221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1099008
"Quyền lực mềm" của người tiêu dùng có thể cứu doanh nghiệp
1
Article
null
'Quyền lực mềm' của người tiêu dùng có thể cứu doanh nghiệp
,

- Lạm phát - chứng bệnh kinh tế có khả năng phá hoại của cải lớn nhất đang tấn công vào từng doanh nghiệp. Do vậy, bên cạnh các nỗ lực “tự cứu mình” đơn độc, khối doanh nghiệp đang rất cần những giải pháp mang tính tổng thể để tăng sức đề kháng, bảo vệ doanh nghiệp trước những mối đe dọa của nền kinh tế.

Sau loạt bài Lận đận doanh nghiệp "tìm đường sống", VietNamNet đã nhận được hàng trăm phản hồi của độc giả, trong đó có không ít ý kiến của các doanh nhân, bày tỏ sự lo lắng đối với tương lai của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khó khăn tiếp tục kéo dài. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), nhằm tìm ra một giải pháp hữu hiệu, truyền thêm sinh lực cho các doanh nghiệp đang vật lộn trong "cuộc chiến chống lạm phát".

Bà Hạnh trong một cuộc họp đối thoại với các doanh nghiệp. Ảnh VNN.

5 giải pháp tự cứu

- Thưa bà, là người gần gũi và nắm rất rõ tình trạng của các doanh nghiệp bà có thể cho biết đâu các giải pháp vượt khó mà doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay?

- Khó khăn của doanh nghiệp thì không cần hỏi họ chúng ta cũng hình dung được. Chi phí đầu vào tăng từ nguyên vật liệu đến lương công nhân, phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng… và đầu ra thì lại rất khó, sức mua giảm, hàng ngoại nhập tăng nhiều, người tiêu dùng trung lưu đang rất cân nhắc khi chọn mua và đang chỉ ưu tiên cho các nhu yếu phẩm thiết thực.

Làm gì trước tình thế đó? Từ giữa tháng 6/8 đến nay, chúng tôi cùng CLB LBC (tập hợp 50 doanh nghiệp là các thương hiệu dẫn đầu VN) thường xuyên tổ chức chuỗi ăn trưa làm việc hàng tuần với các doanh nhân. Những cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề: phân tích, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giải pháp ứng biến trước tình hình kinh tế lạm phát.

Đồng thời, trong hơn một tháng qua, BSA và CLB HVNCLC cũng đã tổ chức 6 cuộc họp chung gần 100 tổng giám đốc, phó TGĐ các công ty ở TP.HCM và các buổi họp ở Hà Nội, Đồng Nai… cùng chia sẻ các giải pháp sống chung với lạm phát.

Năm giải pháp mà doanh nghiệp đang quan tâm nhiều để ng biến tình hình lạm phát khó khăn là: thúc đẩy việc bán hàng; tăng nhanh vòng quay vốn; tăng lương cho công nhân và lo chăm sóc đời sống đội ngũ; quản lý dòng tiền đảm bảo thanh khoản để tranh đột tử và bảo vệ mang phân phối. Đó là những giải pháp nóng.

Doanh nghiệp chỉ trông chờ vào một đối tượng...

- Vậy, bà thấy điều gì đáng nói trong thái độ ứng xử với khó khăn lạm phát của các doanh nghiệp này?

- Điều tôi thấy đáng mừng là một mặt, dù đang phải tiến hành các giải pháp cấp thời nhưng các doanh nghiệp cũng đang quay lại thảo luận việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch một căn cơ.

Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), người sáng lập ra các “sân chơi” cho doanh nghiệp như Câu lạc bộ Hàng VN chất lượng cao (CLB HVNCLC), CLB doanh nghiệp dẫn đầu (LBC - Leading Business Club), CLB Marketing Manager…
Nói chung, nhiều giám đốc doanh nghiệp nhìn nhận là cơn khó khăn này cũng buộc doanh nghiệp rà soát lại hết từ kế hoạch đến điều khiển, tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất và càng đòi hỏi họ phải chú ý bám chắc hơn thông tin thị trường, dự báo xu hướng thị trường, xu hướng tiêu dùng.

