221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1094794
Bài 1: Dân di cư đói khổ trăm bề
1
Article
null
Di dân tự do - bài toán khó:
Bài 1: Dân di cư đói khổ trăm bề
,

 - Trước áp lực của di dân tự do, ở nhiều nơi việc chăm lo cuộc sống và quản lý di dân đã vượt quá tầm của các địa phương, trong khi đời sống của người dân hết sức cơ cực nơi rừng thiêng nước độc.

 

Những mái nhà chông chênh!

 

Để tìm hiểu đời sống của di dân tự do, chúng tôi đã về huyện Ea Súp (Đăk Lăk), một địa phương có lượng di dân tự do lớn nhất, nơi có những cánh rừng đầu nguồn Ea Súp thượng.

 

Ông Phan Xuân Lĩnh - Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết, huyện có 55 nghìn dân thì dân di cư tự do chiếm tới 2/3 và hàng ngày di dân vẫn tiếp tục “nhảy dù” vào những cánh rừng sâu heo hút khiến cho địa phương hết sức lo ngại.

Nhưng mái nhà tạm bợ, chông chênh. Ảnh: Gia Bảo.
 

Theo sự chỉ dẫn của ông Lĩnh, chúng tôi lặn lội vào xã Cư Kbang, một xã 100% là di dân tự do mới được thành lập. Anh Đàm Văn Hà- Phó chủ tịch xã, cùng là một di dân tự do cho biết, xã có 5.000 ngàn khẩu, bà con đều là người từ các tỉnh phía Bắc vào đây.

 

Chính quyền sở tại đã phải dốc hết sức khi cấp cho mỗi hộ 400 m2 đất ở và 4000 m2 đất sản xuất cho bà con an cư lập nghiệp. Ghé vào thăm một căn nhà tranh vách nứa xiêu vẹo, anh Yàng Xeo Văn- chủ nhà cho biết, mặc dù có đất sản xuất nhưng nhà mình có 5 khẩu, làm lúa cũng chỉ đủ ăn 8 tháng, còn 4 tháng là đói…   

 

Chúng tôi vượt gần 200 km đường đất đỏ bụi mù mịt để đến xã Đăk R’măng, Đăk Glong, Đăk Nông, nơi có 14 cụm dân với hơn 4.000 dân di cư tự do sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Sau khi vượt qua Đèo Đá Mang Muối quanh co khúc khuỷu và gần 1 giờ lội suối, leo hết mấy con đường đèo dốc dựng đứng, cụm dân cư số 1 hiện ra với những căn nhà tranh vách nứa xiêu vẹo ẩn hiện nơi góc  rừng.

 

Một hộ di dân chuẩn bị làm nhà khi vào Đăk Lăk thăm người thân. Họ là di dân tự do. Ảnh: Gia Bảo.
Khung cảnh vắng vẻ và hiu hắt, như nói lên phần nào cái đói nghèo, lạc hậu song hành với người dân nơi đây. Đi mỏi chân, chúng tôi mới gặp được mấy cháu bé đứng khép nép lo sợ khi thấy bóng dáng người lạ. Vào thăm nhà già Vàng A Phao, một căn nhà tranh vách nứa rộng chừng 10 m2 trống tuyềnh toàng, chẳng có đồ dùng sinh hoạt gì đáng giá, ngoại trừ mấy cái xong nồi treo lơ lửng nơi góc nhà.

 

Theo lời già A Phao, thì xóm này có 300 hộ dân di cư tự do từ tỉnh Lai Châu vào đây lập nghiệp từ năm 2001. Là dân di cư tự do nên họ không hề khai báo với chính quyền sở tại mà âm thầm chọn những cánh rừng xa xôi, heo hút gần con suối dựng nhà lập xóm. Họ nhẫn nại, chịu khó làm thuê kiếm sống, rồi đốt rừng làm rẫy, cuộc sống nghèo nàn lạc hậu, đắp đổi qua ngày.

 

Nằm giữa địa bàn xa xôi hiểm trở và phải lo cái ăn từng bữa nên hầu như trẻ em ở đây không được đến lớp học mà phải theo chân cha mẹ lên nương xuống suối.

 

Nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn hiện diện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt tình trạng tảo hôn thì là “chuyện nhỏ” và không lạ khi chúng tôi bắt gặp những bà mẹ ở độ tuổi 14- 15, tuổi lẽ ra phải cắp sách đến trường.

