221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1149877
Công nhân bị "đẩy" ra đường: Ác mộng giữa ban ngày!
1
Article
null
Khốn cùng cảnh mất việc giáp Tết:
Công nhân bị 'đẩy' ra đường: Ác mộng giữa ban ngày!
,

 - Cận Tết, thời điểm mà những người đi làm ăn xa đang mong mỏi giây phút được trở về sum họp với gia đình, thì hàng ngàn công nhân tỉnh lẻ tại các KCN lớn vẫn chưa dám nghĩ đến chuyện về quê ăn Tết. Cơ cực tột cùng nơi đất khách khi họ bị "đẩy" ra đường do mất việc làm lúc năm tàn tháng tận. Và đó thực sự là "ác mộng giữa ban ngày"...

Đột ngột bị... đẩy ra đường

Quê Quảng Bình vào TP.HCM kiếm việc, chị Lê Thị Thìn đã có lúc làm tại Công ty Quang Sung Vina (Gò Vấp). Chị vào TP.HCM với mong muốn kiếm tiền gửi về giúp gia đình, đồng thời mang theo hi vọng có cơ hội đổi đời. 

Suốt 4 năm vào thành phố làm công nhân, số tiền mà chị chắt bóp gửi về dù chỉ mấy trăm ngàn mỗi tháng nhưng cũng trở thành niềm hy vọng cho gia đình ở cái vùng quê khốn khó, chẳng dễ dàng kiếm được đồng tiền ấy.

CN Công ty Quang Sung Vina đột nhiên bị đẩy ra đường khi công ty phá sản
Đời công nhân cơ cực phải tăng ca tối mày tối mặt mà đồng lương chẳng bao nhiêu, nhưng dẫu sao chị cũng bằng lòng vì vẫn có tiền gửi về cho gia đình và trang trải cuộc sống cho mình nơi xứ người. Bỗng dưng, chủ doanh nghiệp bỏ trốn khi vẫn còn nợ gần 2 tháng lương của công nhân. Phút chốc, chị trở thành người thất nghiệp khi chưa có sự chuẩn bị.

Trong khi chưa tìm được việc làm mới, tiền cạn, không có trả tiền thuê nhà, chị Thìn và 2 người bạn cũng làm cùng công ty đã bị bà chủ “đuổi khéo” ra đường, phải tản mát mỗi người một nơi tìm chỗ “ở ké”. 

Hàng ngày, mấy chị em vẫn san sẻ cho nhau những gói mì tôm, vài đồng bạc lẻ mua rau để sống qua ngày, chờ xin việc làm mới. Chị Thìn ngậm ngùi tâm sự: Trước tăng ca suốt, về đến nhà mệt đừ chỉ thèm được nghỉ để ngủ xả láng. Giờ có cơ hội xả láng thì lại méo mặt, mất ăn mất ngủ vì lo lắng.

Cũng mất việc như chị Thìn, bà Nguyễn Thị Hồng còn rơi vào tình trạng bi đát hơn. 50 tuổi, nhờ người quen giới thiệu và năn nỉ mãi bà mới được vào làm ở Công ty Quang Sung Vina. Giờ công ty đóng cửa, ở cái tuổi của bà dễ gì xin được việc làm. 

Cực chẳng đã, bà đành xoay sang công việc đi lượm ve chai để kiếm đồng ra đồng vào. Nhưng khi bà quyết định chuyển nghề thì cũng là lúc ve chai xuống giá thê thảm, người mới vào nghề như bà mỗi ngày kiếm được chẳng đáng là bao. Nói về mình, bà chép miệng: Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa!

Như bao công nhân mất việc khác, cho đến giờ chị Lý Thị Mai, công nhân Công ty TNHH Nhất Huê (KCN Tân Tạo) vẫn chưa hết bàng hoàng khi một buổi sáng đến công ty nhận được thông tin công ty đóng cửa, ngừng hoạt động vì làm ăn thua lỗ. Đột nhiên rơi vào tình cảnh thất nghiệp, chị Mai cũng như nhiều chị em khác trong công ty chỉ còn biết than trời khi thấy sắp tới sẽ phải đối mặt với tình cảnh vô cùng ngặt nghèo.

