- Gần 2 tấn sữa bột nghi có chứa melamine vừa được Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng phát hiện và đang tiếp tục làm rõ.
Hai loại sữa nghi có chứa melamine vừa được Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng phát hiện Ảnh: HC
Bác sĩ
Nguyên nhân dẫn đến nghi vấn trên là do hai loại sữa này được sản xuất, đóng gói từ nguyên liệu gốc là Full Cream Milk Power (sữa bột béo nguyên kem).
Theo danh mục do Bộ Y tế công bố, loại nguyên liệu này nếu do Công ty thực phẩm Anco và Công ty cổ phần sữa Hà Nội nhập khẩu sẽ có khả năng chứa melamine.
Tuy nhiên, trên bao bì của hai loại sữa vừa được Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng phát hiện không ghi rõ tên đơn vị nhập khẩu mà chỉ ghi tên đơn vị đóng gói.
Loại sữa Mafalac được đóng gói tại Doanh nghiệp tư nhân Bích Cơ (21 đường 5A, Bình Trị Đông B, quận Tân Bình, TP.HCM), ghi nguyên liệu ngoại nhập nhưng không rõ nguồn gốc. Trong khi trên bao bì của loại sữa này lại ghi rõ “Sản phẩm đạt Cúp vàng Hội chợ triển lãm Đà Nẵng 2005”. Loại sữa bột béo Hà Lan do Công ty TNHH Tân Thanh Ngọc (918 Nguyễn Chí Thanh, phường 4, quận 11, TP.HCM) đóng gói, ghi nguyên liệu nhập từ Hà Lan và New Zeland nhưng cũng không có tên đơn vị nhập khẩu.
Mặt khác, bác sĩ
Do những sai phạm thể hiện trên bao bì và những nghi vấn về nguồn gốc nguyên liệu nên Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng đã tiến hành niêm phong tại cơ sở nêu trên 1,4 tấn sữa Mafalac (gồm 70 thùng, mỗi thùng 40 gói) và 468kg sữa bột béo Hà Lan (gồm 28 thùng, mỗi thùng 33 gói), tổng cộng lên đến 1,862 tấn.
Trước mắt, Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu chủ cơ sở cung cấp phiếu xét nghiệm và bảng công bố chất lượng từ công ty gốc ở TP.HCM (nơi đóng gói). Nếu các tài liệu này thể hiện đúng theo quy định thì sẽ giải toả hàng cho doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh, nếu không sẽ gửi mẫu xét nghiệm để làm rõ việc sản phẩm có chứa melamine hay không. Ngày 2/10, Bộ Y tế chính thức công bố danh sách 18 nhãn hàng có chứa melamine. Trong số đó, có nguyên liệu thực phẩm Non dairy creamer Thái Lan của Công ty cổ phần hoá chất Á châu (TP.HCM), xuất xứ từ Trung Quốc - đã bị đình chỉ lưu hành trên toàn quốc.
Chính vì xác định Công ty cổ phần hoá chất Á châu (TP.HCM) đã nhập số lượng lớn sữa nguyên liệu Trung Quốc về tiêu thụ trên thị trường VN nên Chi cục QLTT Đà Nẵng đã lấy mẫu sữa tại Công ty Lê Thành Chung chuyển cho Trung tâm Y tế dự phòng TP gửi ra Hà Nội xét nghiệm. Đồng thời, tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Lê Thành Chung để tiếp tục làm rõ vụ việc. Điều đáng nói là đến nay, khi Bộ Y tế đã chính thức công bố tên sản phẩm Non dairy creamer Thái Lan do Công ty cổ phần hoá chất Á châu nhập khẩu và tiêu thụ có chứa melamine thì phản ứng của các cơ quan chức năng Đà Nẵng lại tỏ ra khá chậm chạp, hờ hững. Bởi vì, với 1 tấn nguyên liệu sữa Non dairy creamer Thái Lan mà Công ty Lê Thành Chung mua của Công ty cổ phần hoá chất Á châu thì hiện công ty này chỉ mới chứng minh đã xuất bán cho cửa hàng kem Thủ Đô 200kg (đã chế biến tiêu thụ 170 kg, còn lại 30kg) và Công ty TNHH nội thất Lê Mịch 60kg. Số còn lại công ty không giải trình được và cho rằng, họ không kinh doanh sữa mà chỉ cho một số người khác mượn hoá đơn để xuất nhập hàng.
Nguyên liệu sữa Non dairy creamer Thái Lan do Chi cục QLTT Đà Nẵng phát hiện trên địa bàn TP Ảnh: C.H
Điều này đang làm dấy lên mối lo ngại cho người tiêu dùng Đà Nẵng, bởi cách đây hơn 10 ngày, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP đã phát hiện 30kg nguyên liệu sữa nhãn hiệu Non dairy creamer Thái Lan do cửa hàng kem Thủ Đô (60 Quang Trung) mua của Công ty Lê Thành Chung. Qua kiểm tra hoá đơn chứng từ của Công ty Lê Thành Chung thì số sữa này nằm trong số 1 tấn nguyên liệu sữa ngoại nhập mà công ty này mua của Công ty cổ phần hoá chất Á châu (364 Cộng Hoà, phường 3, quận Tân Bình, TP.HCM).
Trong khi tại cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Chính chủ trì chiều 26/9, chính lãnh đạo Chi cục QLTT Đà Nẵng đã bày tỏ quan ngại về việc nếu xác định đúng sản phẩm nguyên liệu sữa Non dairy creamer Thái Lan chứa melamine thì có nghĩa trên địa bàn Đà Nẵng đã xuất hiện sữa độc có xuất xứ từ Trung Quốc và việc thu hồi có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.
-
Hải Châu