 

Mọi liên lạc, giao lưu với thế giới bên ngoài gần như không có khi điện, trường, trạm, sách báo… là những khái niệm nghe xa vời đối với bà con nơi đây. Anh Vàng A Thềnh cho biết: “Cứ 3 ngày cả xóm họp lại cử ra một người đi xuống xã mua vật dụng sinh hoạt cần thiết cho cả xóm”.

 

Đói nghèo sống chung tệ nạn! 

 

Theo lời anh Nguyễn Trọng Lực- Phó trưởng ban Công an xã Đăk R’măng, trước việc di cư ồ ạt của đồng bào, khiến chính quyền xã  gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu và điều nhức nhối nhất vẫn là bảo vệ rừng trước việc người dân xâm hại đốt rừng làm rẫy. Việc chăm sóc cho người dân về mặt xã hội như y tế, giáo dục… cũng vượt quá khả năng chính quyền địa phương.

 

Những người di dân tự do, chính quyền rất khó để quản lý họ. 
Ảnh: Gia Bảo.

Tuy nhiên, trước việc di dân tự do ào ạt đổ vào các tỉnh Tây Nguyên, đó là một áp lực rất lớn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của các địa phương. Di dân khi đặt chân đến vùng đất mới có đời sống vô cùng khó khăn, họ sinh sống rải rác trên các khu đất sản xuất, hoặc sống sâu trong các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, xa các khu trung tâm, điều kiện sản xuất khó khăn, không có điều kiện khám chữa bệnh, con em không được đến trường, tỷ lệ thất học và mù chữ cao, nhiều hủ tục lạc hậu- mê tín vẫn còn tồn tại…

 

Tình trạng du canh, du cư của di dân vẫn diễn ra thường xuyên dẫn đến những khu rừng tiếp tục bị tàn phá, gây tác động xấu đến bảo vệ môi trường sinh thái và ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

 

Tại nhiều nơi di dân tự do sinh sống xảy ra nhiều các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mua bán, sang nhượng, tranh chấp đất đai giữa di dân với dân sở tại, giữa di dân với di dân, trong khi đói nghèo phổ biến, tạo điều kiện cho một số kẻ lợi dụng dân tộc, tôn giáo, gây mất tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

 

Những nguyên nhân đó gây nên mất ổn định tình hình an ninh, chính trị xã hội và cũng gây không ít khó khăn cho địa phương về quản lý nhân hộ khẩu cũng như quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư.

 

Số hộ đói nghèo chủ yếu sống trong các vùng khó khăn thiếu đất sản xuất (hoặc đất xấu, đất bạc màu không thể canh tác), họ sống ở những khu vực chưa có cơ sở hạ tầng, không có nước sinh hoạt, hoặc không có nước phục vụ sản xuất… Một số di dân bị mất đất do làn sóng nhập cư ồ ạt của một số hộ nghèo mới di cư vào 3-4 năm gần đây không có tiền mua đất và phải đi làm thuê, tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 51%.

 

Điển hình như khu vực Trung đoàn 720 thuộc Binh đoàn 16 (xã Đăk  Ngo, huyện Tuy Đức, Đăk Nông) có 384 hộ dân với gần 2.000 khẩu vào thăm bà con từ năm 2003 rồi ở lại luôn vẫn chưa có đất ở và đất sản xuất. Đó là một vấn đề hết sức nan giải đối với Tuy Đức, một huyện biên giới mới được thành lập còn gặp nhiều khó khăn.             

 

Không có đất sản xuất, sống giữa rừng già, tất yếu người dân di cư sẽ …phá rừng! Tại Vườn quốc gia Yok Đôn (Đăk Lăk), nỗi lo lớn nhất của vườn là ngay tại “lõi” vườn là buôn Drang Phok (xã Krơng Ana, huy) có 85 hộ dân (cách đây 1 năm chỉ có 63 hộ) thì có tới 65 cưa máy, 30 xe máy cày chuyên đi rừng khai thác gỗ trái phép, đây là một áp lực quá lớn trong vùng lõi của vườn.

 

Điểm dân cư Drang Phok sẽ “phình” ra và cứ theo đà này, chắc chắn không xa, một xã mới sẽ hình thành ở ngay vùng lõi của vườn, khi đó một diện tích rừng đặc dụng không nhỏ sẽ tan hoang theo tỷ lệ thuận việc tăng dân số.

 

Vườn đã nhiều lần đề xuất từ huyện lên đến tỉnh về việc phải di dời người dân buôn Drang Phok ra khỏi vùng “lõi” của vườn, nhưng cho đến bây giờ địa phương vẫn chưa đồng ý (!).

  • Gia Bảo

Bài 2: Không có đất thì đi phá rừng làm nơi ở!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,