221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1101234
Gập ghềnh đường đến trường
1
Article
null
Gập ghềnh đường đến trường
,

 - Không khí năm học mới bắt đầu rộn ràng khắp nơi. Nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ không được đến trường hoặc con đường đến trường đầy gập ghềnh, gian khó. VietNamNet khởi đăng tuyến bài về những phận học trò nghèo và khát khao đến trường.

 

Bài 1: Nỗi tủi của những đứa trẻ sống giữa Thủ đô


Trong ngôi nhà lụp xụp, ẩm thấp, mấy đứa nhỏ quẩn quanh ra vào ngày qua ngày. Chẳng ai ngờ, dù được sống cùng gia đình nhưng đã qua độ tuổi tiểu học mà các cháu vẫn chưa hề biết chữ…

 

“Chỉ mong sao được đi học”

 

Đó là những đứa con và cháu của chị Phạm Thị Thuận, tại tổ 57, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội). Chả mấy ai dám gọi nơi ở của họ là nhà. Gian phòng rộng chừng 16m2, cũng có tường và mái che, nhưng trông chỉ giống như một túp lều tạm bợ, không có số nhà, xập xệ nằm sát cạnh khu nghĩa trang. Gian nhà ẩm thấp, tối om, buổi tối chỉ có ánh đèn tuýp lờ mờ. Trong nhà không có gì giá trị ngoài một chiếc ti vi nhiễu đã quá cũ đi xin về.

 

Bốn mẹ con, bà cháu gia đình chị Thuận trong túp lều lụp xụp.

Chị Thuận đã 52 tuổi, sự khắc khổ thể hiện trên khuôn mặt đen sạm và thân hình gầy gò. Vốn là người dân định cư ở đây, sau một thời gian theo chồng về Hưng Yên, vì hoàn cảnh, vợ chồng con cái chị lại dắt díu nhau quay lại nơi cũ này.

 

Họ ở đây đã tám năm, cuộc sống chật vật khó khăn với những công việc tạm bợ, không ổn định. Cách đây một năm, chồng chị bỏ vào Nam kiếm kế sinh nhai. Họ có tất cả 6 người con thì bốn cô con gái cũng đã vào Nam theo chồng. Tại gian nhà này, còn lại chị cùng hai đứa con nhỏ và một đứa cháu gái ruột.

           

Con gái út là cháu Đinh Thị Trang (12 tuổi), con trai Đinh Văn Tuấn (18 tuổi) cùng cháu gái Đinh Thị Hồng (7 tuổi).

 

Tuấn mới được học hết lớp 1, vì điều kiện khó khăn quá nên phải dừng học ngang chừng. Từ đó tới nay, suốt mười mấy năm, Tuấn chỉ ở nhà dọn dẹp, phụ giúp cơm nước cho mẹ. Cái chữ vì thế cũng rơi rụng dần.

 

Tuấn có nguy cơ mù chữ nếu như cách đây không lâu không được một nhóm sinh viên tình nguyện đến dạy học. Nhưng những ngày được cầm bút học chữ cũng ngắn ngủi, nhóm sinh viên đến rồi lại đi. Tuấn chỉ biết đọc, biết viết và làm những phép tính đơn giản.

 

Đã đến độ tuổi lao động, giờ đây mong mỏi lớn nhất của Tuấn là được đi học. Tuấn tâm sự: “Cháu muốn có cái bằng cấp II mà không biết bao giờ mong ước ấy mới thành hiện thực! Bây giờ có muốn đi xin việc ở đâu người ta cũng yêu cầu có bằng cấp. Mới hôm vừa rồi ở nhà không giúp được gì cho mẹ nhiều nên cháu xin đi làm bảo vệ, nhưng người ta yêu cầu phải có chứng minh thư và bằng cấp II, nhưng những cái này cháu lại chưa có nên cũng đành chịu!”. 

           

Vũ Thị Miến thay vì được đi học thì phải ở nhà trông em

Còn Trang mới 12 tuổi, tính ra như những đứa trẻ bình thường thì lẽ ra cháu đã được học lớp 5. Nhưng Trang không có may mắn như bạn bè đồng trang lứa, cháu chưa bao giờ được cắp sách đến trường dù chỉ một lần như anh trai mình.

