221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1131537
Nông dân kiện phân bón giả: Con kiến kiện ai?
1
Article
null
Nông dân kiện phân bón giả: Con kiến kiện ai?
,

 - Để bảo vệ quyền lợi của mình, bà con nông dân có thể khởi kiện các DN, cơ sở sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Tuy nhiên, đại diện TƯ Hội Nông dân và công ty luật đều cho rằng việc này rất khó do thiếu bằng chứng và kinh phí.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Thanh Hà, luật sư Công ty Winlaw (Đoàn luật sư Hà Nội), nói thẳng, hiện có rất nhiều DN, cơ sở sản xuất tham gia kinh doanh phân bón giả, với vô số mặt hàng khác nhau.

Nếu một nông dân hoặc một tổ chức đứng ra khởi kiện thì không giải quyết được vấn đề gì bởi các cơ sở sản xuất phân bón giả, kém chất lượng nằm rải rác trên toàn quốc.

Hiện toàn quốc có khoảng 400 DN sản xuất phân bón (Ảnh: agro.gov.vn).

Chính vì thế, cần tập hợp một nhóm nông dân - tức là nhiều nguyên đơn - khởi kiện một bị đơn. Nguyên đơn có thể là bà con ở những vùng bị thiệt hại nhiều nhất bởi phân bón giả, như ĐBSCL, Tây Nguyên... Bị đơn sẽ là một DN, cơ sở sản xuất phân bón giả lớn, bán nhiều phân bón kém chất lượng nhất ra thị trường để "dằn mặt", cảnh báo DN khác.

Khó nhất hiện nay là việc giám định thiệt hại. Thông thường thì bà con sẽ yêu cầu bồi thường thiệt hại do mùa màng thất bát khi bón phải phân giả. Tuy nhiên, luật yêu cầu muốn được bồi thường 100 triệu đồng, nông dân phải chứng minh thực tế đúng là thiệt hại 100 triệu đồng. Để làm điều này bà con lại phải thuê bên thứ 3 giám định - việc không dễ và đắt đỏ. 
 
Hơn nữa, nông dân lại thiếu hiểu biết và không có thói quen lấy hoá đơn khi mua hàng - một bằng chứng quan trọng để chứng minh trước toà.

"Bà con thường mua phân bón "tay bo", không có hoá đơn, chứng từ, địa chỉ cơ sở sản xuất, lấy bằng chứng đâu mà kiện?", ông Hoàng Văn Ngoan, Trưởng ban Tuyên huấn TƯ Hội Nông dân, nhận xét.

TIN LIÊN QUAN

Tất nhiên, bà còn có thể giữ lại bao bì có ghi rõ ngày sản xuất, nhưng theo ông Hà, bằng chứng này cũng không thuyết phục lắm. Chỉ khi nào HTX nông nghiệp, chi hội nông dân - tức là bên thứ ba, cũng tham gia ký hợp đồng mua bán phân bón thì khả năng thắng mới lớn.

Song, kể cả khi việc mua phân bón có sự tham gia của chi hội nông dân địa phương, ông Ngoan cũng thừa nhận, nơi nào mà cán bộ Hội năng động, mạnh mới dám đứng ra kiện, còn những nơi mà cơ sở hoạt động yếu thì không dám.  

Theo ông, công việc này vất vả đòi hỏi cán bộ hội phải lăn lộn, gắn bó với nông dân mà một số địa phương làm rất tốt như Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên... song có tỉnh chỉ một vài xã, một vài huyện làm được.

Do vậy, ông Ngoan cho rằng, ở những nơi như thế vai trò của Hội thường không rõ, bà con nông dân chịu thiệt. Khuyết điểm này đòi hỏi cần phải khắc phục, mà Đại hội Nông dân diễn ra đầu tháng 12 tới sẽ phải bàn tới.

Về kinh phí, ông Ngoan nói thêm, thực tế thì Hội cũng chẳng có nguồn quỹ nào giúp nông dân khởi kiện cả mà chỉ có thể trợ giúp pháp lý, buộc các DN, cơ sở sản xuất phân bón giả, kém chất lượng phải bồi thường.

Ông Hà cũng nhận xét, hiện các cơ quan chức năng mới sử dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các DN, cơ sở sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, thành phần không đúng như ghi trên bao bì là chủ yếu. Mức xử phạt hiện hành là quá thấp, không thấm vào đâu so với thiệt hại của bà con, lại không bồi hoàn được cho người dân.

"Ở các nước, Hội Bảo vệ người tiêu dùng sẽ đứng ra để bảo vệ quyền lợi của nông dân. Ở nước ta, vai trò của Hội Bảo vệ người tiêu dùng yếu quá", ông Hà nói.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,