C
ông nhân đi cắt cỏ, làm vệ sinh

Vào những ngày giáp Tết, chúng tôi đến KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) nhưng không khí ở đây vẫn không khác ngày thường là bao. Khi hỏi về chuyện công nhân chuẩn bị về Tết thì không khí bỗng nhiên trùng xuống…

Nhiều công nhân ở KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) phải đi cắt cỏ, làm vệ sinh
Lê Thị Hương (quê Phú Thọ), làm cho Công ty Nissei đã một tháng nay nghỉ không làm và hưởng 70% lương, Tuy cả tháng không làm gì mà có tiền nhưng mặt Hương vẫn buồn so lại. Hương bảo: “Không có việc để làm, thì năm nay có khi mất cả tháng lương thưởng Tết, ngồi không cả ngày vui sao được”.

Lý do công ty cho công nhân nghỉ việc hưởng 70% lương, theo Hương thì: “Quản lý bảo do khủng hoảng kinh tế, đơn đặt hàng ngoài nước ngừng, nên không có nhu cầu. Công ty còn khuyến khích cộng thêm tiền để công nhân tự viết đơn thôi việc”. Hương bảo, mình vừa mới về quê, ra KCN mới được vài hôm, đang đợi hết tháng có thông báo chính thức từ công ty.

Gặp Hồng (Nghệ An), công nhân của Công ty Nissei đang trên đường đi làm về, khi nghe chúng tôi hỏi chuyện việc làm cuối năm, Hồng cho biết: “Nhiều hôm công ty còn bố trí cho công nhân đi nhặt cỏ làm vệ sinh xung quanh công ty, những công việc này trước đây do đội vệ sinh môi trường làm, nhưng nay nhàn việc nên công ty huy động công nhân ra làm thay”.

 

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, để cân đối thu chi, nhiều công ty đã tiến hành giảm nhân công bằng nhiều cách. Chị Nguyễn Thị Phương, Phòng nhân sự Công ty Nissei cho biết: Tổng số công nhân trong công ty là 3.600 người, nhưng từ tháng 10/2008 đến nay công ty đã tiến hành giảm nhân công qua 3 đợt.

“Dù đã giảm gần 1.000 công nhân nhưng nếu sang năm 2009, tình hình không có biến chuyển theo chiều hướng khá hơn có thể công ty sẽ tiếp tục khuyến khích công nhân nghỉ việc” - chị Hương cho biết.

Theo những công nhân ở KCN, thì số lượng người nghỉ việc được hưởng 70% ngày càng nhiều, ngay cả Công ty Canon mấy hôm nay không có việc cũng đã phải cho một số công nhân đi... quét dọn vệ sinh xung quanh khu vực cầu vượt Bắc Thăng Long.

 

Chị Phượng (quê Thái Nguyên), công nhân của Công ty Canon xác nhận điều này: “Mặc dù công ty đã cắt giảm và cho nghỉ luân phiên gần 2.000 công nhân, nhưng thời gian gần đây bọn em vẫn thiếu việc làm. Nhiều hôm bọn em thay vì tiếp tục làm trong nhà máy sản xuất thì lại phải ra chân cầu vượt Bắc Thăng Long cắt cỏ, nhặt rác làm vệ sinh môi trường”.

 

Nhiều công ty vẫn cho công nhân làm việc, nhưng phập phù
Không đuợc hưởng đầy đủ  lương, nhiều công nhân đang định xin một công việc bên ngoài và chờ đi làm trở lại. Nhưng những ngày giáp Tết này, ngay cả một công việc ở các công ty tư nhân nhỏ trong KCN bây giờ cũng khó kiếm. 

Chị Hương tâm sự: “Thời buổi khó khăn chung, bọn em làm công nhân cũng khổ muôn đường. Tết đến rồi muốn về quê mà không có tiền để về. Lương công nhân ba cọc ba đồng có tích cóp được gì đâu. Mọi năm về quê còn có tiền thưởng Tết, nhưng năm nay thì không có gì rồi, từ khi nghỉ việc em đã đi xin việc nhiều nơi nhưng chẳng nơi nào nhận cả”.