 

Chúng tôi hỏi cháu có biết đọc không, cháu lắc đầu và cười ngại ngùng. Có lẽ do chỉ quanh quẩn ở nhà nên Trang ít nói, luôn ngượng nghịu với người lạ. Dù chúng tôi cố gắng  hỏi thêm bất cứ điều gì cháu cũng chỉ cười, gật hoặc lắc đầu.

 

Chị Thuận buồn bã nói: “Nó trách mẹ mãi không cho con đi học. Rõ khổ, nhưng biết làm sao. Bây giờ nó luôn mặc cảm vì đến tuổi này rồi mà không biết chữ!”.

 

Thời gian gần đây, vì không muốn ở nhà, Trang đã xin mẹ đi làm phục vụ cho một hàng cơm bình dân. Công việc của cháu là nhặt rau, rửa bát, bưng bê, từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều mỗi ngày. Vậy là thay vì cắp sách tới trường thì hàng ngày Trang phải quanh quẩn phục vụ cho một quán ăn trên phố chùa Hà. 

Sự ngây thơ, trong sáng vẫn hiện hữu trên khuôn mặt xinh xắn của Trang. Nhưng chẳng ai dám tin vào tương lai của cháu khi hàng ngày Trang vẫn phải lam lũ mưu sinh để giúp mẹ duy trì cuộc sống gia đình.

 

Với chị Thuận, hai đứa con không được đi học đã là một nỗi khổ, nhưng còn bi kịch hơn khi đứa cháu ngoại Đinh Thị Hồng, 7 tuổi, đang học lớp 2, cũng có nguy cơ phải bỏ học vì điều kiện gia đình quá khó khăn.

 

Chị Thuận nói trong nước mắt: “Đời mình, đời con mình không biết chữ đã quá khổ rồi, đằng này ngay cả cháu của mình cũng khó… thoát nổi cái cảnh mù chữ! Bố nó bị sét đánh chết, mẹ nó vào Nam làm công nhân để lại cháu cho tôi nuôi. Lương mẹ nó ba cọc ba đồng nên chẳng tích cóp được gì. Trong khi đi học đóng góp ngày lại càng nhiều nên gia đình khó mà cho cháu đi học tiếp được! Tôi chỉ mong sao con tôi, cháu tôi được đi học, biết cái chữ để sống hoà đồng với xã hội… nhưng sao mà khó quá!”.

 

Hiện tại, công việc của chị Thuận là bán phở thuê, những khi rảnh rang một chút chị đi giặt và làm thuê những việc khác. Trước đây, mỗi tháng chị kiếm được khoảng 600-700 nghìn đồng, nhưng thời gian gần đây mỗi tháng làm được 500 nghìn đồng khó hơn rất nhiều.

 

Chị bảo: “Nếu như cái Trang được đi học, hay có anh chị sinh viên tình nguyện nào đến dạy học, tôi không cho cháu đi làm nữa, ở nhà mà học thôi!”. Bé Trang nhìn mẹ như muốn khóc…

 

Đi học - điều xa xỉ!

 

Ven theo con đường mòn giữa cánh đồng từ Quốc lộ 6 vào xóm Cầu Tiến, xã Xuân Thủy Tiên (Chương Mỹ, Hà Nội), chúng tôi tìm về gia đình chị Nguyễn Thị Trinh, một gia đình được liệt vào dạng nghèo nhất xã.

 

Chị Trinh và những đứa con thơ không được đến trường

Gia đình chị Trinh có 6 người con thì 3 đứa lớn đến tuổi đi học đều phải ở nhà giúp mẹ do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Đứa lớn Vũ Thị Nhung (21 tuổi) đã đi lấy chồng. Con gái thứ hai Vũ Thị Sâm (15 tuổi) được học đến lớp 2 rồi phải bỏ học.

Không khí năm học mới bắt đầu rộn ràng khắp nơi. Nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ không được đến trường hoặc con đường đến trường đầy gập ghềnh, gian khó. VietNamNet khởi đăng tuyến bài " Gập ghềnh đường đến trường " phản ánh những khó khăn của các em học sinh nghèo và nổi khát khao đến trường. 

Còn rất nhiều những em học sinh nghèo đang cần sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái xa gần. Một cuốn sách, một chút tiền của bạn đọc lúc này sẽ góp phần nâng bước các em đến trường.

