221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1171258
Bài 2: Dùng "nước sạch" khoan cạnh... nghĩa địa
1
Article
null
1001 chuyện thiếu nước sạch:
Bài 2: Dùng 'nước sạch' khoan cạnh... nghĩa địa
,

 - Sống bên cạnh nghĩa trang, lại không có nước sạch, nhiều khu vực dân cư tại TP.HCM chấp nhận "sống chung với nước bẩn" nhiều năm nay.

Nước giếng khoan bị phèn cũng phải mua

Trong khi chờ nguồn nước máy, hầu hết những hộ dân khu vực quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa đều phải dùng nước giếng nhiễm bẩn. Nước giếng vùng này không thiếu, nhưng nước sạch cho sinh hoạt hầu như chỉ nằm trong… mơ của người dân. 

Chị Nga, nhà số 177, đường Dương Văn Dương, phường Tân Quý, quận Tân Phú phản ánh, nhà chị đã đăng ký sử dụng nước máy từ mấy năm trước và được biết đầu năm 2009 sẽ có. Vậy mà đến giờ cả gia đình chị vẫn chờ nước máy… dài cổ. 

Theo nhiều người dân ở phường Tân Quý, quận Tân Phú, nước giếng họ đang dùng có thể chứa nhiều chất độc mà mắt thường không thấy. 

Đặc biệt, nước nổi váng, phèn thì thấy rất rõ nhưng vẫn phải sử dụng hàng ngày. Tùy thuộc vào từng giếng mỗi nhà, mỗi khu vực mà mức độ phèn ít hay nhiều.

Nhà dân ở ngay bên cạnh nghĩa trang, liệu nước giếng có an toàn? Ảnh Minh Quyên

“Dù nhà ở trên cao so với nghĩa trang nhưng nguồn nước không chắc đã an toàn nếu dùng cho nấu ăn. Cực chẳng đã, người dân ở đây mới phải xài nước giếng khoan nhiễm bẩn, nhiễm phèn như thế này” - anh Hòa, ở đường Dương Văn Dương, phường Tân Quý, quận Tân Phú cho biết.

Tất cả những hộ dân sử dụng nước giếng khu vực quanh nghĩa trang đều phải mua nước lọc để uống, còn bình lọc nước từ nước giếng dành cho việc nấu ăn. Thậm chí, có người không yên tâm còn tự chế bình lọc với lớp lọc dày hơn. 

Chị Châu, nhà ở thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè nói, khu nhà chị không có nước máy nên phải đi mua nước giếng khoan của dãy khác với giá 8.000 đồng/m3 nhưng chị phải lọc lại. 

“Họ bán cho mình nước giếng khoan có lọc rồi, nhưng để chắc ăn tôi thường lấy vải dày bịt ở đầu ống nước để lọc thêm lần nữa. Phèn cặn lắng lại trong lớp vải cũng đỡ hơn” - chị Châu nói thêm. 

Nước giếng chưa qua công đoạn lọc chỉ được dùng để tắm, giặt... thường chỉ cần 3 - 4 ngày phèn sẽ đóng thành lớp màu vàng trong thùng. Với những giếng có độ sâu ít hơn, chỉ cần một ngày đồ chứa nước đã vàng, đồng thời nước có vị chua. 

Chờ nước sạch đến bao giờ?

Trên hương lộ 3, khu phố 7 quận Tân Phú là nơi những hộ dân sống ngay bên cạnh nghĩa trang, nhưng nước giếng vẫn là nguồn nước duy nhất họ phải dùng cho sinh hoạt. 

“Có nước máy tôi sẽ dùng ngay, dùng nước giếng nhiễm bẩn này sớm hay muộn cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe” - anh Bá Linh, số 4 đường Ấp Chiến Lược, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân nói.

Người dân phải dùng thùng đựng nước chờ lắng phèn mới sử dụng được. Ảnh: Minh Quyên

Một số con đường tại phường Tân Quý, quận Tân Phú đã được dẫn nước máy đến, nhưng vẫn chưa bảo đảm.

Anh Thành, nhà tại hẻm 549 đường Tân Kỳ cho biết cứ khoảng 2 - 3 giờ chiều là nước máy bị đục, thậm chí làm vàng cả thùng chứa. Hầu như mỗi ngày tình trạng đó đều xảy ra. Nhà anh Thành phải dùng bồn chứa nước để phèn lắng xuống mới dám sử dụng nguồn nước này. 

Những nhà xung quanh cũng xảy ra tình trạng tương tự. Căn nhà đối diện nhà anh Thành dù dùng nước máy nhưng vẫn xây thêm hệ thống lọc và bình lọc nước cho yên tâm. 

Được biết, ống dẫn nước khu vực này chỉ mới được dẫn đến đây khoảng một năm nay nhưng người dân phải xả nước từ 2 - 3 phút, có khi 5 phút nước mới có nước trong. 

Mong muốn duy nhất của người dân là có nước máy dùng, nhưng nếu nước máy cũng nhiễm bẩn thì chẳng biết lấy nước ở đâu để sinh hoạt?

  • Minh Quyên 

    Bài 3: "Nước bẩn, người dân biết chỉ thêm... đau đầu!"

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;