Đói việc, công nhân rủ nhau đi... mót khoai

 

Chỉ còn 2 tuần nữa là Tết Nguyên đán, và đang là ngày nghỉ cuối tuần nhưng khu tập thể công nhân của Công ty cổ phần Dân Sinh (phường Phú Mỹ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã vắng hoe. Một cảnh tượng khó tin: nhiều dãy nhà trọ “cửa đóng, then cài”, cỏ dại mọc đầy sân…


Số lượng lao động thời điểm 2005 tại công ty này là 800 người, đến tháng 7/2008 chỉ còn chưa đầy 200. Hàng trăm lao động buộc phải cắt giảm, bị nợ lương bởi khó khăn chung của ngành sản xuất gỗ…

Hồng Yến một công nhân cho biết, ngày 25/12 vừa qua, cô mới được nhận lương tháng 10 và tháng 11. Tổng cộng chỉ có 1,28 triệu đồng, nhưng phải “cắt” bớt 700 nghìn đồng để trả nợ tiền vay của cô bạn cùng xưởng. Hai tháng không lương phải sống vật vờ, may mà có bà cô giúp đỡ cho ăn ở miễn phí…

 

Khu tập thể của Công ty Dân Sinh cửa đóng then cài - Ảnh: HB
Yến nói: “Em còn đỡ vì còn có người nhà cưu mang, nhiều bạn sống trong khu tập thể, phải ký nợ “trường kỳ”. Ban đầu những người bán hàng còn cho mua thiếu, đến tháng thứ hai họ bắt đầu than phiền, dần dà không cho mua chịu nữa”.

 

Nhiều công nhân sống trong tình cảnh “có việc làm nhưng… bụng đói meo”. Công nhân “lọt” vào thế bí không thể dời nhà trọ, muốn về nhà hoặc nghỉ việc cũng khó. Bởi về nhà thì còn khoản nợ treo lơ lửng, xin việc khác thì phải có thời gian và phải thử việc từ đầu. Có ở lại khu tập thể họ mới được ở trọ miễn phí và mua hàng trả chậm, chỉ bị... truy thu khi có lương!

 

Đời sống khó khăn, đã có chuyện công nhân rủ nhau đi mót khoai mỳ (sắn) của dân địa phương để “bổ sung” vào bữa cơm toàn rau của họ! Kể với chúng tôi, Yến nghèn nghẹn: “Hôm qua, các chị Thu, Hằng, Hoa ở chung xưởng chà nhám rủ em chủ nhật này đi mót khoai chung. Trước đó đã có một số công nhân đi thử và kiếm được tương đối. Chúng em không ngại việc này, do người dân địa phương biết chuyện và họ cũng cảm thông…”.

 

Dù sao thì tình cảnh của những công nhân ở Công ty Dân Sinh cũng chưa đến nỗi tệ, bởi hơn một tuần nay, công ty đã bắt đầu phát lương, thậm chí còn đề nghị công nhân tăng ca cho kịp xuất hàng. Nhiều công nhân đang hy vọng có việc làm đều đặn, để cái Tết này không đến nỗi quá hẩm hiu…

 

Chúng tôi gặp và hỏi chuyện một trường hợp khác thấy còn buồn hơn. Mai Hoa – công nhân Công ty may Việt Long (KCN Việt Hương II, huyện Bến Cát) đang thu dọn đồ đạc để về quê ăn Tết, cô đã nghỉ làm từ hơn 3 tuần nay. 

Hoa cho biết, lương tháng 11 được phát vào giữa tháng 12, nhưng lĩnh cũng được vài trăm ngàn đồng vì tháng rồi ít việc, mỗi ngày chỉ làm được vài giờ. Trước tình cảnh trên, công ty khuyến cáo nếu công nhân ở lại làm phải chấp nhận cảnh lương thấp, làm phập phù, còn nếu nghỉ về quê thì... cứ đề xuất, công ty ký giải quyết ngay.

“Em tính năm nay không về quê, nhưng gần Tết, buồn và nhớ nhà nên phải xuống Sài Gòn vay bạn đồng hương Khánh Hoà làm công nhân ở Khu CN Tân Bình 1 triệu đồng để về quê. Cứ về trước đã, qua năm rồi tính tiếp anh ạ… ” - Hoa ngậm ngùi nói.

  • H.Dịu - V.Điệp - V.Hoàng - H.Bắc - T.Hòa

    Bài 2: "Ngụp lặn" kiếm tiền về quê ăn Tết

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;