Theo khảo sát mới nhất mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN (gọi tắt Hội BVNTD VN) công bố sáng 23/4 tại hội nghị góp ý quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MBH cho người đi xe mô tô, xe gắn máy do Bộ Khoa học & Công nghệ chủ trì,
MBH thời trang xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố tại TP.HCM. |
MBH giả, không đạt tiêu chuẩn vẫn tràn ngập ngoài thị trường, lẩn tránh sự kiểm soát về chất lượng của cơ quan chức năng. Gần như số MBH mà Hội BVNTD VN thu thập làm mẫu thử nghiệm đều không có địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất ghi “địa chỉ ma”. Đáng lo ngại là gần như toàn bộ MBH không công bố hợp chuẩn vẫn có tem chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng.
Hội BVNTD VN đã phát hiện nhiều trường hợp giả mạo nhãn hiệu của nhiều nhà sản xuất MBH rất “tinh vi”. Cụ thể, nhãn hiệu MBH Protect đã bị làm giả không khác gì hàng chính hãng nhưng không ghi tên và địa chỉ nhà sản xuất. Còn nhãn hiệu
Đặc biệt, trong đợt thu thập mẫu, Hội BVNTD VN phát hiện nhãn hiệu MBH Vithyco ghi nhà sản xuất Long Huei mặc dù nhà sản xuất này không đăng ký nhãn hiệu Vithyco. Không lâu sau đó, Hội BVNTD VN phát hiện thêm nhãn Vithico kèm địa chỉ của nhà sản xuất Việt Thi. Thế nhưng trên thực tế, Việt Thi không nằm trong danh sách các nhà sản xuất MBH hợp chuẩn.
Hiện tại, việc các nhà sản xuất hợp pháp không áp dụng biện pháp ghi nhãn theo tiêu chuẩn VN đã tạo điều kiện cho nhà sản xuất lậu mặc sức tung hoành.
Theo đại diện Hội BVNTD VN, hầu hết cách ghi nhãn của các nhà sản xuất không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn. Lẽ ra, nhãn hiệu trên vỏ mũ và các bộ phận bên trong phải ghi bằng dấu nổi hoặc bằng mực không phai, sao cho các dấu không bị xóa trong quá trình sử dụng. Nhưng thực tế, nhà sản xuất chỉ in trên giấy rồi dán lên mũ. “Làm như vậy có thể dẫn đến nhãn bong tróc hoặc bị thay thế dễ dàng. Cách quản lý nhãn phù hợp tiêu chuẩn còn rất nhiều sơ hở”- đại diện Hội BVNTD VN nói.
Chuẩn chưa rõ, hàng “dỏm” mặc sức tung hoành
Hiện nay, vẫn chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cho MBH được áp dụng. Lợi dụng thời điểm “tranh tối, tranh sáng”, các doanh nghiệp (DN) sản xuất MBH tập trung nhiều hơn vào việc cải tiến kiểu dáng và tính tiện dụng của MBH cho phù hợp với thời trang và điều kiện thời tiết, môi trường hơn là chú trọng đến tính an toàn.
Nhiều loại MBH có hình dáng như mũ cối, mũ rộng vành, mũ cao bồi, mũ bọ hung… xuất hiện tràn ngập trong các cửa hàng và các sạp bán ở lề đường. Không ai có thể trả lời chất lượng của những loại mũ như thế ra sao.
Mạnh ai nấy làm
Theo KS Nguyễn Trí, hiện nay không có quy định về hình dáng bên ngoài cho MBH nên việc Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM không cho công bố chất lượng vì hình dáng không đảm bảo là không hợp lý. “MBH không nên quan tâm đến dạng hình cầu hay có vành, nhựa mềm hay nhựa cứng. Thực tế, nhiều loại MBH thời trang được Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 kiểm định vẫn đạt yêu cầu”- KS Trí nói.
Chất lượng MBH đang bị thả nổi. (Ảnh: Trần Duy).
Do chưa có quy chuẩn mới phù hợp với tình hình thực tế nên mỗi nơi áp dụng mỗi khác. Một chủ doanh nghiệp thắc mắc: “Tại sao ở nhiều đơn vị khác không quy định chỉ tiêu hóa học ảnh hưởng đến da và tóc mà ở TP.HCM lại quy định chỉ tiêu này?”. Theo doanh nhân này, cần phải có sự thống nhất. Nếu không có quy định thì nên hủy bỏ.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Chi cục Đo lường chất lượng TP.HCM cũng yêu cầu phải có nghiên cứu khoa học để đưa ra quy chuẩn rõ ràng về chất liệu nhựa. Vì trên thực tế, lúc kiểm tra, loại nhựa dùng sản xuất MBH đạt yêu cầu nhưng chỉ 3-4 tháng sau đã giãn nở. Người tiêu dùng không nhận thấy điều này nên cứ thế đội cả năm trời và hoàn toàn yên tâm với chất lượng MBH.
Theo Hội BVNTD VN, khảo sát của Hội cho thấy 83% MBH có dán nhãn công bố phù hợp tiêu chuẩn song thực tế qua thử nghiệm lại không đạt yêu cầu. Điều này cho thấy cơ quan chức năng cần sớm quy định phương thức quản lý khác cho phù hợp với tình hình, quy mô sản xuất và ý thức của các nhà sản xuất MBH hiện nay của VN.
-
Trần Duy