221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1099126
Chưa đánh giá được mức nguy hại nứt đốt hầm Thủ Thiêm
1
Article
null
Chưa đánh giá được mức nguy hại nứt đốt hầm Thủ Thiêm
,

 - Thông tin trên được ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết trong buổi trao đổi với báo chí xung quanh sự cố nứt hầm Thủ Thiêm, vào chiều 19/8

- Thưa ông, đã xác định được nguyên nhân vết nứt và hướng xử lí các vết nứt này ra sao?

- Hiện nay nhà thầu đã có báo cáo về nguyên nhân và đánh giá và đề xuất giải pháp. Bước tiếp theo, chủ đầu tư phải thể hiện quan điểm về việc này, hợp lý hay không hợp lý, lựa chọn giải pháp nào.

Ông Lê Quang Hùng (Ảnh: Chí Hiếu)

Hiện chủ đầu tư và nhà thầu đã lên một bản đồ vết nứt. Chiều rộng vết nứt đa phần là vết nứt nhỏ, có những vết nứt rộng nhất là từ 0,2 -0,3mm. Chiều dài vết nứt theo hồ sơ báo cáo của chủ đầu tư, nhà thầu  và tư vấn thì có vết nứt dài đến khoảng 2m. 

Phải xem vết nứt đó như thế nào. Những vết nứt như vậy phải có sự quan tâm đặc biệt và phải có xử lý gia cường. Những vết nứt ở đây chưa phải xuất hiện do chịu lực mà xuất hiện do các nguyên nhân khác, vì hầm chưa đưa vào sử dụng.

Về nguyên tắc, chiều rộng vết nứt không quá giới hạn cho phép, để khỏi ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, chủ yếu là bảo vệ cốt thép bên trong. Vết nứt nào mà quá như thế thì phải xử lý.

Cũng phải xem xét nếu mật độ vết nứt nhiều quá thì ảnh hưởng đến cường độ bê tông trong một mảng nhất định.

Ngoài ra, chiều rộng, độ sâu và cường độ vết nứt cũng cần phải được xem xét kĩ, từ đó mới kết luận được ảnh hưởng của nó đến kết cấu ra sao và có biện pháp xử lý.

- Vậy, giới hạn cho phép của vết nứt là như thế nào?

- Hiện nay, theo điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình thì người ta chỉ quy định: đối với các vết nứt có chiều rộng nhỏ hơn 0,1m thì không phải xử lý, nếu lớn hơn 0,1m thì xử lý. 

Do vậy, chưa thể đánh giá được ảnh hưởng của các vết nứt này tới chất lượng của công trình, vì phải có thời gian nghiên cứu tìm ra nguyên nhân là gì, dự báo khả năng phát triển vết nứt, ảnh hưởng kết cấu ra sao...

- Vậy, trách nhiệm cụ thể của các bên trong sự cố này thế nào?

- Để xảy ra tình trạng này trách nhiệm thuộc về các chủ thể tham gia dự án là Ban Quản lý Đại lộ Đông Tây - đại diện cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công Obayashi, tư vấn thiết kế PCI. 

Các đơn vị trên phải chịu trách nhiệm khắc phục và xử lý các vết nứt này.

Trình tự thực hiện là đầu tiên phải làm rõ nguyên nhân nứt rồi sau đó thì mới đánh giá ảnh hưởng của các vết nứt đó đối với chất lượng kết cấu như thế nào. Cuối cùng mới đưa ra giải pháp để khắc phục. Theo luật thì chủ đầu tư phải có quyết định về việc này.

Tuy nhiên, công trình này là dự án trọng điểm, nên Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng phải có ý kiến.

Công nhân đang thi công công trường hầm Thủ Thiêm (Ảnh: VNN)

- Vậy còn Cục và Hội đồng có trách nhiệm gì không, thưa ông? 

- Việc này không phải do Cục hay Hội đồng gây ra. Hội đồng không phải chủ thể trực tiếp tham gia quản lý chất lượng các công trình, hội đồng là đại diện cho nhà nước đảm nhiệm công tác quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng của các chủ thể (chủ đầu tư và các nhà thầu). 

Hội đồng không thay mặt chủ đầu tư, không thay mặt nhà thầu để thiết kế, thi công, giám sát tại hiện trường.

Chức năng chính của Cục Giám định là quản lý nhà nước về công trình xây dựng. Cả nước có hàng vạn công trình, mà Cục chỉ có vài chục người thì không thể làm xuể. Vì vậy, Cục Giám định không thể vươn ra chịu trách nhiệm, mà ai làm thì người đó phải chịu trách nhiệm. Mình là quản lý nhà nước là nơi đề ra văn bản pháp luật và giám sát việc thực thi văn bản đó, còn nếu mà thấy xảy ra nhiều quá, thì chứng tỏ pháp luật của mình là chưa chuẩn, mà chưa chuẩn thì mình phải điều chỉnh pháp luật.

Đối với các công trình trọng điểm thì chúng tôi trực tiếp đến kiểm soát chất lượng, thực tế là Cục Giám định cũng đã có cán bộ kiểm tra tại hiện trường, đã có văn bản khuyến cáo, đề nghị giải trình … 

Khi có ý kiến hỏi phòng thí nghiệm của công trình "có vấn đề" vì chưa hợp chuẩn xây dựng, ông Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định cho biết: "Đúng ra, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra phòng thí nghiệm, phòng thí nghiệm đó phải hợp chuẩn. Tại thời điểm hội đồng nghiệm thu vào kiểm tra, phòng thí nghiệm đó chưa hợp chuẩn. Đến giờ chúng tôi vẫn chưa thấy có báo cáo về việc họ đã được chứng nhận hay chưa".
  •  Chí Hiếu ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,