Trao đổi cặn kẽ với doanh nghiệp ở những qui mô khác nhau, ngành nghề khác nhau, tôi thấy họ không trông chờ, kêu ca mà đều thấy lần này phải tự cứu mình bằng các nỗ lực tự thân: giữ vững chất lượng hàng hóa, tăng thêm dịch vụ kèm với hàng hóa, thêm ưu đãi, khuyến mãi… cho khách hàng. Họ biết, chỉ có thể trông chờ và chỉ một đối tượng có thể cứu họ: người tiêu dùng.

- Như vậy, ngoài những nỗ lực tự thân của doanh nghiệp như trên, theo bà, doanh nghiệp VN có cần giải pháp tổng thể hơn? Vai trò của Nhà nước, các cấp quản lý, truyền thông và người tiêu dùng có tác động, ảnh hưởng như thế nào tới “cuộc chiến chống lạm phát”?

- Mặc dù các doanh nghiệp đã phân tích đến tận ngóc ngách tinh tế nhất của từng lãnh vực quản lý, nhưng xem xét các giải pháp thực tế mà doanh nghiệp đã áp dụng chống khủng hoảng thì tôi không thấy họ kêu ca và hay mong chờ ở Nhà nước. Họ nhắc đến quan hệ với Nhà nước nhưng hình như nghiêng về khía cạnh muốn được Nhà nước lắng nghe họ đề xuất các giải pháp gần gũi, thiết thực từ những “người trong cuộc” - đang sống với thị trường mỗi ngày.

Có điều này nổi bật trong hầu hết những cuộc thảo luận là các doanh nghiệp đều đồng tình là giải pháp nào thì cũng phải bắt đầu từ sự liên kết hợp tác: giữa các doanh nghiệp với nhau (doanh nghiệp từng ngành, từng địa phương, doanh nghiệp sản xuất với các nhà phân phối…) và giữa doanh nghiệp với các nhà truyền thông.

"Quyền lực mềm" và 30 giây để nghĩ!

- Bà có thể giải thích rõ hơn giải pháp liên kết này, mục tiêu của sự gắn kết là gì? Giải pháp này có thể giúp doanh nghiệp VN chống chọi với khó khăn như thế nào, thưa bà?

- Các doanh nghiệp đều nhìn nhận là thời buổi này, không thể tiếp tục nêu khẩu hiệu: Người VN dùng hàng VN nữa rồi, bởi vì mình đã gia nhập WTO, đâu có thể bảo hộ hàng VN một cách đơn giản hay cực đoan được. Theo tôi, bây giờ là lúc nhấn mạnh: tình thế khó khăn, doanh nghiệp VN đang phải bươn chải tự cứu; mọi nỗ lực và thành tựu của họ dù ít nhiều cũng cần được thông tin rộng rãi để người tiêu dùng nắm rõ mà cân nhắc đầy đủ và ủng hộ cho hàng VN.

Chọn mua hàng VN cũng là bảo vệ công ăn việc làm cho người thợ, người lao động, cho gia đình mình, cho sự ổn định xã hội và bảo vệ nền sản xuất. Chính sự ủng hộ của người tiêu dùng (có điều kiện, có đòi hỏi nghiêm khắc) là một “quyền lực mềm” bảo vệ sản xuất VN, hàng hóa VN vượt qua cơn khó.

"Chỉ một đối tượng có thể cứu doanh nghiệp lúc này, đó chính là người tiêu dùng" - Bà Hạnh nói. Ảnh VNN.

- Thưa bà, như vậy, cần có một chương trình hành động hay chỉ là chương trình truyền thông?

- Trước nhất đây là một chương trình hành động. Nhưng cùng với hành động, truyền thông giữ vai trò lớn. Sau hàng loạt cuộc thảo luận, cùng với các doanh nghiệp, chúng tôi đang thử phác họa một chương trình hành động: “Hàng Việt vì người Việt cùng vượt qua thời lạm phát”. 

Hạt nhân của chương trình này là các doanh nghiệp sản xuất hàng VN. Họ cam kết giữ vững chất lượng hàng hóa và tăng thêm dịch vụ, ưu đãi, khuyến mãi, tăng sức hấp dẫn và tin cậy cho hàng hóa mình. Những nỗ lực này được truyền thông rộng rãi và nhiều hoạt động cụ thể cũng được tổ chức để hỗ trợ họ quảng bá về hàng Việt.

