221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1096270
Ngụp lặn trong "thành phố nước" ở tâm lũ
1
Article
null
Ngụp lặn trong 'thành phố nước' ở tâm lũ
,

 - Nước rút nhanh, hàng trăm hộ dân ở TP. Yên Bái bắt đầu dọn dẹp bùn đất trong nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tại khu vực Ga Yên Bái, đường Trần Hưng Đạo nước vẫn ngập sâu gần 2m...

Phố thành sông

Tại khu vực Tổ 1, phường Yên Ninh, TP. Yên Bái, mặc dù nước đã bắt đầu rút nhưng do là vùng trũng, bị ngập sâu khoảng 1.5m nên hầu như mọi hoạt động của người dân trong khu vực chỉ xoay quay việc lau dọn đồ đạc và hất rác rưởi ra ngoài.

Di chuyển vất vả trong thành phố Yên Bái
Chỉ tay vào mép nước trên tường, chị Ngọc Linh (số 139 đường Hoàng Hoa Thám) cho biết: “Hôm nay nước đã rút khoảng gần 1m rồi mà nhà tôi vẫn còn ngập hơn 0,8m nữa. Còn hôm 9/8 thì nước lũ đã ngập hết tầng 1, mọi đồ đạc tài sản đều phải di chuyển lên tầng 2, tầng 3 để tránh bị nước làm hư hỏng”.

Ông Can cũng ở đường Trần Hưng Đạo chán nản: “Nhà tôi neo người, dưới tầng 1 lại để nhiều đồ nặng nên khi nước lũ tràn về chẳng kịp đưa hết đồ đạc lên cao mà chỉ mang được cái tivi, tủ lạnh và vài đồ lặt vặt lên cất trên tầng 2. Cũng còn may là nước chỉ ngập dưới tầng 1 thôi, chứ nếu mưa thêm ngày nữa thì tầng 2 chắc cũng sẽ ngập nốt. Lúc đó thì chẳng biết đi đâu để chạy lũ”.

Chiếc thuyền bê-tông nhỏ càng tiến gần vào khu vực Bến xe và Ga Yên Bái, PV VietNamNet nhận thấy nước càng ngập sâu và chảy mạnh nên hầu như việc đi lại của người dân đều dựa vào nhưng chiếc thuyền nhỏ, bè tre, phao xốp – phao săm ô tô và thậm chí là cả những chiếc bồn tắm cũ cũng được dùng làm “phương tiện chở khách”.

Ngay cả những cán bộ thuộc Đội Quản lý thị trường số 2 và công an các phường bị ngập nước của TP. Yên Bái cũng đã phải thuê thuyền của dân để đi lại. Và cái giá để được ngồi thuyền đối với “khách quen” là 10.000 đồng/ lượt, khách vãng lai là 25.000 đồng. Tại các tuyến phố bị ngập sâu, nước chảy siết thì giá đi thuyền “đồng hạng” 25.000 đồng.

Bến tàu, bến xe đều bị cô lập
Tại khu vực chợ Trung tâm trên đường Trần Hưng Đạo, có không ít ô tô của người dân trong khu vực vẫn đang chìm trong làn nước đục, hàng hóa của người dân cũng nằm trong nước, chỉ có chai lọ và bèo rác là nổi lều bều khắp nơi. Nhiều người dân vì không muốn bỏ ra 25.000 đồng để ngồi thuyền nên đã buộc phải dầm mình trong nước bẩn để ra chợ mua thực phẩm.

3 ngày mắc kẹt

Phía trong Ga Yên Bái, nước vẫn ngập khắp các phòng làm việc, kho hàng và phòng chờ của khách đi tàu. Hàng chục nhân viên của nhà ga được huy động tới dọn dẹp các phòng để kịp phục vụ hành khách sau khi nước rút. 

Hành khách đi tàu bị mắc kẹt tại ga Yên Bái
Chỉ cho chúng tôi một đống hỗn độn của đủ thứ hàng tạp phẩm được vứt bừa bãi trong một phòng xép, anh Quang – nhân viên nhà ga cho biết: “May mà lúc nước lên tôi đã kịp di chuyển và vớt được số hàng này từ kho của nhà ga vào phòng khóa kín của lại chứ không thì lũ cuồn đi hết”.

"Chưa biết khi nào thông đường, nước còn ngập, có những đoạn đường sắt ngập gần 2m nước. Trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chờ nước rút để cố gắng cẩu đầu tàu bị đổ kia lên. Hiện xe cẩu đang ở Phú Thọ, do đường sá bị chia cắt nên phải bò từng tý một. Hiện ngành đường sắt đã giải tỏa hết hành khách 1.500 hành khách mắc kẹt Yên Bái, nhưng vẫn còn mấy chục hành khách kiên quyết nằm lại ở tầng 2 nhà ga Yên Bái để chờ thông tàu..."ông Trần Gia Tiến - Phó TGĐ Công ty Vận tải hành khách đường sắt HN.

Theo tìm hiểu, tại khu vực hội trường tầng 2 của Ga Yên Bái hiện vẫn còn khoảng 50 hành khách đi tàu bị buộc phải vạ vật tại nhà ga từ 3 ngày qua do không có điều kiện ra ngoài thuê phòng trọ. 

