221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1144966
Nông dân kiện Bộ Y tế, Bộ bào chữa do... vô tình
1
Article
null
Nông dân kiện Bộ Y tế, Bộ bào chữa do... vô tình
,

 - "Cơn bão" melamine đã yên ả sau một thời gian, thế nhưng người nuôi bò vẫn còn lao đao. Họ cho rằng chính "bản án" nhiễm melamine oan uổng đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của người nuôi bò. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn cho rằng đã làm đúng!

Sau cơn bão melamine nhiều người nuôi bò vẫn điêu đứng. Ảnh minh họa VNN.
Nhiều nông dân nuôi bò tại xã Trung Nguyên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã có đơn gửi Bộ Y tế đòi bồi thường. Những người nông dân cho rằng, Bộ Y tế công bố 7 loại sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) nhiễm melamine và những sản phẩm này làm từ sữa bò tươi của họ. Sau đó lại chính Bộ Y tế công bố, tất cả các loại sản phẩm của Hanoimilk không có melamine.

Dù cơn bão melamine đã qua nhưng người tiêu dùng vẫn không mặn mà với sản phẩm sữa của người nông dân cung cấp. Điều này khiến nhiều gia đình có nguy cơ phải bán rẻ bò sữa rơi vào cảnh nợ nần. Những người nông dân tại đây đề nghị Bộ Y tế giải quyết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi bò sữa.

Ngày 30/12, tại lễ bàn giao, đưa vào vận hành máy xét nghiệm melamine và các độc chất khác của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk), Phó chánh thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Thanh An đã chính thức công bố tất cả 20 sản phẩm của Hanoimilk không cómMelamine.

Kết quả kiểm nghiệm trên được thực hiện ngày 23/12/2008 tại Viện dinh dưỡng quốc gia. Cụ thể, đó là các sản phẩm sữa tiệt trùng Izzi Sôcôla (loại 110ml và 180ml/hộp); sữa tiệt trùng Sôcôla Hi-P (110ml/hộp); sữa tiệt trùng Sôcôla Hi-P (180ml/hộp); sữa chua uống hương dâu YO-TUTI (110ml/hộp); sữa tươi Hanoimilk 100% có đường (180ml/hộp)...

Tại buổi làm việc với Hanoimilk, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu khẳng định: "Chưa bao giờ sản phẩm từ sữa bò của nông dân Việt Nam nhiễm melamine, sản phẩm sữa của Hanoimilk không có melamine. Số sữa bột Hanoimilk nhập của Trung Quốc thì có tỷ lệ melamine dưới ngưỡng cho phép".

"Sở dĩ có kết quả xét nghiệm trái ngược gây ra nhiều ý kiến như thời gian qua do trước thời điểm xảy ra cơn bão melamine, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa công bố ngưỡng melamine trong thực phẩm, Việt Nam cũng chưa bao giờ công nhận thành phần melamine trong sữa" - Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu.

"Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn thanh kiểm tra thị trường sữa. Việc xét nghiệm melamine giữa cơ quan chức năng thực hiện với doanh nghiệp gửi mẫu kiểm tra đã có sự không thống nhất. Vô tình do máy móc không chính xác nên dẫn đến có kết quả vênh nhau về sản phẩm của Hanoimilk", Bộ trưởng giải thích thêm.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian tới cần tăng cường sự phối hợp với doanh nghiệp để nâng cao năng lực xét nghiệm, phòng kiểm nghiệm trong nước.

Ông Trần Đăng Tuấn, Tổng Giám đốc Hanoimilk bày tỏ: "Mặc dù việc Bộ Y tế công bố các sản phẩm của Hanoimilk an toàn là muộn màng, gây bao khó khăn cho doanh nghiệp và bà con nông dân cũng bị ảnh hưởng, nhưng công bố này cũng đã giúp doanh nghiệp giải toả bức xúc. Đến nay, tất cả sản phẩm của Hanoimilk đã được minh oan. Chúng tôi khẳng định, sữa của Hanoimilk không có melamine, và sản phẩm sản xuất từ sữa của bà con chăn nuôi trong vùng hoàn toàn sạch, đảm bảo chất lượng".

Bộ Y tế vừa có văn bản số 1325/BC-BYT gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện các giải pháp kiểm soát sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine từ tháng 9-12/2008.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương đã triển khai đồng loạt các biện pháp cấp bách để nhanh chóng loại trừ sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine, không đảm bảo chất lượng, ATVSTP ra khỏi thị trường. Theo đó, cơ quan chức năng đã thanh, kiểm tra được 14.428 cơ sở, phát hiện 423 cơ sở vi phạm... Đã có 1.266 mẫu sản phẩm thực phẩm được kiểm nghiệm, trong đó có 32 mẫu nhiễm melamine; 437,941 tấn sản phẩm nhiễm melamine bị thu hồi, niêm phong; 17,433 tấn bị tiêu hủy; hoàn thành thủ tục tái xuất 13 tấn, giải tỏa 104 tấn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ sau khi đã công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định; xử lý theo quy định 167 tấn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo ATVSTP...

  • Lệ Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,