221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1094486
"Bật mí" về chuyên án siêu trộm thực hiện 99 vụ
1
Article
null
'Bật mí' về chuyên án siêu trộm thực hiện 99 vụ
,

 - Một chuyên án đặc biệt (chuyên án 2H508) do đích thân một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát làm Trưởng Ban chỉ đạo, Ban chuyên án có sự tham gia của tới 11 Trưởng phòng cảnh sát hình sự và 2 cán bộ cấp phòng của C14 đã phá nhanh vụ án siêu trộm ở ĐBSCL chỉ sau 1 tháng.

99 vụ trộm trải dài trên 9 tỉnh

Từ tháng 3/2007, nhiều trường học trên địa bàn các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu… liên tục xảy ra các vụ mất trộm thiết bị văn phòng và thiết bị giảng dạy như CPU máy tính, máy in, đàn Organ, máy chiếu. Thủ phạm của những vụ trộm thường lợi dụng đêm tối, công tác bảo vệ tại các trường học thường hớ hênh nên chúng đã cạy cửa, cắt khoá đột nhập.

Trung tá Bùi Bé Năm (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) - Công an tỉnh An Giang). Ảnh: GVT

Điều khá lạ là thủ phạm các vụ án trộm cắp này rất "kén ăn", chỉ lấy cục CPU, và chỉ chọn màn hình LCD khi nẫng đi. Tính tới tháng 4/2008, theo thống kê của công an các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đã xảy ra 68 vụ trộm, mất 362 CPU, 10 màn hình máy tính, 118 đàn Organ, 20 máy in…với tổng trị giá lên tới 1,5 tỷ đồng. Điều này khiến công tác giảng dạy tin học và làm việc ở nhiều trường học gần như tê liệt.

Việc mất hàng trăm máy tính ở các trường học khắp 9 tỉnh không chỉ khiến các trường không có thiết bị dạy học mà dữ liệu quản lý cũng mất sạch, gây hoang mang trong dư luận vì rõ ràng đây là băng trộm chuyên nghiệp và liều lĩnh. Chẳng hạn, có vụ chỉ trong 1 đêm chúng đã “dọn sạch" cả 1 phòng máy vi tính với 23 chiếc. Để vận chuyển hết số hàng này, chắc chắn chúng phải dùng tới ghe máy hoặc xe tải nhỏ…

Trước tình hình đó, ngày 16/5/2008, Tổng cục Cảnh sát đã quyết định lập Ban chỉ đạo chuyên án do Thiếu tướng Lâm Minh Chiến- Phó tổng cục trưởng- làm trưởng Ban chỉ đạo. Chỉ hai ngày sau (ngày 18/5), Ban chỉ đạo đã có kế hoạch yêu cầu Công an tỉnh Kiên Giang lập chuyên án 2H508.

Ban chuyên án đặc biệt này gồm: Thượng tá Nguyễn Thanh Bảnh (Phó giám đốc phụ trách Cảnh sát- Công an Kiên Giang) được phân công làm Trưởng ban chuyên án; Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC14) làm phó Ban thường trực; 2 lãnh đạo cấp phòng của C14B làm phó ban; 9 Trưởng phòng PC14 các tỉnh An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ làm thành viên.

Cho tới khi cả 8 thủ phạm trong chuyên án 2H508 đều đã bị bắt, nhưng Trung tá Bùi Bé Năm (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) - Công an tỉnh An Giang, thành viên Ban chuyên án, vẫn chưa hết bất ngờ khi cho hay sau nhiều năm làm cảnh sát hình sự, tham gia triệt phá hàng trăm vụ án lớn nhỏ, anh chưa từng gặp vụ nào lớn cỡ này.

Tổng kết lại, nhìn vào số lượng 99 vụ trộm của băng nhóm 8 tên này ở khắp 9 tỉnh ĐBSCL với số lượng 382 CPU, 141 đàn Organ, 30 máy in, 13 màn hình vi tính… mới thấy băng siêu trộm này có "thành tích" đáng nể!

Băng trộm gia đình

Qua báo cáo của công an các tỉnh, thành, bước đầu Ban chỉ đạo và Ban chụyên án nhận định băng trộm này có từ 3 đến 5 tên, phương tiện gây án thường sử dụng là ô tô tải nhẹ hoặc ghe máy; thời gian gây án khoảng từ 0h- 3h sáng.

