221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1086392
Bùng phát “tai xanh”, nông dân khốn khó
1
Article
null
Bùng phát “tai xanh”, nông dân khốn khó
,

 - Đang lúc hạn hán nặng nề, dịch tai xanh bùng phát, người nông dân miền Trung càng thêm khốn khó. Tại nhiều tỉnh phía Nam, dịch heo tai xanh cũng đang lan rộng trước sự lúng túng của chính quyền địa phương.

 

Quảng Trị: Tiêu huỷ heo, dân thêm khốn khó

 

Dì Lê Thị Bưởi (ở thôn Đa Nghi, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) chỉ có 3 con heo trong chuồng. Nhà làm nông, tranh thủ thả thêm lứa heo tiết kiệm mấy đồng ra đồng vào. Nay heo bị dịch tai xanh, một con lợn nái đang có chửa và 2 con lợn thịt phải tiêu huỷ.

 

“Khốn khó lắm chú ạ! Nhà có 2 sào ruộng nhưng không có nước để làm ruộng. Nhờ có mấy con heo để nộp tiền trường cho mấy đứa con thôi. Giờ heo tiêu huỷ, biết khi nào có tiền cho con đi học đây?” - dì Bưởi nói.

 

"Lấy đâu nộp tiền trường cho con?" Ảnh: Hoàng Táo.

Cũng ở thôn Đa Nghi, ông bà Lê Thị Vân và Nguyễn Hữu Đức bị tiêu huỷ 2 con heo. Nhà chỉ có 2 ông bà già 75 tuổi, con cái đều đi làm ăn xa. “Mới thả 2 con heo hơn hai tháng, tiền mua giống gần một triệu. Giờ tiêu huỷ, đền bù được có 800 nghìn“.

 

Bà Vân cho biết thêm, ông Đức đang bị đau mắt, giờ không biết lấy tiền đâu để đi viện chữa. Một kg heo hơi tiêu huỷ, bà con được hỗ trợ 25 nghìn đồng.

 

Trong sáng ngày 14/7, thôn Đa Nghi đã tiêu huỷ hơn 20 con heo. Tất cả các hộ dân nuôi heo ở đây đều là những hộ làm nông nghèo. “Làm nông chỉ đủ ăn thôi. Thả thêm con heo, sau 5 - 6 tháng, một con heo 50 - 60 kg khi được giá cũng được triệu rưỡi, hai triệu”, một người dân cho biết.

 

Một cú kích điện, đau lòng người nuôi. Ảnh: Hoàng Táo.
Nhiều khoản chi tiêu trong gia đình đều trông chờ vào con heo, từ tiền trường, sách vở cho con đến tiền nợ, tiền mua sắm, tiền phân tro... Thêm nữa, heo bị dịch tai xanh, người dân càng không biết làm gì, nuôi gì để kiếm sống.

 

Nhà anh Mữ (thôn Kim Long, xã Hải Quế) có 8 con lợn chuẩn bị xuất chuồng bị tiêu huỷ cả tám. Nhà có 7 khẩu, trong đó có 2 đứa con chuẩn bị nhập học. “Giờ tiền trường cho con không biết xoay ở đâu ra đây?”, anh Mữ băn khoăn.

 

Trong khi đó, nhiều người có heo tiêu huỷ băn khoăn tiền hỗ trợ không biết khi nào mới có. Ông Võ Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hải Lăng cho biết: “Tiền hỗ trợ heo không thể nhận ngày môt ngày hai được”.

 

Chưa kiên quyết dập dịch

 

Ông Đào Văn An, Trạm trưởng trạm thú y Hải Lăng cho biết: “Huyện quyết tâm dập dịch, cách ly, phân vùng dịch ngay trong ngày hôm nay”. Nhiều chốt kiểm soát, ngăn không cho heo di chuyển khỏi vùng dịch đã được lập ra.

 

Cắm biển cấm chuyên chở heo, nhưng chẳng có ai canh. Ảnh: Hoàng Táo.
Tuy nhiên, với cách dập dịch ở Hải Lăng, không biết dịch sẽ hết hay càng lây lan rộng thêm?

