien, Quý báo VietNamNet đã tạo điều kiện.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Chào bạn, với tình trạng của bạn, bạn nên tập luyện các bài tập phù hợp cho cột sống, điều trị bằng vật lý trị liệu để kéo giãn cột sống cũng như cần phải để ý tới tư thế đứng ngồi vì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý của cột sống. Ngoài ra bạn cần gặp một bác sĩ thần kinh học để tìm hiểu nguyên nhân chính xác khiến bạn gặp các triệu chứng bệnh lý như nhức đầu, rối loạn tiêu hóa mà bạn kể trên
nguyễn thành thái , Nam - 39 Tuổi: Cách đây 3 tháng tôi có mổ u ngoài màng tủy (u lành), nay đi khám lại chụp MRI thì bị thoái vị đĩa đệm cổ c5/c6 #ép mặt trước tủy cổ, còn vết thương mổ đã lành. hiện nay sức khỏe tốt, chưa có triệu chứng đau tê. Vậy tôi có phải điều trị gì không, nên đi đâu chữa, bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn được không? xin cám ơn bác sĩ
phamhungphuong, Nam - 42 Tuổi: Tôi bị chấn thương cột sống sep L5, năm 1994 đã phẫu thuật. Hiện còn để lại di chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Xin BS cho hỏi có cách điều trị nào hiệu quả không, điều trị ở đâu và chi phí khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn BS.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Tôi rất xin lỗi vì tình trạng của bạn không thể phục hồi hoàn toàn do dây thần kinh bị ảnh hưởng sau phẫu thuật. Tuy nhiên việc đại tiểu tiện của bạn có thể kiểm soát được với sự giúp đỡ của một bác sĩ phục hồi chức năng giỏi. Bạn có thể tìm hiểu thông tin tại các trung tâm phục hồi chức năng tại Việt Nam hoặc tại bệnh viện của chúng tôi tại Singapore. Rất tiếc tôi không nắm rõ mức chi phí này, nếu bạn quan tâm có thể liên hệ qua văn phòng đại diện Parkway tại Hà Nội.
Tạ Tất Dũng , Nam - 54 Tuổi: Tôi có 1 cháu gái 20 tuổi bị vẹo cột sống, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM cho biết cháu bị dính 1 bên đốt sống (bẩm sinh) và hiện bi lệch khoảng 30 độ. Tôi muốn cho cháu khám hoặc gửi hồ sơ xin tư vấn của BS Singapore tại VN.Nếu phẫu thuật được chúng tôi sẽ sang Singapore. Xin lời khuyên của BS. Thành thật cám ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Xin chị hãy gửi các thông tin bệnh án, bệnh sử của cháu cho tôi qua văn phòng đại diện Parway Health tại Hà Nội (số điện thoài 04.37472730), tôi sẽ cố gắng trả lời sớm nhất cho trường hợp của cháu.
Phuong Dinh Thang, Nam - 36 Tuổi: Theo chẩn đoán của BS thì hiện nay tôi bị gai đôi cột sống, hiện tại tôi rất mỏi khu vực cổ, hay buồn ngủ trong giờ làm việc. Xin Tiến sĩ cho biết phương pháp điều trị căn bệnh này. Xin trân trọng cảm ơn!
Bác sỹ Tan Chong Tien: Bệnh gai đôi cột sống k liên quan đến mỏi khu vực cổ, hay buồn ngủ trong giờ làm việc. Thân mến.
Dam thi Chinh, Nữ - 58 Tuổi: Tôi bị hẹp khe khớp cổ C3 và C4, thoái hóa đốt sống thắt lưng L2,L3,L4,L5, hẹp khe khớp L5, thoát vị đĩa đệm L5-S1 và gai xương got (có film X quang). Xin BS cho hướng điều trị và tôi có nên mổ không?
Bác sỹ Tan Chong Tien: Trong trường hợp chị k bị các vấn đề liên quan đến dây thần kinh như yếu hoặc tê chân tay thì không nhất thiết phải phẫu thuật.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Chào bạn! Thoát vị đĩa đệm cổ có thể ở các mức độ khác nhau. Có thể ở mức độ nhẹ, vừa hay nghiêm trọng. Trong trường hợp nhẹ, thường bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như đau mỏi cổ. Tuy nhiên trong trường hợp nặng hơn, dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân có thể bị đau cứng cổ kèm đau lan tỏa dọc theo cánh tay, tê tay... Tình trạng bệnh này có thể được cải thiện bằng việc sử dụng thuốc và điều trị vật lý. Trong những trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng hơn việc phẫu thuật có thể được áp dụng. Tại Singapore, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không phải là phương pháp quá phức tạp, tỉ lệ rủi ro trong phẫu thuật chỉ chiếm vài phần trăm.
phạm hồng hải, Nam - 42 Tuổi: chào bs, tôi làm nghề lái xe du lịch hơn 10 năm nay. cách đây gần 1năm sau 1 chuyến đi dài tôi cảm thấy rất đau vùng thắt lưng, sau đau xuống mông, rồi nay lan xuống bàn chân phải. hiện tôi vẫn cúi người xuống được không cảm thấy đau ,nhưng khi ngồi lâu hay đứng 1 chỗ thì cơn đau lại xuất hiện, vậy bs cho hỏi có phải tôi bị thoát vị đĩa đệm không ? nay tôi đang tập đu xà đơn để kéo dãn có tác dụng không ? có phương pháp nào tập cho bệnh của tôi mong bs cho ý kiến . xin cảm ơn.
Bác sỹ Tan Chong Tien: Từ các triệu chứng mô tả, rất có thể anh bị thoát vị đĩa đệm. Các loại hình thể thao giúp luyện tập cơ lưng đều có thể giúp ích cho cột sống, vì vậy ngoài xà đơn anh có thể nghĩ tới tập luyện bơi lội.
Nguyễn Quang Thế, Nam - 42 Tuổi: Tôi bị Thoát vị đĩa đệm Và phình lồi đĩa đệm cách đây đã 3 năm ( các đốt l1.l2-l2.l3-l3.l4-l4.l5 )Tôi đã uuống thuốc của một bác sỹ bệnh viện Việt đức, xin cho tôi hỏi khả năng tôi có khỏi hẳn được ko? Tôi đã uống thuốc theo đơn của bác sỹ đó 2 năm trước và tình hình cột sống của tôi có vẻ ổn định. Tôi có thể dùng thêm thuốc gì để tránh việc phải mổ (vì điều kiện kinh tế của tôi rất eo hẹp). Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bác sỹ Tan Chong Tien: Việc sử dụng thuốc không thể giúp khỏi được bệnh của bạn. Bạn chỉ nên chú ý tới việc luyện tập thể dục thường xuyên, có thể kết hợp vật lý trị liệu. Bạn không cần dùng thêm thuốc hay phẫu thuật tại thời điểm này, nếu tổn thương không quá nghiêm trọng.
Do thời gian giao lưu có hạn, mong các bạn đọc đã gửi câu hỏi nhưng chưa được trả lời thông cảm. Chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ câu hỏi của bạn đọc đến cho bác sỹ Tan Chong Tien. Xin trân trọng cảm ơn quý bạn đọc.
-
VietNamNet