221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1072226
Hà Nội: 1.001... chính sách tài chính giảm ùn tắc, vẫn tắc!
1
Article
null
Hà Nội: 1.001... chính sách tài chính giảm ùn tắc, vẫn tắc!
,

- Thống kê mới nhất cho thấy 5 tháng qua tại Hà Nội đã xảy hơn 100 tình huống ùn tắc giao thông với nhiều nguyên nhân và hiện Thủ đô vẫn tồn tại 76 nút, tuyến luôn tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc, nhất là giờ cao điểm....

Tuy nhiên, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính cuối tháng 5 vừa qua, UBND TP Hà Nội cho biết đã có khá nhiều cơ chế, chính sách về tài chính được ban hành; nhiều giải pháp, kiến nghị được đề đạt nhằm góp phần hạn chế ùn tắc giao thông. Các chính sách tài chính này bao gồm từ hỗ trợ phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt, xử phạt vi phạm hành chính, thuế, phí, lệ phí... đến các chính sách về đầu tư, tổ chức giao thông, qui hoạch, quản lý.

GT
Giao thông Hà Nội bao giờ mới... "lành" như xưa? (Ảnh: T.A.N)

Cụ thể, từ năm 2003 đến nay, riêng về phát triển xe buýt, UBND TP Hà Nội đã ban hành khoảng 9 Quyết định từ phê duyệt tạm thời đơn giá vận tải hành khách, ban hành qui chế tạm thời, điều chỉnh giá vé đến đấu thầu, đặt hàng dịch vụ...

Theo UBND TP Hà Nội, hệ thống văn bản, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ GTVT còn thiếu và lạc hậu. Đặc biệt, Bộ GTVT chưa ban hành tập định mức kinh tế kỹ thuật đối với hoạt động xe buýt, dẫn đến các địa phương lúng túng, mỗi nơi làm một cách...

Về phí và lệ phí, UBND TP cho biết đã đề nghị mức lệ phí đăng ký phương tiện giao thông lần đầu là 2% ở Hà Nội và TP.HCM, nhưng từ lần thứ hai trở lên đối với đăng ký cùng tên thu 10% và tiếp tục tăng thêm 5% với những lần tiếp theo.

TIN LIÊN QUAN

Bên cạnh đó, lệ phí trước bạ cho chủ xe khi sang tên, đổi chủ được đề nghị giảm khoảng từ 0,5% đến 1% nhằm khuyến khích người sử dụng làm thủ tục sang tên, đổi chủ. UBND TP Hà Nội cho rằng nếu chính sách này được áp dụng sẽ tăng thu lệ phí trước bạ và quản lý chủ xe tốt hơn.

Ngoài ra, UBND TP cũng đề nghị lệ phí cấp biển số nên áp dụng đồng đều vì tiền sản xuất ra 1 bộ biển số như nhau; đề nghị ban hành qui định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí lưu hành thu hàng năm (áp cho từng địa phương) đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ xe tải, xe bán tải và ôtô 12 chỗ trở lên), góp phần tăng thu cho ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị.

Để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mức xử phạt tại Hà Nội và TP.HCM được đề nghị tăng gấp 3 nhằm hạn chế vi phạm, nhất là các lỗi nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc, tai nạn giao thông, mất trật tự đô thị, vệ sinh môi trường...

Trước mắt, UBND TP đề nghị Bộ Tài chính cho Thủ đô áp dụng khung mức phạt tối đa cho một hành vi vi phạm.

Cũng như vậy, kiến nghị với Chính phủ, UBND TP Hà Nội muốn được cho phép có thẩm quyền ban hành các chính sách đặc thù như: chủ động đề xuất giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển giao thông vận tải theo các dự án ưu tiên phù hợp qui hoạch; quyết định mức xử phạt, mức thu phí, lệ phí và các khoản thu có tính chất dịch vụ (không áp dụng khung Pháp lệnh phí, lệ phí hiện hành) riêng với lĩnh vực giao thông.

Thêm nữa, để giảm đáng kể ùn tắc, Thành phố Hà Nội muốn có thẩm quyền mở rộng, đa dạng hóa các biện pháp khuyến khích đầu tư, xã hội hóa trong lĩnh vực giao thông, điểm đỗ (kể cả kêu gọi đầu tư liên doanh với nước ngoài) và đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ kế hoạch di dời các trường đại học và một số bệnh viện lớn của Trung ương ra ngoài khu vực 9 quận nội thành.

Tính đến đầu tháng 6/2008, trên các tuyến đường Thủ đô đã xảy 338 vụ tai nạn giao thông, làm 206 người chết, 175 người bị thương (giảm 106 vụ, 59 người chết, 107 người bị thương so với trước).

Trong đó, số vụ tai nạn nghiêm trọng là 198, làm chết 206 người. Theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, trong khi tai nạn giao thông có chiều hướng giảm thì ùn ứ giao thông tại các tuyến, nút trọng điểm vẫn tiếp diễn phức tạp.

Trong 5 tháng qua tại Hà Nội đã xảy hơn 100 tình huống ùn tắc giao thông với nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông quá lớn, hạ tầng đô thị chưa theo kịp nhu cầu phát triển, việc thi công các công trình giao thông chậm.

Hiện ở Hà Nội còn tồn tại 76 nút, tuyến đường luôn tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc, nhất là giờ cao điểm.

  • Hoàng Huy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,