Rõ ràng băng trộm này hoạt động khá chuyên nghiệp, luôn khảo sát kỹ địa bàn trước khi gây án, sử dụng kìm và công cụ cạy, cắt khoá rất hiện đại, hoạt động trên địa bàn rộng khắp 9 tỉnh khu vực ĐBSCL nên chúng thường xuyên di chuyển lưu động

2 bị can Lê Văn Năm và Lê Văn Tám - thành viên của băng trộm (Ảnh do CQĐT - Công an An Giang cung cấp)
Có thể nói đây là cuộc ra quân "rầm rộ" của công an các tỉnh ĐBSCL, khi có lực lượng công an 11 tỉnh thành được huy động. Ban chuyên án và công an các tỉnh tập trung lực lượng nghiệp vụ nghiên cứu toàn bộ hồ sơ các vụ trộm đầu CPU, máy vi tính đã xảy ra, số tang vật, dấu vết vân tay thu được khẩn trương gửi trưng cầu giám định, phát hiện đối tượng.

Đồng thời, tiến hành rà soát các đối tượng thuộc diện quản lý, đặc biệt là những đối tượng trộm cắp, hoạt động lưu động, am hiểu về vi tính, số học sinh các trường đại học, trung học bị đuổi học về địa phương có biểu hiện hoạt động trộm cắp… rà soát tất cả các điểm cầm đồ, sửa chữa, buôn bán, lắp ráp máy tính trên địa bàn 11 tỉnh.

Hồi 2h30’ ngày 10/6/2008, anh Nguyễn Tấn Tài (dân phòng xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khi làm nhiệm vụ chốt chặn tại bến phà An Hoà đã phát hiện 3 đối tượng nghi vấn đi trên 2 xe mô tô đang chở 5 đầu CPU và 1 máy in chờ qua phà. Lập tức anh Tài điện báo công an xã Hoà Bình tăng cường lực lượng ra kiểm tra và tạm giữ 3 đối tượng.

Khi kiểm tra 3 đối tượng này, Công an xã Hoà Bình phát hiện ngoài 5 chiếc CPU, 1 máy in hiệu Lexmark, còn có thêm 1 túi đựng 2 cây kìm, 1 mỏ lết, 2 tuốc nơ vít và một số danh thiếp của cửa hàng kinh doanh máy tính…

Ngay trong đêm, tổ công tác của PC14 An Giang và Phòng kỹ thuật Hình sự đã xuống ngay địa bàn Chợ Mới. Các trinh sát PC14 An Giang đã xác định 3 đối tượng này là băng nhóm tội phạm hoạt động lưu động, có nhiều tiền án tiền sự về tội “trộm cắp tài sản”, vì vậy quyết định bắt khẩn cấp 3 đối tượng này.

Tại cơ quan điều tra, tung tích của 3 kẻ khả nghi đã được làm rõ, gồm Lê Văn Mười (32 tuổi); Lê Văn Năm (42 tuổi, là anh ruột Mười, cùng thường trú tại ấp Trường Thọ, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) và Nguyễn Văn Quyền (38 tuổi, anh vợ của Mười, thường trú tại ấp Kinh 10A, xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang).

Trong số 3 đối tượng nêu trên, Lê Văn Mười (sinh năm 1976) vào năm 1998 từng bị Công an Châu Thành (Cần Thơ) bắt vì tội trộm cắp tài sản và bị Toà án huyện Châu Thành tuyên phạt 12 tháng tù giam. Sau khi ra tù, Mười đi làm thuê. Năm 2005, Mười đã lấy trộm 20 triệu đồng và 1 đồng hồ của nhà chủ rồi bỏ trốn.

Lê Văn Năm là anh ruột Lê Văn Mười cũng không chịu thua em về bản lĩnh trộm cắp. Năm 1995, Năm cùng người em ruột khác là Lê Văn Tám từng bị Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh tuyên phạt 3 năm tù về tội "trộm cắp tài sản". Được trả tự do vào năm 1998, Năm tiếp tục đi làm thuê nhưng thường xuyên bỏ địa phương đi không trình báo.

Riêng Nguyễn Văn Quyền mặc dù chưa có tiền án tiền sự nhưng cũng thuộc diện chính quyền địa phương không biết... làm nghề gì!

Qua khai thác, Lê Văn Mười thừa nhận: chiều ngày 9/6, cả 3 uống rượu tại nhà Quyền. Sau đó Năm rủ Mười và Quyền đi An Giang để đột nhập trường học trộm cắp máy tính lấy tiền tiêu xài. 3 tên đi 2 xe mô tô đi dọc quốc lộ 91 hướng về Thị xã Châu Đốc tìm kiếm "mồi".

Tuy nhiên, mặc dù dọc quốc lộ 91 có nhiều trường học nằm ven quốc lộ nhưng rất gần khu dân cư nên chúng phải quay về thành phố Long Xuyên, qua phà An Hoà tìm các trường học ở địa bàn huyện Chợ Mới.