Các cá nhân, đơn vị, tổ chức có tấm lòng giúp những trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường có thể liên hệ với Ban bạn đọc, Báo điện tử VietNamNet, email:
banbandoc@vietnamnet.vn; Địa chỉ: Toà nhà số 4 Láng Hạ, Hà Nội; Điện thoại: 04.7722729 hoặc Văn phòng Đại diện tại TP.HCM: 65 Trương Định, Quận 3. Điện thoại:               08-930-8101       .
Số TK: 001.100.264.3148. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.

 

 Con gái thứ ba là Vũ Thị Miến đã 12 tuổi phải ở nhà trông em. Ba em gái của Miến lần lượt một tuổi, ba tuổi, năm tuổi cũng không có hy vọng được đến trường.

 

Chị Trinh thành thật: “Gia đình vốn khó khăn, lại không sinh được con trai nên tôi cứ đẻ rốn mãi, đến khi sinh các cháu ra rồi lại khổ lây, không được học hành gì cả! Hiện tại tôi lo ăn cho các cháu còn chưa đủ nên không dám nghĩ đến chuyện cho các cháu đi học”

 

Chồng chị, anh Vũ Gia Chung vì không có con trai đã đi lấy vợ hai sinh thêm được hai người con khác, sau một thời gian rồi quay về sống với mẹ con chị. Cách đây chưa đầy một năm, trong một vụ tai nạn, không may anh Chung qua đời, còn lại chị và bảy đứa con thơ phải sống cảnh nheo nhóc.

 

Vì nghèo khó, lại đông em nên hiện tại hàng ngày Sâm phải theo mẹ đi làm thuê, hết đào giếng, cuốc cỏ, lại gặt cấy thuê. Công việc vất vả nhưng thu nhập lại chẳng được là bao, tháng nào nhiều người thuê, hai mẹ con kiếm được 700.000 đồng là cao nhất.

 

Nhiều khi không có việc, để lo cho sáu miệng ăn, hai mẹ con lại xách giỏ đi khắp các ao, đồng trong làng, ngoài xã mò cua bắt ốc. Sâm buồn rầu: “Nhìn các bạn được đi học cháu cũng tủi thân lắm! Nhưng biết làm sao được khi dưới cháu vẫn còn các em đang tuổi ăn, tuổi lớn cũng phải ở nhà trông nhau!”.

 

Đứa em gái kế tiếp Sâm, Vũ Thị Miến (12 tuổi), thay vì cắp sách tới trường, công việc hàng ngày là trông ba đứa em nhỏ và nấu cơm giúp mẹ. Nhìn cô bé gầy gò phải vất vả với ba đứa em đang đùa nghịch, khóc lóc trong ngôi nhà chật hẹp mới thấy thật xót xa.

 

Niềm mơ ước được đi học luôn ám ảnh Miến. Chẳng thế mà bất cứ ai đến nhà hỏi thăm, Miến đều nói cháu đang học lớp 6, như những đứa bạn bằng tuổi nhà sát bên. Nhưng hỏi Miến biết chữ không thì Miến chỉ cười, rồi lại chạy ra ôm đứa em một tuổi thức giấc đang gào khóc mà cưng nựng, dỗ dành.

 

Một trong 2 đứa con thất học của chị Trinh
Có lẽ vì ước muốn được đi học nên Miến và các em thích chơi trò chơi lớp học. Miến đóng vai cô giáo dạy chữ cho các em của mình là học trò. Nhìn Miến cùng mấy đứa em lớ ngớ đọc vẹt “A, Bờ, Cờ…” và dáng vẻ, điệu bộ của mấy chị em làm chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

 

Chị Trinh nghẹn ngào: “Tôi không cho chúng nó được đi học, nhưng chẳng đứa nào dám trách cả. Chúng nó bảo mẹ nuôi con có bát cơm ăn hàng ngày là tốt lắm rồi, không được đi học cũng không sao. Nhưng tôi với đứa lớn cũng cố làm lụng để sau này có thể cho ba đứa nhỏ đi học”.

 

Một giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên gương mặt quắt queo của chị Trinh. Mấy đứa con nhà chị vẫn ăn vận với bộ quần áo cũ, không rách chỗ nọ lại thủng chỗ kia, ngày ngày chăm nom nhau trong gian nhà trống. Chúng đâu hề biết tương lai của mình trong ngôi nhà này là nguy cơ thất học, mù chữ. Nơi có những ước mơ giản đơn nhưng chẳng dễ dàng…

  • Bài, ảnh: Trà My - Vũ Điệp
     
    Bài 2: Con muốn đến trường, không đòi sách vở đâu!!
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,