Với doanh nghiệp, tôi nghĩ có thể có những chương trình truyền thông trên báo, truyền hình, báo điện tử với chủ đề: “Chúng tôi đang thay đổi” để tập trung giới thiệu các nỗ lực và thay đổi hấp dẫn của hàng hóa dành cho người tiêu dùng.

Với người tiêu dùng, tôi chú ý tới một câu nhắn nhủ dành cho họ mà tôi nghe từ một câu chuyện thật. Một anh bạn tôi là Việt Kiều dạy học bên Mỹ kể rằng, vợ chồng anh và bạn bè thường nhắc nhau mỗi khi đi siêu thị chọn mua hàng là “hãy dừng lại 30 giây và suy nghĩ…”.

Nghĩ gì? Nghĩ xem mặt hàng mình định mua có hàng VN không, nếu có, nhất thiết chọn hàng VN vì chỉ cần nghĩ lại một chút như vậy là có một người công nhân không bị thất nghiệp, một người nông dân bớt khó nghèo, mà có tốn kém gì thêm đâu vẫn đóng góp được cho người lao đông quê nhà.

 
Doanh nghiệp - họ biết - chỉ có thể trông chờ và chỉ một đối tượng có thể cứu họ: NGƯỜI TIÊU DÙNG.

Việc cân nhắc và ưu tiên chọn hàng VN đó cũng nằm trong một định hướng lớn hơn là: cần tiêu dùng có trách nhiệm, tiêu dùng thông minh và hợp lý nhất để thể hiện quyền lực lớn lao của mình, “quyền lực mềm” của người tiêu dùng VN.

Tôi cho rằng, bây giờ là lúc chúng ta phải lật tới lật lui nhiều khái niệm. Có nên kêu gọi đơn giản người VN dùng hàng VN, có nên kêu gọi tiết kiệm chung chung hay phải khuyên nhau tiêu dùng khôn ngoan, có trách nhiệm thay vì thắt hầu bao giảm tiêu dùng?

Sắp tới đây, báo chí cần giới thiệu những kinh nghiệm liên kết thành công giữa các doanh nghiệp và tư vấn cho người tiêu dùng về kinh nghiệm tiêu dùng như thế nào là khôn ngoan, vừa có ích cho mình, gia đình mình, góp phần bảo vệ việc làm cho người lao động và bảo vệ thương hiệu hàng hóa VN trong cạnh tranh.

Có thể nói, sự ủng hộ của người tiêu dùng, như một thái độ tập thể có cân nhắc, xem xét, suy tính chính là "quyền lực mềm" của thượng đế VN.

"Hạt nhân của chương trình hành động: “Hàng Việt vì người Việt cùng vượt qua thời lạm phát” có thể dưới các hình thức: các phiên chợ vui dành cho công nhân bán hàng Việt, các chợ phiên hàng Việt cuối tuần ở các nơi công cộng, các tháng cao điểm bán Hàng VN chất lượng cao tại các hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc hay là chợ hàng Việt trên mạng. Năm nay cũng có thể tính đến tháng khuyến mãi hàng VN hay quý 4, một quý khuyến mãi hàng VN, tại sao không, khi mà việc bán hàng của chúng ta cần được đẩy mạnh trong mùa khó khăn?".

Bà Kim Hạnh

  • Nguyễn Sa (thực hiện)
     
    Ý kiến độc giả?
     

Nguyễn Trọng Tuấn
tuan_staline@yahoo.com

Tôi tán thành ý kiến của bà Hạnh, vấn đề rất quan trọng là các doanh nghiệp đã nhìn đúng bản chất vấn đề và xác địnhphải tự cứu mình. Vai trò của Nhà nước tạo môi trường và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp cũng rất cần phải được thực hiện hiệu quả. Vấn đề cần rất nhấn mạnh đó là vai trò của truyền thông, hãy học tập kinh nghiệm của Hàn quốc về vấn đề này.