Bị can Trần Văn Huỳnh và bị can Nguyễn Văn Quyền - 2 thành viên trong băng trộm (Ảnh do CQĐT - Công an An Giang cung cấp).
Cuối cùng,Trường Trung học cơ sở Hoà Bình được bọn chúng "chọn mặt" để ăn cắp. 5 chiếc CPU, 1 máy in là "công sức" của vụ cắt khoá tại phòng Ban Giám hiệu, do Mười trực tiếp ra tay, còn Năm và Quyền làm nhiệm vụ cảnh giới.

Mặc dù ban đầu rất giảo hoạt chỉ thừa nhận 1 vụ trộm ở trường Hoà Bình nêu trên, nhưng rốt cuộc cả 3 tên phải khai nhận cả băng còn có thêm 5 đối tượng nữa.

Ngay sau đó, PC14 An Giang đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm 5 đối tượng còn lại. Tất cả 8 bị can trong vụ án siêu trộm liên tỉnh này đều có “dây mơ rễ má” với nhau theo diện... họ hàng: Lê Văn Tám (36 tuổi, anh ruột Mười); Lê Văn Chính (33 tuổi, cũng là anh ruột Mười, ở ấp Trường Thọ, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang); Trần Văn Huỳnh (40 tuổi, anh vợ Mười); Trần Minh Phụng (18 tuổi, con đẻ Huỳnh, cùng trú tại 194/25 Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ); Trần Văn Dũng (36 tuổi, tạm trú tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).

Tại CQĐT, 8 đối tượng khai nhận tổng cộng đã thực hiện trót lọt 99 vụ trộm tại các trường học ở 9 tỉnh (Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng) với "thành quả" gồm: 382 CPU, 141 dàn Organ, 30 máy in, 13 màn hình vi tính, 7 đầu đĩa, 9 ampli, 3 bàn phím, 3 tích điện và 2 ti vi.

Cụ thể: tại tỉnh Kiên Giang chúng trộm 24 vụ, với 94 CPU, 14 đàn Organ; tại tỉnh Hậu Giang thực hiện trót lọt 30 vụ, lấy đi 61 CPU, 61 đàn Organ…

Mặc dù tổng giá trị tài sản băng nhóm này trộm được theo xác định của cơ quan chức năng tới... 2 tỷ đồng, nhưng các thành viên trong băng trộm đều khai nhận chúng chỉ bán với giá "đồng nát" vài trăm ngàn/ 1 CPU, chưa tới 1 triệu đồng/ 1 đàn Organ. Số tiền kiếm được, chúng chia nhau mang đi... nhậu hết.

Toàn bộ số tang vật trong các vụ trộm chúng đều đưa đi tiêu thụ tại các cửa hàng kinh doanh máy tính, đàn điện tử ở TP. Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ và TP.HCM. Chẳng hạn vào tháng 8/2007, sau 2 đêm đột nhập vào 2 trường học ở Cái Răng (Cần Thơ) trộm được 12 chiếc đàn Organ, Tám và Mười thuê một chiếc xe 4 chỗ chở 12 chiếc đàn này từ An Giang lên TP. HCM bán được 10,5 triệu đồng. Sau khi trừ 1,5 triệu tiền thuê xe, Tám cho Mười 1 triệu đồng, còn hắn giữ lại 8 triệu đồng làm... của riêng.

Hiện cơ quan điều tra đã xác định được cửa hàng “Cường Thịnh” ở TP. Long Xuyên (An Giang) 4 lần mua 40 CPU của băng trộm này với giá 42,1 triệu đồng; cửa hàng “Nguyễn Hà” (ở TP. Long Xuyên) 8 lần mua 146 CPU, 1 máy in với tổng số tiền 95,3 triệu đồng; cửa hàng vi tính “Trọng Phúc” (ở TP. Long Xuyên) 6 lần mua 8 CPU, 6 máy in, 6 màn hình, 1 bàn phím, 1 ổn áp với số tiền 13,8 triệu đồng; trung tâm nhạc cụ “Du dương” (ở 343 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3, TP. HCM) 3 lần mua 22 đàn Organ với số tiền 33 triệu đồng; Trần Văn Bảo (ở 40/5 Phạm Ngũ Lão, phường An Hoà, TP. Cần Thơ) tiêu thụ của băng trộm này 30 đàn Organ; Trần Thanh Lâm (tạm trú tại F3 Mậu Thân, phường An Hoà, TP. Cần Thơ) tiêu thụ 37 CPU…

  • Trường Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,