- Sau khi VietNamNet phản ánh việc Nhà máy chế biến tinh bột Hà Tĩnh gây ô nhiễm nghiêm trọng trong thời gian vận hành thử, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra. Trước mắt, nhà máy đang bị tạm đình chỉ hoạt động.
Ngày 31/3, Đoàn kiểm tra liên ngành do
Hồ chứa nước thải số 1 có mức độ độc hại nhất lại được bố trí cạnh sông Rào Trổ khoảng 20m. Bước đầu đoàn kiểm tra đã phát hiện nước ở hồ chứa này chảy ra sông gây ô nhiễm. Ảnh: Hà Vy |
VietNamNet đã phỏng vấn ông Phan Thăng Long - Phó giám đốc
- Theo cam kết đã ký thì Nhà máy chế biến tinh bột Hà Tĩnh phải hoàn thành xong hệ thống xử lý nước thải beoga thì mới được chạy vận hành, nhưng tại sao khi hệ thống này chưa khởi công UBND tỉnh lại cho nhà máy chạy vận hành thử?
- Theo đúng cam kết thì như vậy, nhưng việc cho nhà máy này chạy thử lại xuất phát từ nguyên nhân khác. Số là, trong quá trình đang tiến hành thi công xây dựng, nhà máy đã ký kết với người dân ở hai huyện là Kỳ Anh và Cẩm Xuyên về việc sẽ thu mua sắn cho họ trong năm 2009.
Mặc dù chưa hoàn thành xong hệ thống xử lý nước thải bằng beoga nhưng sắn của người dân đã đến vụ thu hoạch, lúc này nếu không thu mua thì hàm lượng bột sẽ giảm sút. Hơn nữa, nhà máy sợ nếu không thu thì người dân sẽ mất tin, sang các năm sau nếu họ không trồng nữa thì nhà máy không có nguyên liệu hoạt động
Trước tình hình này, 21/1/2009, UBND tỉnh đã có văn bản số 166 cho phép Nhà máy chế biến tinh bột Hà Tĩnh được vận hành thử nghiệm. Trong văn bản này nêu rõ, khi nhà máy vận hành thử thì phải tuân thủ theo một số điều kiện như: chỉ được giải quyết số lượng sắn đã ký hợp đồng với các hộ dân; quá trình vận hành phải phải đảm bảo nước thải được xử lý bằng men vi sinh; nước thải phải được lưu giữ trong các hồ sinh học; trong quá trình vận hành nếu thấy có có sự cố rò rỉ nước thải hoặc khả năng chứa của hồ không an toàn thì phải ngừng hoạt động để xử lý, số lượng sắn còn lại phải vận chuyển đi nơi khác để tiêu thụ…
- Sau khi nhận được phản ánh của người dân và báo chí, UBND tỉnh đã tiến hành kiểm tra mức độ ô nhiếm của nhà máy này như thế nào?
Ông Phan Thăng Long, Phó GĐ Sở TN&MT Hà Tĩnh:" Việc ô nhiễm ở nhà máy là có thật. Bước đầu chúng tôi tạm đình chỉ hoạt động đối với nhà máy để chờ kết quả kiểm tra". Ảnh: Duy Tuấn |
- Ngay sau khi nhận được thông tin việc nhà máy gây ô nhiễm, UBND đã tiến hành hai cuộc kiểm tra vào ngày 24/3 và 31/3. Trong lần kiểm tra thứ nhất, đoàn phát hiện thấy khu vực xung quanh nhà máy hoạt động có mùi hôi, còn nước ở sông Rào Trổ thì chưa có biểu hiện gì.
Đến lần kiểm tra thứ hai chúng tôi phát hiện thấy nơi kho chứa số bã sắn không có mái che nên bị nước mưa ngấm vào, lượng nước này lại chảy vào hệ thống thoát nước mưa của nhà máy, sau đó đổ thẳng ra sông Rào Trổ. Ở hồ chứa nước số 1 có hiện tượng nước rò rỉ sang sông Rào Trổ, nhưng số lượng ít.
- Trong 5 hồ chức nước thải của nhà máy thì hồ số 1, có mức độ độc hại nhất lại được bố trí nằm gần sông Rào Trổ nhất. Với tư cách là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh ông thấy sự bố trí này đã hợp lý chưa?
Vấn đề bố trí vị trí của các hồ chứa là do đơn vị thiết kế chứ chúng tôi không được biết. Tuy nhiên, tôi thấy cách bố trí như thế này chưa thật hợp lý.
- Sau khi tiến hành kiểm tra, đoàn đã có hướng giải quyết như thế nào đối với nhà máy?
Khi tiến hành kiểm tra chúng tôi lấy mẫu nước gửi đi xét nghiệm để biết mức độ ô nhiễm như thế nào, còn mức độ ô nhiễm của không khí thì hôm kiểm tra trời mưa nên chưa đo được. Trước mắt, đoàn đã lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động đối với nhà máy, còn hướng giải quyết tiếp theo thì phải chờ vào kết quả kiểm tra mẫu nước. Quan điểm của UBND tỉnh là nếu nhà máy vi phạm cam kết mà không khắc phục được thì chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm.
- Thưa ông, để nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng ngay khi vừa chạy thử nghiệm trách nhiệm này thuộc về ai?
- Lúc này chưa thể nói đến trách nhiệm thuộc về ai. Chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu thử của nước thải, ít hôm nữa sẽ tiếp tục lấy mẫu không khí. Khi có kết quả về mức độ ô nhiễm thì mới nói được vấn đề trách nhiệm.
- Xin cám ơn ông!
-
Hà Vy - Duy Tuấn