Nguyễn Đinh Thu
ngudt014@gmail.com

Kính gửi chị Kim Hạnh! Cảm ơn bài viết của chị về vấn đề kinh doanh của các xí nghiệp, công ty. Rõ ràng, người tiêu dùng quyết định sự sống còn của các công ty, xí nghiệp đó. Ở nước ngoài là vậy, nhưng ở trong nước thì sao?

Trước giờ có mấy công ty, xí nghiệp nào coi trọng thượng đế của họ đâu? Chúng ta chỉ nói suông là người VN tiêu dùng hàng nội địa vì tự hàng dân tộc, nhưng rõ ràng các doanh nghiệp, nhất là của Nhà nước lại rất coi thường người tiêu dùng. Với các ngân hàng thì còn tệ hơn.

Phan Minh
Biên Hoà, Đồng Nai
phanminhsw@yahoo.com

"Quyền lực mềm" và 30 giây để nghĩ!"
Mặc dù tôi chưa bao giờ làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước hay công ty tư nhân của Việt Nam. Là một công dân Việt Nam, tôi cũng có lòng yêu nước, tôi cũng đã từng lựa chọn sản phẩm "Việt Nam" khi có nhu cầu mua sắm. Tuy nhiên, là một nhà quản lý doanh nghiệp, tôi luôn cân nhắc đâu là lợi ích. Lợi ích ở đây không chỉ ở vật chất, mà bao gồm cả tinh thần. Ví dụ, tôi đã mua sắm rất nhiều sản phẩm điện, điện lạnh "Việt Nam" với giá tương đương hoặc rẻ hơn chút ít so với những sản phẩm "ngoại", nhưng chất lượng thì hoàn toàn khác, sự chênh lệc không tương xứng. Kết quả là cảm thấy mình "bị lừa". Trên đây là một ví dụ trong rất nhiều trường hợp tôi gặp phải. Do đó, doanh nghiệp muốn phát triển, trước hết phải nghĩ đến khách hàng, đặc biệt là sự thoã mãn của khách hàng (Customer satisfaction), đừng để họ ấm ức sau khi mua sản phẩm của mình và rồi không bao giờ quay trở lại.

Email: anhkhongmuonradi_82@yahoo.com
Hải Phòng

Doanh nghiệp Việt Nam lên lấy người tiêu dùng làm trọng!

Như các bạn đã biết, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải tìm được đầu ra cho sản phẩm. Đầu ra cho sản phẩm chính là ngưòi tiêu dùng, người tiêu dùng cũng chính là người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Người tiều dùng Việt Nam theo tôi nghĩ là người chịu thiệt thòi nhất so với các nước trên thế giới. Họ không có người bảo vệ quyền lợi cho mình, khi xảy ra bất cứ điều gì liên quan đến sản phẩm thì người tiêu dùng phải chịu sau khi đã mua sản phẩm đó. Vậy tôi xin hỏi bà Vũ Kim Hạnh, bà có nghĩ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sau khi người tiêu dùng đã chấp nhận mua nó?

Xin thưa, không bao giờ có chuyện đó với doanh nghiệp VN. Họ chỉ mong sao bán càng được nhiều hàng hoá càng tốt và khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì cái trách nhiệm của họ coi như hết. Có thể họ nói rằng tôi sẽ bảo hành cho sản phẩm, vậy họ hiểu bảo hành là gì chứ. Là một khi sản phẩm bị hỏng hóc do lỗi kỹ thuật thì ngưòi tiêu dùng hoàn toàn có quyền đổi lại sản phẩm khác thay thế mà ko mất bất kì một khoảng phí nào. Vậy doanh nghiệp VN luôn làm thế với người tiêu dùng chứ?

Một băn khoăn nữa tôi muốn nói là phải có sự cạnh tranh sẽ làm cho mọi DN tốt hơn, DN nào ko coi trọng người tiêu dùng sẽ sớm bị đào thải. Một lần nữa tôi khuyên người tiêu dùng VN lên thận trọng hơn, cũng lên suy nghĩ khi đưa ra quyết định trc khi mua những sản phẩm của DN VN sản xuất. Tôi cũng khuyên DN VN lên coi trọng người tiêu dùng hơn và lấy họ làm mục tiêu phát triển.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>