- Trên địa bàn thành phố, nhiều ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) mới phát sinh, trong khi các ổ dịch cũ chưa được xử lý triệt để. Trong 8 tháng qua, TP.HCM ghi nhận khoảng 7.300 ca SXH, tăng 60% so với cùng kỳ 2007.
Khi bị SXH, người bệnh thường sốt cao, đột ngột, liên tục trong 2-7 ngày, xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, ói ra máu, tiêu ra máu). Khoa Sốt xuất huyết - BV Nhi Đồng 1/ Ảnh: H.Cát) |
Ngày 10/9, BS. Nguyễn Đắc Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cảnh báo.
Chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 9, 250 ca SXH mới nhập viện. Các quận trọng điểm vẫn là quận 5, quận 8, quận 9, và quận Bình Thạnh. Trong khi nhiều ổ dịch cũ chưa được xử lý triệt để, ổ dịch mới đã phát sinh. Trong tháng 8, trên địa bàn thành phố xuất hiện thêm 35 phường xã có từ 4 ca mắc sốt xuất huyết trở lên.
Theo các quan chức Sở Y tế TP.HCM, một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết vẫn tăng là do hiệu quả phòng chống dịch chưa cao. Các cán bộ y tế ở một số phường xã, quận huyện còn khá lơ là trong việc này.
Sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue và biểu hiện nặng nề nhất của bệnh là Hội chứng sốc Dengue đều được gây nên bởi một trong bốn loại huyết thanh virus gần gũi, nhưng lại khác nhau về mặt kháng nguyên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam, trường hợp SXH xảy ra ở trẻ em (từ 15 tuổi trở xuống) và ở người lớn gần như tương đương, trong đó trẻ nhũ nhi (1- 11 tháng tuổi) chiếm khoảng 5- 8%.
Khi bị sốt Dengue, bệnh nhân sốt 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: Đau đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ/ đau khớp, buồn nôn và nôn. Còn khi bị SXH, người bệnh thường sốt cao, đột ngột, liên tục trong 2-7 ngày, xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, ói ra máu, tiêu ra máu), gan to. Sốc (trụy mạch) thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh. Trước đó, trẻ thường bứt rứt, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhẹ, tụt huyết áp; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp. |
-
H.Cát