221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1055303
14.400 tỉ đồng để "đòi lại" hành lang Quốc lộ 1
1
Article
null
14.400 tỉ đồng để 'đòi lại' hành lang Quốc lộ 1
,

 - Cục Đường bộ, Bộ GT-VT vừa ra quân thí điểm thực hiện cưỡng chế giải tỏa dứt điểm các công trình trong phạm vi 5-7m đã được đền bù trên tuyến Quốc lộ 1, khu đoạn từ Đà Nẵng đến Nha Trang và khu đoạn Hà Nội- Ninh Bình. Các khu đoạn còn lại sẽ đồng loạt ra quân trong tháng 4 này. Tổng kinh phí cho việc đòi lại hành lang an toàn trên toàn tuyến Quốc lộ 1 vào khoảng 14.400 tỉ đồng.

Cục Đường bộ đã chỉ đạo các Khu Quản lí đường bộ (KQLĐB) cùng chính quyền các địa phương làm lễ ra quân cưỡng chế , cụ thể:

KQLĐB II (Hà Nội-Ninh Bình: ngày 14/4 tại Hà Nam

KQLĐB IV (Vinh-Huế): ngày 17/4 tại Huế.

KQLĐB V (Đà Nẵng-Nha Trang): ngày 11/4 tại Bình Định.

KQLĐB VII (Bình Thuận-TP.HCM): ngày 22/4 tại Đồng Nai.

Chiến dịch này nằm trong giai đoạn II của kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856 QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2006.

Trước đó, từ 1/1 đến quý II/2008, việc "tổ chức tuyên truyền, vận động các đơn vị, cá nhân tự nguyện tháo dỡ các công trình vi phạm trên đất hành lang an toàn đường bộ đã được đền bù xử lí" thuộc giai đoạn I của kế hoạch này đã được thực hiện.

Số tiền này sẽ được lấy từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, "ngốn" nhiều nhất là chi cho việc giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi 5-7m và việc xóa bỏ các đường đấu nối trái phép vào Quốc lộ từ nay đến năm 2010, khoảng 14.300 tỉ đồng.

Theo thống kê từ các Khu quản lí đường bộ, hiện trên tuyến Quốc lộ 1 từ Hà Nội vào TP.HCM có trên 77 nghìn vụ vi phạm. Trong đó, riêng khu đoạn từ Ninh Thuận vào Tp.Hồ Chí Minh đã chiếm 1/2 số vụ với 35.424 vụ vi phạm.

Trả lời báo chí, ông Ngô Quang Đảo, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân mang tính "lịch sử": khi thi công đường, các đơn vị thi công chỉ giải phóng 1 hoặc 2 mét để lấy chỗ cho thi công vì kinh phí ít. Cũng có nguyên nhân từ thẩm quyền cấp đất của chính quyền địa phương.

Và dù đã nhiều nơi thu hồi, xử lí nhưng tình trạng tái lấn chiếm diễn ra khá phổ biến.

Mô tả ảnh.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ, ông Ngô Quang Đảo (Ảnh: Chí Hiếu)
Để giải quyết tình trạng tái lấn chiếm, Cục Đường bộ cho hay, sau đợt cưỡng chế này, Cục sẽ bàn giao cho chính quyền địa phương quản lí. Cục chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra, nếu phát hiện tái vi phạm sẽ yêu cầu địa phương xử lí, kinh phí xử lí tái lấn chiếm sẽ do người vi phạm bỏ ra.

Việc mở đường ngang dân sinh đấu nối vào quốc lộ, dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông và xuất hiện nhiều điểm đen giao thông diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này, Cục Đường bộ cũng đã có quy định lập quy hoạch đấu nối vào Quốc lộ, trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét.

"Nhưng đến thời điểm này, mới chỉ có 27/64 tỉnh, thành phố lập quy hoạch này. Thậm chí, nhiều địa phương chưa chịu lập quy hoạch, để dân tự ý mở đường ngang đấu nối, tai nạn nhiều, địa phương lại "kêu" lên Cục và xin kinh phí của Cục để giải quyết!

Nếu đòi lại được hành lang an toàn giao thông đường bộ, tôi tin chắc tai nạn giao thông sẽ giảm đáng kể"- Ông Đảo khẳng định.

  • Chí Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,