221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1087442
Riêng Hà Nội mới đang có 18 dự án sân golf!
1
Article
null
Riêng Hà Nội mới đang có 18 dự án sân golf!
,
- 8 dự án sân golf gồm cả đã hoàn chỉnh và đang triển khai của Hà Nội cộng với 10 dự án sân golf tại Hà Tây (1 đã hoạt động, 2 đang xây và 7 đang nghiên cứu) khiến Thủ đô "mới" được sở hữu tổng cộng 18 sân golf thời điểm mở rộng...

Còn việc thời gian tới Hà Nội "mới" có thêm nhiều sân golf nữa hay không - theo UBND TP Hà Nội "cần được xem xét thêm đến việc phân bố trên địa bàn Hà Nội mở rộng". Việc mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội được thực hiện từ 1/8/2008 - do đó ngoài 8 dự án sân golf tại Hà Nội (kể trên), thời gian này UBND TP Hà Nội chủ trương chưa giao chủ đầu tư xây dựng thêm dự án sân golf nào mới.

Già nửa số sân golf Hà Nội là đất trũng hoặc khô cằn?

UBND TP Hà Nội cho biết, trong 8 dự án sân golf của Thủ đô hiện nay mới chỉ 2 sân đi vào hoạt động, là: sân golf Vân Trì tại Đông Anh (128ha trong đó 93ha đất trồng lúa nhưng trũng, sản lượng thấp; còn lại là mặt nước) và sân golf Minh Trí tại Sóc Sơn (110,9ha trong đó chỉ 4ha là đất nông nghiệp, còn lại là đất lâm nghiệp đồi gò).

Bạt ngàn đất, nước để xây được một sân golf cho không quá nhiều người có thể lui tới (Chỉ mang tính minh họa - Ảnh: VNN).

5 sân golf khác mới qua giai đoạn chấp thuận giao nhà đầu tư lập dự án, là: sân golf quốc tế Sóc Sơn nằm trong khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần đền Sóc (81,7ha trong đó 16ha đất nông nghiệp, 45ha đất đồi núi, còn lại là đất quốc phòng, mặt nước, đường dân sinh), sân golf trong khu đô thị Nam Thăng Long (60ha đất nông nghiệp), sân golf và dịch vụ Long Biên (117ha trong đó 42ha đất nông nghiệp phần lớn ngập nước, 75ha đất quốc phòng); khu du lịch sinh thái và sân golf Long Biên (500ha đất bãi, trong đó 227ha trồng ngô, hoa màu) và sân tập golf 9 lỗ trong khu luyện tập thể thao, vui chơi giải trí Mễ Trì (12,8ha).

Dự án sân golf thứ 8 của Hà Nội là tổ hợp sân golf 36 lỗ kết hợp công viên cây xanh và khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Thanh Trì, hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu lập qui hoạch. Nhà đầu tư đề xuất qui mô lập qui hoạch khoảng 750ha đất bãi ngoài đê, trong đó sân golf 250-300ha). Tuy nhiên, từ 28/6/2007, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng giao chủ đầu tư nghiên cứu lập qui hoạch các vùng đất ven sông Hồng do qui hoạch cơ bản phát triển 2 bờ sông này (đoạn qua Hà Nội) chưa được phê duyệt.

TIN LIÊN QUAN

Ngoài ra, trong năm 2007, UBND TP Hà Nội dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án sân golf Tả Thanh Oai (Thanh Trì) và Phù Đổng (Gia Lâm) song do các qui hoạch liên quan (phòng chống lũ, đê điều...) chưa được phê duyệt, mặt khác Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo đảm bảo an ninh lương thực nên 2 dự án này đã tạm dừng triển khai.

Như vậy, theo UBND TP Hà Nội - "các dự án dân golf đã đi vào hoạt động hoặc đang nghiên cứu đều ở các khu vực không phù hợp với sản xuất nông nghiệp, ở các huyện ngoại thành hoặc bãi sông, đồi núi khô cằn hoặc đất trũng ngập nước có sản lượng cây trồng thấp, do đó ý kiến cho rằng có thể ảnh hưởng an ninh lương thực là không có cơ sở".

18 sân golf chưa phải là nhiều?!

8 dự án sân golf (trên) và thêm 10 dự án khác khi hòa nhập với Hà Tây, những theo UBND TP Hà Nội, số lượng này so với một số vùng lãnh thổ trong khu vực thì vẫn chưa phải là nhiều?!

