221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1055281
"Tai xanh" lây lan vì thương lái, đừng hỏi ngành thú y?!
1
Article
null
'Tai xanh' lây lan vì thương lái, đừng hỏi ngành thú y?!
,

 – Dịch heo tai xanh lây lan ở Nghệ An với tốc độ chóng mặt. Đến thời điểm hiện tại, đã có 35 xã thuộc 7 huyện, thành bị nhiễm bệnh. Đứng trước tình hình đó, UBND tỉnh Nghệ An đã có nhiều công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp, Chi cục Thú y tìm mọi cách để ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh.

Tuy nhiên, vấn đề ngăn chặn dịch lây lan đối với ngành thú y là “bất khả kháng”?

Nhân viên kiểm dịch: "Đành chịu"

Ông Nguyễn Thế Độ (Chi cục trưởng Chi cục thú y Nghệ An). Ảnh: Hoàng Sang.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thế Độ (Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Nghệ An) khi trao đổi với PV VietNamNet. Cũng theo ông Độ, sở dĩ tình trạng dịch heo tai xanh lây lan một cách quá nhanh là do sự lơ là, mất cảnh giác của chính quyền cấp xã.

- Thưa ông, đến thời điểm hiện tại, đã có 35 xã thuộc 7 huyện, thành trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị nhiễm dịch heo tai xanh. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính?

- Nguyên nhân chính vẫn là do nguồn lợn vận chuyển từ các địa phương có dịch như Hà Tĩnh, Thanh Hóa sang địa bàn Nghệ An.

Trước thời điểm mà Nghệ An chưa phát dịch, giá lợn hơi vẫn còn rất cao. Trong khi đó, người dân ở các địa bàn ngoại tỉnh có ổ dịch đã bán tống, bán tháo đàn lợn với giá rẻ. Lái lợn nhận thấy đây là thời điểm kiếm tiền nên đã đổ xô đi mua về bán tại Nghệ An. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng ổ dịch heo tai xanh xuất hiện ở Nghệ An.

- Như vậy, phải chăng công tác kiểm dịch của nhân viên trạm kiểm dịch chưa tốt, thưa ông?

- Chưa hẳn là như thế. Ngay từ những ngày chưa phát dịch, chúng tôi đã có công văn yêu cầu các trạm thú y ở các huyện và trạm kiểm dịch tăng cường công tác tuyên truyền, tham mưu và kiểm tra.

Tuy nhiên, do lực lượng thì quá mỏng nên công tác kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như nếu lực lượng kiểm dịch trạm phía Nam làm tốt, lái lợn sẽ tìm cách vận chuyển qua các đường tiểu nghạch. Vì lợi nhuận, họ bất chấp tất cả.

Cũng cần nói thêm rằng, quyền hạn của nhân viên kiểm dịch là rất hạn chế. Nhân viên của chúng tôi không được phép dừng xe. Nếu có nguồn tin từ cơ sở báo về là có phương tiện đang trên đường vận chuyển lợn dịch, chúng tôi phải báo cáo với lực lượng liên ngành (công an- PV) để phối hợp xử lý. Thậm chí, nếu nguồn tin không chính xác, nhân viên của trạm kiểm dịch còn phải xin lỗi lái xe.  

Xe chở lợn dịch đi qua, ngành thú y cũng đành bất lực? (ảnh chụp tại Nghệ An khi dịch đang bùng phát ở tỉnh này đầu tháng 4/2008). Ảnh: Hoàng Sang.

- Chúng tôi đã từng chứng kiến những đoàn xe bịt kín, đi vào địa bàn Nghệ An mà không gặp phải trở ngại nào. Nếu trong xe vận chuyển lợn dịch thì dĩ nhiên là hàng trăm con lợn dịch đã “ồ ạt” lây nhiễm sang địa bàn Nghệ An. Ông lý giải thế nào về việc này?

- Tôi đã nói rồi đó thôi. Chúng tôi không đủ quyền hạn và chức năng dừng xe mà. Đành chịu!

Trách nhiệm thuộc về … cấp xã?

- Nhiều hộ chăn nuôi đã khóc tức tưởi: Giá như chính quyền, cơ quan chức năng cảnh báo trước về cơn đại dịch này và có phương pháp đối phó thì họ đã không phải chịu cảnh trắng tay như thế này. Ông có bình luận gì không?

- Cái này thuộc trách nhiệm của xã. Chúng tôi đã cho người về các trạm thú y ở huyện để họ hướng dẫn, tham mưu. Tuy nhiên, một số xã lại quá lơ là, chủ quan trong công tác phòng dịch. Chính quyền xã là đơn vị trực tiếp triển khai phòng chống dịch mà.

- Để dịch phát tán mạnh ở Nghệ An, phải chăng công tác dự báo về khả năng bùng phát dịch bệnh cũng như tiêm phòng cho gia súc chưa tốt?

- Tôi muốn nhắc lại, nguyên nhân dẫn đến việc đàn heo dịch bùng phát ở Nghệ An là do thương lái vận chuyển heo từ vùng có dịch sang. Một khi dịch đã phát thì đành bất lực. Hiện, chúng tôi chưa có loại vắc-xin nào để chống dịch heo tai xanh cả. Vắc-xin này phải nhập từ nước ngoài về. Vì nguồn vắc-xin không có nên phải phụ thuộc vào Cục Thú y (Bộ Y tế).

- Vâng, xin cảm ơn ông!

  • Hoàng Sang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,