 

Ngay cạnh nhà anh Mữ ở trên là nhà chị Hồ Thị Hương. Nhà chị có 8 con heo, nhưng lại được đưa ra khỏi danh sách heo bị tiêu huỷ vì chị Hương cho rằng “heo nhà chị khoẻ rồi, ăn uống bình thường”. Nhà ngay cạnh nhau, chuồng heo ngay cạnh nhau, cùng uống chung nguồn nước, vậy mà nhà có dịch, nhà không (?).

 

Ở nhiều thôn xã khác, nhiều người dân xót heo nên không chịu tiêu huỷ. Chuồng heo có hai con, chỉ bắt một con heo đau. Một con còn lại, lực lượng dập dịch vẫn cho phép người dân được giữ lại trong chuồng với lời "cam kết" của dân "khi heo có triệu chứng đau sẽ báo liền".

Suốt thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, nhiều hộ nuôi heo ở Hải Quế, Hải Dương đã báo với thú y xã về những biểu hiện heo đau. Nhưng người dân chỉ nhận được câu trả lời là sự thờ ơ của thú y xã huyện. Kết luận ban đầu của thú y huyện Hải Lăng về tình trạng heo đau liên tục ở các xã trên là bị tụ huyết trùng, thương hàn, dịch tả.

Mãi đến khi số lượng heo bị bệnh ngày càng nhiều, thú y huyện mới gửi kết quả đi xét nghiệm và nhận được kết quả dương tính với Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản trên heo. Trước đó, người dân đã bán tống bán tháo heo bệnh cho các tư thương từ Thừa Thiên Huế.

 

 

Heo vẫn được chở vô tư trên QL 1A, từ hải Lăng vào Huế. Ảnh: Hoàng Táo.

Ngay trong ngày 13/7, người dân ở Hải Ba và Hải Quế cho biết, nhiều thương lái ở Thừa Thiên Huế đã cho xe ra tận nhà dân để thu mua heo bệnh với giá rẻ.

 

Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị hiện có 51 nghìn con heo, trong đó số nghi nhiễm bệnh heo tai xanh và phải tiêu huỷ đến 17h ngày 14/07 là hơn 4100 con. Trong đó, nguy hại nhất là số heo nái bị nhiễm khá lớn, hơn 800 con. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đàn heo con sau dịch.

 

Số xã bị lây nhiễm đã lên đến 17/20 xã. Những xã bị nặng nhất là Hải Dương, Hải Quế, Hải Thành, Hải Thiện, Hải Thọ… Trong ngày 14/7, huyện Hải Lăng đã tiêu huỷ được 285 con heo bị nhiễm bệnh. Công tác tiêu huỷ sẽ tiếp tục vào ngày 15/7.


Bạc Liêu: Tiêu hủy trên 110 con heo bệnh tai xanh
Sáng ngày 14/7, ông Lâm Trí Thông – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau nhiều ngày theo dõi đàn heo 111 con ở một trại gia súc ở ấp 2, thị trấn Giá Rai (Giá Rai, Bạc Liêu), lực lượng thú y đã quyết định tiêu hủy hết đàn heo vì đã có nhiều mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus gây bệnh tai xanh.

Trại heo này của ông Ngô Văn Minh đang nuôi trong khuôn viên của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Minh Hiếu, trong đó có 10 con heo nái, còn lại là heo 30-40kg/con.

Trong khi đó, bên phía tỉnh Sóc Trăng, không chỉ huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu và Thạnh Trị xuất hiện bệnh heo tai xanh mà những mẫu bệnh phẩm từ đàn heo bị bệnh ở thị trấn Long Phú của huyện Long Phú cũng cho kết quả dương tính với virus heo tai xanh.

Ngày 14/7, Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu đã quyết định tiêu hủy hết đàn heo 111 con ở một trại gia súc ở thị trấn Giá Rai. Nhiều mẫu bệnh phẩm trong đàn heo này đã có kết quả dương tính với virus bệnh tai xanh.


·           
Hoàng Táo - H.S.Đỉnh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,