Báo cáo Thường trực Thành ủy gần đây, lãnh đạo Hà Nội nêu ví dụ: Thái Lan có hơn 400 sân golf, trong đó riêng Thủ đô Bangkok và khu ngoại ô (bán kính 70km) có gần 200 sân; Singapore diện tích chỉ vỏn vẹn 648,1km2 mà có tới 15 sân golf từ 18 - 36 lỗ; Malaysia có 38 sân golf trong đó riêng Thành phố Kuala Lumpur (diện tích 243,5km2) có 11 sân golf; Hongkong có 17 sân golf; Indonesia 32 sân golf...

Hơn nữa, cũng theo UBND TP Hà Nội, một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... có mùa đông khắc nghiệt, người chơi golf thường di chuyển đến những nơi khí hậu nhiệt đới để chơi golf trong thời gian khoảng 3 tháng mỗi năm. Do đó, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia... đã nắm bắt được nhu cầu này và phát triển khá nhanh các sân golf, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch.

Không ai phủ nhận thú chơi đắt tiền này, nhưng cái giá phải trả để có được thú chơi ấy là điều chưa ai cho là rẻ... (Chỉ mang tính minh họa - Ảnh tư liệu internet)

Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn Nhà nước qui định các vấn đề liên quan đến xây dựng sân golf (qui mô, diện tích, mật độ sân golf trên tổng số dân cư hoặc vùng, lãnh thổ...), đồng thời tiêu chuẩn qui hoạch hiện tại chưa có chức năng sân golf (chỉ có khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí). Thời gian tới, việc chấp thuận đầu tư xây dựng các sân golf sẽ tiếp tục được UBND TP cân nhắc, thận trọng từng dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Trước mắt, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch phối hợp Sở Qui hoạch-Kiến trúc lập qui hoạch chi tiết mạng lưới sân golf trên địa giới hành chính Hà Nội mở rộng; Sở Khoa học-Công nghệ chủ trì các sở, ngành liên quan kiểm tra quá trình kinh doanh sân golf của các chủ đầu tư nhằm kiểm soát vấn đề sử dụng hóa chất, phân bón để kịp thời xử lý; Sở Tài nguyên-Môi trường thực hiện tốt chức năng quản lý đất đai, thẩm tra đánh giá tác động môi trường và nhu cầu sử dụng đất của các dự án dạng này...

Được biết, liên quan 8 sân golf kể trên, tổng diện tích đất của Hà Nội sử dụng cho các dự án khoảng 1.524ha, trong đó diện tích dành riêng xây sân golf theo thống kê chưa đầy đủ (vì một số dự án chưa xác định rõ) chiếm không ít. Cũng theo thống kê chưa đầy đủ (con số chính xác có thể còn nhiều hơn), hàng trăm hecta đất nông nghiệp của Thủ đô đã bị chuyển đổi cho những dự án sân golf này.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã báo cáo Chính phủ tình hình sử dụng đất lúa và dự kiến nhu cầu về loại đất này đến năm 2020. Theo đó, trong giai đoạn từ 2000 - 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm  361.935ha (bình quân mỗi năm giảm gần 51.705ha). Trong đó, đồng bằng sông Hồng giảm 52.047ha, đồng bằng sông Cửu Long giảm 205.366ha. Như vậy, tính riêng hai vựa lúa lớn nhất cả nước, diện tích đất trồng lúa đã giảm 257.413ha, chiếm 71,1% diện tích đất lúa bị giảm.

 

Theo tính toán, với diện tích đất trồng lúa bị mất đi mỗi năm lên đến 51.705ha đã làm thâm hụt sản lượng thóc khoảng 400 - 500 ngàn tấn/năm và ảnh hưởng đời sống, việc làm của ít nhất 100 ngàn hộ nông dân mỗi năm.

 

Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ của một số Bộ, ngành như Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công thương - nhu cầu trưng dụng đất là rất lớn. Cứ với mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa như giai đoạn 7 năm vừa qua (51.705ha/năm) thì đến 2020 quỹ đất lúa chỉ còn lại 3,4 triệu ha. Ngay cả tính đến phương án khai thác thêm 100 ngàn ha đất nhờ đầu tư thuỷ lợi vào vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng khác, quỹ đất lúa cũng chỉ đạt đến con số 3,5 triệu ha.

  • Tràng An Nguyễn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,