Bà Loan - người Lào Cai chép miệng: “Cứ nghĩ là lên tàu rồi về thẳng nhà nên 2 bà cháu tôi có mang theo nhiều tiền đâu mà dám ra ngoài thuê phòng ngủ. Số tiền gần triệu đồng trong người cũng chỉ đủ ăn uống tằn tiện chờ đến khi nước rút, tàu chạy thôi". 

Anh Đỗ Văn Thắng, một hành khách khác thì bảo: “Nước ngập mênh mông khắp nơi nên có muốn đi vệ sinh cũng khó. Ban ngày 3 anh em tôi cứ vạ vật quanh cái hành lang tầng 2 này, đến đêm thì chia nhau ngủ ngồi trên ghế vì những chỗ dễ nằm phải nhường cho phụ nữ và trẻ con. Nhưng dù sao cũng còn may là có chỗ khô ráo mà nằm. Giờ chỉ mong sao nước rút nhanh, tàu lại chạy để về nhà với vợ con cho yên tâm”.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng ga Yên Bái cho biết: “Rạng ngày 9/9, nước lũ tràn về đã khiến 3 đoàn tàu chở khoảng 1.600 hành khách, trong đó có gần 1.000 khách du lịch nước ngoài đã mắc kẹt lại ở ga. Ban đầu, chúng tôi định bố trí ăn ở cho hành khách ngay trên tàu nhưng sau thì nước ngập cao quá nên đã phải huy động toàn bộ lực lượng để cùng với chính quyền địa phương sơ tán toàn bộ hành khách ra khỏi khu vực ngập sâu".

Giao thông đường sắt tê liệt chưa biết khi nào thông tuyến
Theo ông Tùng, sau đó, nhà ga đã hỗ trợ toàn bộ chi phí “đi thuyền” để hành khách đi khỏi khu vực ngập và tìm phòng trọ trong khi chờ nước rút. Còn đối với những hành khách không đủ tiền để thuê phòng, nhà ga đã dành toàn bộ tầng 2 để cho bà con nghỉ ngơi, hàng ngày cung cấp đồ ăn, nước uống để bà con yên tâm nghỉ lại.

Du lịch... lũ!

Anh Kehler - một du khách người Đức bị kẹt lại Yên Bái vì nước lũ vẫn vui vẻ: “Bị kẹt lại như thế này cũng thú vị lắm, tuy có mất thời gian nhưng chúng tôi lại có điều kiện để đi thăm quan TP. Yên Bái, rồi còn đi lội nước nữa. Bọn trẻ nhà tôi thích lắm!”.

Khách nước ngòai kẹt lại tại TP.Yên Bái
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ tính như anh Kehler, không ít du khách nước ngoài đã tỏ vẻ chán nản khi bị buộc phải ở lại Yên Bái trong những ngày qua. Một nữ du khách người Anh bực bội: “Gia đình tôi định đi Sapa nhưng chắc là không đi được nữa, vì thấy anh hướng dẫn viên bảo ở Sapa cũng bị lũ lụt. Đã vậy còn không quay lại được Hà Nội vì bị tắc đường nữa”.

Theo thông tin từ phía các chủ nhà nghỉ, khách sạn ở TP. Yên Bái, trong buổi sáng 11/8, khi thông tin về việc các tuyến quốc lộ bị sạt lở đã được giải tỏa, hầu hết du khách nước ngoài đã lên ô tô quay về Hà Nội. Trong khi đó, số lượng hành khách người Việt Nam bị kẹt lại Yên Bái vẫn tiếp tục chờ nước rút để tiếp tục hành trình về quê.

Những hình ảnh TP. Yên Bái trong biển nước trong ngày 11/8 do PV VietNamNet vừa gửi về: 

Đi giữa thành phố... nước

Khu trung tâm TP.Yên Bái vẫn ngập sâu trong nước, người dân phải đi lại bằng thuyền

Vẫn mênh mông nước

Về nhà bằng lối... cột điện

Ngớt mưa, người dân TP.Yên Bái bắt đầu lội nước đi mua đồ ăn, thực phẩm

Chợ Yên Bái cũng chìm trong nước

Người dân tranh thủ dọn đồ đạc, nhà cửa

Nhiều công sở nước ngập vào tầng 1

Nước lũ bắt đầu rút, sinh hoạt của người dân TP. Yên Bái bắt đầu bình thường trở lại

Những tài sản có giá trị trong nhà may mắn vẫn được đảm bảo sau trận nước lũ

Sinh hoạt đời thường vẫn gặp nhiều khó khăn vì xung quanh vẫn là nước...

Để kịp thời chia sẻ và giúp đỡ nhân dân 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau cơn bão số 4 vừa qua là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, ngày 11/8/2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thực hiện ứng cứu khẩn cấp với tổng số tiền dự kiến lên tới 600 triệu đồng.

Cụ thể, hỗ trợ các gia đình có người chết 2 triệu đồng/nạn nhân. Cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào đang bị nạn tại các xã bị lũ quét và bị cô lập do lũ tại 3 tỉnh trên, mỗi tỉnh 3 tấn mì tôm.

  • Lê Anh Dũng - Công Thanh   

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,