221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1057733
Lao động xuất khẩu gửi về nước 1,7 tỷ USD/năm
1
Article
null
Lao động xuất khẩu gửi về nước 1,7 tỷ USD/năm
,

 - Đó là con số vừa được Bộ LĐTB&XH công bố. Những năm tới, VN sẽ chủ yếu xuất khẩu lao động có nghề, chấm dứt xuất khẩu lao động phổ thông.

 

Mô tả ảnh.

Lao động VN cần được đào tạo nghề đến nơi đến chốn trước khi tham gia thị trường xuất khẩu lao động Ảnh: HC

Ngày 24/4, tại Hội nghị triển khai Chương trình việc làm và Luật người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ LĐTB&XH tổ chức tại Đà Nẵng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Đại Đồng cho hay, trong 2 năm 2006 - 2007, cả nước đưa được trên 160.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu là lao động nông thôn.

 

Bên cạnh việc  ổn định thị trường xuất khẩu lao động sang Malaysia và Đài Loan, hiện VN đã tăng được thị phần tại các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc; mở thị trường mới ở Trung Đông (U.A.E, Arabia Saudi, Quata…), Macau, Singapore, Úc, Mỹ…; mở lại thị trường Czech, Algeria… và đang xúc tiến mở thêm thị trường ở Bắc và Đông Âu.

 

Theo ông Nguyễn Đại Đồng, trung bình mỗi năm, lực lượng lao động xuất khẩu gửi về nước 1,7 tỷ USD. Nguồn vốn này nếu được định hướng sử dụng tốt sẽ góp phần nhất định cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giải quyết việc làm và tự tạo việc làm không chỉ cho bản thân người đi lao động xuất khẩu mà còn cho nhiều lao động xã hội khác.

 

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cũng xác nhận, hoạt động xuất khẩu lao động vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chậm, chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát, cập nhật với sự thay đổi của thị trường. Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị trường lao động, khả năng tạo việc làm ổn định, bền vững chưa cao.

 

Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu cả về ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các hành vi lừa đảo, thu tiền bất chính của các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.

 

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đại Đồng, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của ngành chức năng lại chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác quản lý Nhà nước về lao động - việc làm còn bất cập; hoạt động tuyên truyền về việc làm, phát triển thị trường lao động còn yếu, hiệu quả chưa cao…

 

Để đạt mục tiêu đến năm 2010 đưa 400.000 - 500.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ LĐTB&XH đang đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động VN và triển khai đưa lao động sang các thị trường đòi hỏi lao động có kỹ thuật cao.

 

Trong đó, chủ yếu sẽ lựa chọn số lao động có nghề, giảm dần và tiến tới chấm dứt xuất khẩu lao động phổ thông nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước ngoài. Đồng thời tập trung vào công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp… cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề hình thành một số trung tâm đào tạo thực hiện thí điểm chương trình đào tạo nghề, ngoại ngữ phục vụ xuất khẩu lao động.

 

Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động, doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu lao động, Bộ LĐTB&XH cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu tăng mức cho vay xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lao động thuộc diện chính sách xã hội, hộ nghèo, người dân tộc; cung cấp miễn phí tài liệu giáo dục định hướng cho 100% lao động xuất khẩu; hỗ trợ rủi ro cho thân nhân lao động đi làm việc ở nước ngoài bị chết, bị tai nạn phải về nước trước thời hạn…

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,